Tổng thống Trump chấm dứt thỏa thuận ưu đãi thương mại với Ấn Độ
Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đang chuẩn bị mở ra mặt trận mới trong chiến tranh thương mại khi tuyên bố ngừng thỏa thuận ưu đãi thương mại với Ấn Độ, hiện đang cho phép 5,6 tỉ USD hàng hóa nhập khẩu miễn thuế vào Mỹ.
“Tôi phải hành động do sau nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền Mỹ và Ấn Độ, chúng tôi đã xác định rằng, Ấn Độ không thể đảm bảo với Mỹ rằng họ sẽ cung cấp một sự điều kiện hợp lý để cho chúng tôi tiếp cận thị trường Ấn Độ”, Tổng thống Trump viết trong một bức thư gửi lên quốc hội vào hôm 5-3.
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc vì vấn đề thuế quan. Giới chức thương mại Mỹ cho biết, sẽ mất 60 ngày để quyết định trên đi vào hiệu lực kể từ khi nó được thông báo với quốc hội và chính quyền Ấn Độ.
Tổng thống Trump quyết tâm thay đổi viễn cảnh thương mại của Mỹ
Ấn Độ được cho là nước được hưởng lợi lớn nhất từ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) ra đời từ những năm 1970. Đây là hệ thống ưu đãi về thuế quan của các nước công nghiệp phát triển dành cho một số mặt hàng nhất định nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Anup Wadhawan khẳng định, lợi ích thực tế của Ấn Độ chỉ là khoảng 190 triệu USD mỗi năm: “Chúng tôi đang thảo luận với Mỹ. Dựa vào mối quan hệ thân thiết đang có, chúng tôi không đề cập đến các biện pháp đáp trả thuế quan. Trong 3700 mặt hàng của GSP, Ấn Độ chỉ sử dụng đặc quyền đối với 1784 mặt hàng”.
Mặc dù động thái mới của Mỹ không gây ra ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế nhưng nó lại có thể gây ra sự mất tín nhiệm đối với đảng cầm quyền của Thủ tướng Narenda Modi trước khi cuộc bầu cử ở Ấn Độ diễn ra trong một vài tháng tới.
Môi quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ cũng xấu đi nghiêm trọng sau khi Ấn Độ ban hành luật thương mại điện tử mới nhằm hạn chế các tập đoàn bán lẻ lớn của Mỹ như Walmart và Amazon thâm nhập thị trường này.
Theo ANTD
Nữ thượng nghị sỹ gốc Ấn tuyên bố tranh cử tổng thống Mỹ
Ngày 21/1, Thượng nghị sỹ Mỹ gốc Ấn Độ Kamala Harris đã tuyên bố ra tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2020 để có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
Bà Kamala Harris. (Nguồn: Houston Chronicle)
Trên một chương trình truyền hình quốc gia, bà Harris đã công bố một video về chiến dịch tranh cử trên mạng xã hội, trong đó bà kêu gọi "đấu tranh cho các giá trị của nước Mỹ."
Bà Harris, tự mô tả mình là "nhà tranh đấu" cho người dân Mỹ, nhấn mạnh: "Công chúng Mỹ muốn một nhà tranh đấu và họ muốn một ai đó sẽ đấu tranh quyết liệt cho họ chứ không phải dựa trên lợi ích bản thân, và tôi sẵn sàng làm điều đó."
Bà kêu gọi tăng cường sự đoàn kết, khẳng định đoàn kết chính là sức mạnh.
Bà Kamala Harris được bầu làm thượng nghị sỹ năm 2016, trở thành người Mỹ gốc Ấn đầu tiên và là phụ nữ da màu thứ hai nắm giữ vị trí này trong lịch sử nước Mỹ.
Bà tự gọi mình là nhà vô địch của các hộ gia đình trung lưu "sống bằng tiền lương" và lên án tình trạng cảnh sát bạo lực và hạ sát người da màu không có vũ khí.
Bà sẽ vận động tranh cử dựa trên chương trình nghị sự về hệ thống y tế công cộng, cung cấp bảo hiểm y tế của chính phủ cho tất cả mọi người và cắt giảm mạnh thuế cho tầng lớp trung lưu.
Bà là người ủng hộ quyền nhập cư và vận động để bảo vệ các quyền của nữ giới.
Bình luận về tình trạng đóng cửa một phần chính phủ, bà Harris chỉ trích Tổng thống Trump "đang bắt người Mỹ làm con tin liên quan đến dự án vô nghĩa được gọi là một bức tường," đồng thời cho rằng dự án xây tường ngăn cách biên giới với Mexico là "hoàn toàn vô trách nhiệm."
Trên lộ trình vào Nhà Trắng, bà Harris trước tiên phải vượt qua rất nhiều đối thủ trong đảng để được chọn là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong năm tới.
Trong số này có nữ nghị sỹ Tulsi Gabbard, người theo đạo Hindu đầu tiên được bầu vào Quốc hội Mỹ, thượng nghị sỹ bang Massachusetts Elizabeth Warren, thượng nghị sỹ bang New York Kirsten Gillibrand và cựu Bộ trưởng Phát triển Nhà ở và Đô thị Mỹ Julian Castro./.
Theo VietNam
Pakistan cam kết xử lý các nhóm chiến binh trú ẩn trên lãnh thổ Trong bối cảnh phải chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế sau khi xảy ra vụ đánh bom xe tại Kashmir, một quan chức cấp cao Pakistan vừa cho biết họ có kế hoạch xử lý các nhóm chiến binh đang hoạt động trên lãnh thổ nước này. Pakistan chịu áp lực phải xử lý các nhóm chiến binh hoạt động trên...