Tổng thống Trump bị tấn công ở ’sân nhà’
Sau nhiều tháng phát động một cuộc chiến “phía sau hậu trường” chống lại chính sách thuế “gây hấn” của Tổng thống Donald Trump đối với một số quốc gia, hơn 60 tập đoàn công nghiệp Mỹ đã “liên thủ”, công khai “tuyên chiến” với ông Trump.
Các công ty công nghệ đã liên kết để chống lại Tổng thống Trump. Ảnh: Financial Post.
Kim Jong-un đề nghị có thêm cuộc gặp mặt với Donald TrumpTrái lời TT Trump, Mỹ chuẩn bị điều động thêm quân tới châu Âu
Liên minh mang tên Americans for Free Trade (Những người Mỹ ủng hộ tự do thương mại) ra đời sau khi ông Trump lại sử dụng tới “vũ khí thuế quan”.
“Rất nhiều nhóm lợi ích khác nghĩ rằng họ sẽ không đi xa tới mức này, nhưng tác động bề mặt của chính sách thuế quan cuối cùng đã khiến mọi người phải thốt lên: “quá đủ rồi”, Nicole Vasilaros, nhà vận động chính sách hàng đầu của Hiệp hội Các nhà sản xuất thiết bị hàng hải quốc gia (NMMA), nói. Theo Reuters, một số thành viên của NMMA, chuyên sản xuất các loại tàu bè, động cơ máy thủy… đang cân nhắc phương án sa thải bớt nhân công vì chi phí sản xuất nay đã tăng 35%.
Ông Trump đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, hầu hết là máy công nghiệp và linh kiện điện tử trung gian, ví dụ như thiết bị bán dẫn.
Video đang HOT
Một danh sách dự kiến đánh thuế mới với 200 tỷ USD sẽ nhắm tới hàng tiêu dùng, và một lời đe dọa đánh thuế tiếp 267 tỷ USD về cơ bản là “phủ sóng” toàn bộ các mặt hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ. Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa trả đũa, nhắm tới các công ty Mỹ đang hoạt động tại nước này.
Trong liên minh thương mại mới hình thành, có những công ty thuộc hàng lớn nhất nước Mỹ. Trong số này, có viện Dầu mỏ Mỹ, đại diện cho các hãng dầu mỏ lớn nhất như Exxon Mobil Corp và Chevron Corp, và Hiệp hội các nhà lãnh đạo Công nghiệp bán lẻ, với các tên tuổi như Target Corp và Autozone Inc.
“Đã có rất nhiều việc xảy ra trong 8 tháng qua để chứng tỏ cho ngài tổng thống và chính quyền của ông ta thấy được thuế quan không phải là biện pháp tốt. Quan điểm của chúng tôi là chưa quá muộn (để thay đổi)”, Dean Garfield, giám đốc điều hành của Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin, tổ chức bao gồm các thành viên như hãng Microsoft, Alphabet Inc (công ty mẹ của Google) và hãng Apple, nói.
Liên minh Americans for Free Trade ra đời sau cuộc gặp của lãnh đạo một số ngành công nghiệp. Sự kiện do Liên đoàn Bán lẻ quốc gia (NRF), với các thành viên như Amazon, Macy’s Inc và Walmart Inc, tổ chức.
Gần như có đủ các thành phần của nền kinh tế Mỹ tham gia”, ông David French, nhà vận động chính sách hàng đầu của NRF, nói.
Nhóm sẽ nhắm tới các thành viên của đảng Cộng hòa trong quốc hội ở 5 tiểu bang Ohio, Pennsylvania, Illinois, Indiana và Tennessee, thúc giục họ thảo luận các vấn đề thương mại trên diễn đàn lưỡng viện. Liên minh dự kiến mở rộng phạm vi tới 12 bang cho đến thời điểm cuối năm.
Các thành viên lưỡng viện Mỹ đã thất bại trong việc làm chậm lại tiến trình thực thi các biện pháp bảo hộ và rất ít người công khai chỉ trích do lo sợ chọc giận tổng thống và đảng Cộng hòa.
Theo Tiền Phong
WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mại
Những lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thêm các lệnh trừng phạt thuế với hàng hóa Trung Quốc đã trở thành chủ đề thảo luận của các nhà lãnh đạo tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN đang diễn ra tại Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam ngày 12/9 (Ảnh: AFP)
Theo AFP, căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đã gây ra những tác động trên phạm vi toàn cầu. Chủ đề này cũng được các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, khu vực với nhiều nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, theo dõi sát sao nhằm tìm ra phương án ứng phó và giành được lợi ích tốt nhất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã có động thái đáp trả tương xứng đối với Washington. Chưa dừng lại, ông Trump tuần trước tiếp tục tuyên bố sẽ tăng thuế để đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ "sớm" thực hiện động thái này.
Theo AFP, cuộc chiến thương mại ngày càng "nóng" giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là một chủ đề được quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), diễn ra từ 11-12/9 tại Hà Nội. Lãnh đạo của các quốc gia Đông Nam Á và lãnh đạo các doanh nghiệp đều tham gia sự kiện quan trọng này.
Ông Fred Burke, đối tác quản lý tại hãng luật Baker McKenzie ở Việt Nam, cho rằng các nước ASEAN đang xem căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là điều có lợi cho họ vì điều đó đồng nghĩa với việc các công ty sẽ chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á trong bối cảnh hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế.
Trước đó, giá nhân công tăng lên tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm đến các thị trường mới như Việt Nam và Campuchia - nơi giầy Adidas, áo H&M và điện thoại Samsung được sản xuất với giá rẻ. Chiến tranh thương mại đã đẩy nhanh tiến trình này, thậm chí một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng chuyển cơ sở tới Đông Nam Á để sản xuất các mặt hàng từ phụ kiện xe đạp cho tới đệm nằm để tránh các lệnh áp thuế mới của Mỹ.
Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á, song một số chuyên gia cảnh báo tác động về lâu dài của cuộc chiến này có thể không thực sự lạc quan.
"Có ý kiến quan ngại rằng chủ nghĩa bảo hộ không tốt đối với châu Á vì đây là khu vực trông cậy rất lớn vào hoạt động xuất khẩu, do vậy bất kỳ động thái nào dẫn đến sự gia tăng về rào cản thương mại đều không tốt", ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế về châu Á Thái Bình Dương tại hãng nghiên cứu IHS Markit, nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, nhà báo kinh tế Sri Jegarajah của CNBCcho rằng mối đe dọa từ cuộc xung đột thương mại toàn cầu đã tác động tới triển vọng phát triển của các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Singapore và Malaysia.
Theo báo cáo của WEF, giá trị thương mại của ASEAN đã tăng gần 1 nghìn tỷ USD từ năm 2007-2014 do sự tham gia tích cực của cả khối vào quá trình tự do hóa thương mại, ngược lại với các chính sách của Tổng thống Trump. Ông Trump từng rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi nhậm chức tổng thống.
Phát biểu tại phiên khai mạc ngày 12/9 của WEF, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh hội nhập kinh tế sâu rộng trong khuôn khổ ASEAN là điều kiện quan trọng cho cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4. Theo ông, ASEAN sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác để tăng cường hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ mặc dù hệ thống này đang gặp nhiều thách thức.
Thành Đạt
Theo Dantri/AFP
Ông Trump "chơi tới bến" với Trung Quốc? Ngày 7-9, Tổng thống Donald Trump cảnh báo ông đã sẵn sàng áp đặt mức thuế mới lên gần như tất cả những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 267 tỉ USD. Theo hãng tin Reuters, vài giờ sau khi giai đoạn bình luận công khai về danh sách đánh thuế 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc kết...