Tổng thống Putin ra lệnh tập trận răn đe hạt nhân chiến lược
Tổng thống Vladimir Putin ngày 29/10 ra lệnh cho quân đội Nga tiến hành một cuộc tập trận răn đe hạt nhân chiến lược mới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS).
“Hôm nay chúng ta đang tiến hành một cuộc tập trận khác của lực lượng răn đe chiến lược. Chúng ta sẽ phân công các quan chức kiểm soát việc sử dụng vũ khí hạt nhân bằng các vụ phóng tên lửa đạn đạo và hành trình thực tế”, Tổng thống Putin phát biểu.
Theo hãng tin TASS, Tổng thống Putin đã giám sát cuộc diễn tập từ trung tâm tình huống của Điện Kremlin thông qua trực tuyến.
Ông Putin cho biết Nga sẽ không tham gia bất kỳ cuộc chạy đua vũ trang nào nhưng Moscow cần có lực lượng hạt nhân sẵn sàng hành động. Lực lượng răn đe chiến lược bao gồm các lực lượng tấ.n côn.g và phòng thủ chiến lược.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh bộ 3 hạt nhân vẫn là đảm bảo đáng tin cậy cho an ninh và chủ quyền của Nga, giúp duy trì “sự ngang bằng về hạt nhân và sự cân bằng quyền lực trên thế giới”.
Nga bắt đầu phát triển bộ 3 hạt nhân từ những năm 1950. Vũ khí cơ bản của nó hiện bao gồm các hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa cố định và di động trên mặt đất, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiến lược và cả máy bay né.m bo.m chiến lược mang tên lửa hành trình không đối đất chiến lược và bom hàng không.
“Do sự gia tăng căng thẳng địa chính trị cũng như sự xuất hiện của các mối đ.e dọ.a và rủi ro mới từ bên ngoài, điều quan trọng là phải có các lực lượng chiến lược hiện đại, luôn sẵn sàng chiến đấu”, chủ nhân Điện Kremlin nói.
Ông cho biết, Nga có kế hoạch cải tiến hơn nữa tất cả các thành phần trong bộ 3 hạt nhân.
Theo ông Putin, các lực lượng chiến lược của Moscow được trang bị tới 94% thiết bị hiện đại. Ông cho biết thêm, quân đội cũng sẽ nhận nhiều hệ thống tên lửa cố định và di động mới có độ chính xác cao hơn và thời gian chuẩn bị phóng ngắn hơn so với những thế hệ trước.
Các hệ thống mới cũng sẽ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ chống tên lửa cao hơn. Hải quân Nga sẽ được cung cấp các tàu ngầm nguyên tử mới và máy bay né.m bo.m chiến lược hiện đại.
Trước đó vào tháng 5, Nga và Belarus đã khởi động tập trận hạt nhân chiến thuật. Vũ khí hạt nhân chiến thuật được sử dụng để đạt lợi ích chiến thuật, cục bộ trên chiến trường. Do đó, nó thường có sức công phá nhỏ hơn vũ khí hạt nhân chiến lược.
Cuộc diễn tập hạt nhân mới nhất của Moscow diễn ra không lâu sau khi NATO đã tiến hành cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn. Cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng quân sự từ 13 quốc gia thành viên NATO với khoảng 2.000 quân nhân, hơn 60 máy bay. Các thành viên NATO ở châu Âu đang được huấn luyện để triển khai vũ khí do Mỹ cung cấp theo thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của liên minh này.
Tổng thống Putin từng cảnh báo phương Tây đã sai lầm khi cho rằng Nga sẽ không bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Học thuyết hạt nhân năm 2020 của Nga nêu rõ, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả một cuộc tấ.n côn.g bằng vũ khí hạt nhân hoặc các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc đáp trả việc sử dụng vũ khí thông thường chống lại Nga khi sự tồn tại của đất nước bị đ.e dọ.a.
Liên minh Mỹ-Hàn Quốc nâng cấp 'dựa trên hạt nhân'
Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết liên minh của Hàn Quốc với Mỹ đã được nâng lên "dựa trên hạt nhân", có khả năng ngăn chặn các mối đ.e dọ.a hạt nhân của Triều Tiên, sau khi Seoul-Washington ký kết các nguyên tắc răn đe hạt nhân chung.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, Mỹ ngày 11/7. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Trong cuộc họp nội các ngày 16/7, nhà lãnh đạo Hàn Quốc: "Mỹ sẽ giao nhiệm vụ đặc biệt đối với các cơ sở hạt nhân của nước này cho Bán đảo Triều Tiên cả trong thời chiến và thời bình. Chúng tôi đã thiết lập một tư thế phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước bất kỳ mối đ.e dọ.a hạt nhân nào từ Triều Tiên".
Ngày 11/7, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Washington, Tổng thống Yoon Suk Yeol và người đồng cấp Mỹ Joe Biden đã thông qua "Hướng dẫn răn đe hạt nhân và hoạt động hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên". Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực song phương nhằm tăng cường hợp tác đối phó với các mối đ.e dọ.a hạt nhân.
Cả Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh văn bản này cung cấp nền tảng "vững chắc" để các đồng minh tăng cường hợp tác răn đe mở rộng theo cách tích hợp.
Tổng thống Yoon Suk Yeol và người đồng cấp Mỹ cùng ngày 11/7 cảnh báo rằng bất kể cuộc tấ.n côn.g hạt nhân nào của Triều Tiên nhằm vào Hàn Quốc sẽ nhận đòn đáp trả "nhanh chóng, mạnh mẽ và dứt khoát".
"Hướng dẫn răn đe hạt nhân và hoạt động hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên" cũng đề cập vai trò của Hàn Quốc hỗ trợ quân sự cho chiến dịch hạt nhân của Mỹ trong tình huống bất ngờ.
Ukraine tấ.n côn.g hệ thống radar hạt nhân của Nga gây báo động ở phương Tây Các chuyên gia phương Tây cho rằng đây không phải là một ý tưởng hay, đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng và điều tốt nhất cho tất cả mọi người là hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của Nga hoạt động tốt. Radar Voronezh cảnh báo hạt nhân tiên tiến của Nga. Ảnh: TASS Một cuộc tấ.n côn.g bằng...