Tổng thống Trump: Nga muốn Mỹ trợ giúp kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 28/10, nói Nga bày tỏ mong muốn nhận được trợ giúp kinh tế từ Mỹ, ngoài ra ông ca ngợi hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
“Tôi đã có một cuộc gặp tuyệt vời với ông Vladimir Putin, cuộc gặp tuyệt vời. Tôi đã nói về tất cả mọi thứ, chúng tôi sẽ làm rất tốt. Và đừng quên – Nga muốn chúng ta trợ giúp về kinh tế. Chúng ta đã tạo ra sự giàu có đến như vậy. Tôi đã làm thực sự rất tốt – 11,7 nghìn tỷ USD. Nga muốn chúng ta tham gia. Tất cả mọi người đều muốn có sự giúp đỡ của chúng ta” – Tổng thống Mỹ nói tại một buổi vận động ở bang Illinois, Mỹ, theo Sputnik.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Sau khi nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, Tổng thống Trump đã gặp Tổng thống Putin vài lần bên lề các sự kiện quốc tế. Hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin diễn ra lần đầu ngày 16/7/2018. Trong hội nghị, hai lãnh đạo có cuộc đối thoại trực tiếp và một phiên họp mở rộng với sự tham gia của hai phái đoàn. Tổng thống Trump và Tổng thống Putin qua đó thảo luận về khủng hoảng tị nạn Syria, tình hình Ukraine và không phổ biến vũ khí hạt nhân, cùng một số vấn đề khác.
Ông Trump đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội từ cả các chính trị gia Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ vì bài phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, khi ông chấp thuận lời phủ nhận của Matxcơva về cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Giới chức trách Mỹ đã điều tra những cáo buộc liên quan đến khả năng thông đồng giữa đội chiến dịch của ông Trump với Nga, cho rằng Matxcơva can thiệp vào quá trình bầu cử để giúp ông Trump chiến thắng ứng cử viên Đảng Dân chủ lúc bấy giờ là bà Hillary Clinton. Nga liên tục phủ nhận các cáo buộc.
Video đang HOT
Theo Sputnik, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga xấu đi sau khi hai nước bất đồng về khủng hoảng Ukraine. Mỹ áp dụng nhiều vòng trừng phạt chống lại Nga sau khi Crưm tổ chức một cuộc trưng cầu năm 2014, trong đó phần lớn cư dân chọn tái thống nhất với Nga.
Theo một khảo sát do Phòng thương mại Mỹ tại Nga thực hiện hồi tháng 4, phần lớn công ty Mỹ cảm thấy tích cực về công việc tại Nga, dù Washington áp các lệnh trừng phạt. Điều tra tiết lộ gần 70% doanh nghiệp Mỹ có ý định bắt đầu dự án mới tại Nga năm 2019, gần 90% có kế hoạch hoặc tăng cường đầu tư tại Nga hoặc ít nhất duy trì những đầu tư này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 24/10 nói các phương diện phát triển mối quan hệ kinh tế Nga – Mỹ tốt hơn vẻ bề ngoài. “Tôi muốn xác nhận giới doanh nghiệp cả hai nước tiếp tục quan tâm đến mở rộng hợp tác và ít nhất tiếp tục tương tác chiều sâu,… bao gồm các đơn vị khởi nghiệp, ngành hàng không và dược phẩm” – ông trả lời Channel One của Nga.
Tháng 8/2018, công ty đánh giá Fitch nói kinh tế Nga đã vượt qua dễ dàng các phương pháp trừng phạt Bộ Tài chính Mỹ đưa ra hồi tháng 4. Công ty này dự đoán tăng trưởng GDP Nga sẽ đạt 1,8% năm 2018, trước khi chậm lại còn 1,5% năm 2019.
(Nguồn: Sputnik)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Phi đội chiến cơ Israel lảng vảng gần không phận Syria, dè chừng 'rồng lửa' S-300
Chuyến bay do thám trên bầu trời Lebanon, ngay sát không phận Syria của phi đội chiến cơ Israel, cho thấy động thái dè chừng của không quân nước này sau khi Syria được Nga trang bị tổ hợp S-300.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn một số nguồn tin cho biết hôm 8/10 một phi đội gồm 4 máy bay chiến đấu F-16 của Israel đã xuất hiện trên bầu trời Lebanon, gần không phận Syria, nhưng không có dấu hiệu xâm phạm. Phi đội này quay trở về sau khi kết thúc chuyến do thám.
Phi đội máy bay F-16 của Israel được cho là đã bay tới gần không phận Syria. (Ảnh minh họa: UPI)
Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Israel đang căng thẳng kể từ khi trinh sát cơ Il-20 của Nga bị bắn hạ đêm 17/9, Matxcơva tuyên bố nối lại thỏa thuận cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Syria vốn bị gián đoạn từ năm 2010.
Các chuyên gia quân sự Nga nhận định, việc Nga triển khai S-300 tới Syria, là động thái kiềm chế những cái đầu nóng từ Israel và hạn chế những hành động xâm nhập không phận Syria bất hợp pháp. Không quân Israel trước khi có ý định "dòm ngó" lãnh thổ Syria sẽ phải hết sức thận trọng.
Hôm 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết việc Nga cung cấp S-300 cho quân đội Syria là để Damascus tăng cường hệ thống phòng thủ. Tới ngày 2/10, ông Shoigu báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin rằng các hệ thống đã được hoàn tất chuyển giao cho Syria.
"Chúng tôiđã hoàn thành việc cung cấp S-300 cho quân đội Syria. Các khí tài khác cung cấp cho Syria bao gồm 49 đơn vị thiết bị quân sự như radar, xe điều khiển và bốn bệ phóng", ông Shoigu nói trong cuộc họp được phát sóng trên kênh truyền hình Russia 24 TV.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 tối tân của Nga có khả năng đánh chặn các cuộc không kích trong phạm vi 250 km và bắn trúng nhiều mục tiêu trên không, với tốc độ nhanh và phát ra tiếng ồn thấp. Thông số kỹ thuật của S-300 theo nhà sản xuất Almaz-Antey cung cấp thì tổ hợp này có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km đối với máy bay ném bom chiến lược, 70-200 km với máy bay chiến thuật, 60 km với máy bay trực thăng, 40-80 km với UAV và tên lửa hành trình ở cự ly 60 km với góc bao quát 360 độ.
S-300 từ lâu đã được biết đến là khắc tinh đối với tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ.
(Nguồn: VOPT)
SONG HY
Theo VTC
Nga 'tặng' Syria 3 tổ hợp phòng không S-300 tối tân cùng hơn 300 tên lửa Nga chuyển giao miễn phí cho Syria 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PM cùng 24 xe bệ phóng, TASS dẫn một nguồn tin ngoại giao hôm 8/10 cho hay. "Vào ngày 1/10, 3 tổ hợp phòng không S-300PM với mỗi tiểu đoàn đi kèm 8 xe bệ phóng được đã được chuyển tới Syria. Các tổ hợp này trước đây từng...