Triều Tiên muốn đưa hải quân trở thành một phần của lực lượng răn đe hạt nhân
Trong chuyến thăm Bộ Tư lệnh Hải quân nhân Ngày Hải quân Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cho biết Bình Nhưỡng sẽ đưa hải quân trở thành một phần của lực lượng răn đe hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: TASS
“Kể từ lúc này, lực lượng hải quân của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) sẽ trở thành một phần của lực lượng răn đe hạt nhân quốc gia, được giao các nhiệm vụ chiến lược”, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA dẫn phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ngoài ra, ông Kim còn tuyên bố tất cả các nhánh của lực lượng vũ trang sẽ nhận được thiết bị mới theo chính sách mở rộng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhằm xây dựng lực lượng vũ trang hạt nhân. Song ông không nói rõ những thiết bị mà ông đề cập là gì.
Theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, hệ thống kiểm soát duy nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên phải được thông qua để Hải quân Triều Tiên luôn “sẵn sàng chiến đấu” và có thể “tiêu diệt mục tiêu do Trung ương chỉ định khi thời cơ đến”.
Video đang HOT
“Chiến tranh không chỉ là sự đối đầu giữa các phương tiện và thiết bị mà còn là sự đối đầu giữa tư tưởng, lý tưởng và đạo đức”, ông nói.
Ông Kim Jong-Un cũng nhấn mạnh bí quyết phát triển nhanh chóng năng lực chiến đấu của hải quân nằm ở việc thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cấp trang thiết bị và tổ chức các cuộc tập trận trong “tình huống chiến đấu thực tế”.
Theo KCNA, trong bối cảnh Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh, vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên đã trở thành “vùng biển bất ổn nhất có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân”, ông Kim Jong-un đã yêu cầu lực lượng hải quân duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
“Tình hình hiện tại đòi hỏi lực lượng hải quân của chúng ta phải nỗ lực hết sức để hoàn thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu nhằm duy trì tình trạng cảnh giác chiến đấu liên tục, sẵn sàng phá vỡ ý chí chiến tranh của đối phương trong tình huống bất ngờ và thực hiện chiến quân sự của Bộ tư lệnh tối cao”, ông Kim nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng chỉ trích các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hồi đầu tháng.
Tại sự kiện này, ba nhà lãnh đạo Mỹ – Nhật – Hàn đã đạt được một loạt thỏa thuận, bao gồm cam kết nhanh chóng tham vấn nhau trong trường hợp có các mối đe dọa chung, tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm và theo đuổi tăng cường hợp tác phòng thủ tên lửa đạn đạo để đối phó các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Triều Tiên dồn dập phát cảnh báo tới Mỹ - Nhật - Hàn
Nhật Bản ngày 22/8 xác nhận Triều Tiên đã thông báo với nước này về kế hoạch phóng vệ tinh, sau khi Bình Nhưỡng lên tiếng cảnh báo về một "cuộc chiến tranh nhiệt hạch" nhằm phản ứng với hội nghị thượng đỉnh của liên minh Mỹ-Nhật-Hàn.
Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, trong thông báo được gửi tới sáng 22/8, phía Triều Tiên cho biết sẽ phóng một vệ tinh trong khoảng thời gian 24-31/8. Vụ phóng sẽ ảnh hưởng tới 3 khu vực trên biển đều nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc than dự hội nghị thượng đỉnh 3 bên tại Trại David và nhất trí tăng cường hợp tác nhằm đối phó với chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un quan sát cuộc tập trận phóng "tên lửa hành trình chiến lược". Ảnh: KCNA
Phản hồi về thông báo của Triều Tiên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng "một vụ phóng như vậy sẽ vô cùng đáng tiếc", đồng thời kêu gọi nước này dừng mọi vụ phóng theo kế hoạch và cho biết Nhật Bản đang thu thập thêm thông tin về động thái này.
Trong khi đó, cùng ngày, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đăng tải bài bình luận cho rằng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tại Trại David hôm 18/6 là nhằm mục đích xây dựng "hành động khiêu khích chiến tranh hạt nhân" trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời đề cập đến cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn bắt đầu hôm 21/8.
"Nếu các thỏa thuận được đặt ra tại Trại David được đưa vào thực tế trong cuộc tập trận...thì khả năng bùng nổ cuộc chiến tranh nhiệt hạch trên Bán đảo Triều Tiên sẽ trở nên thực tế hơn", bài bình luận viết.
Triều Tiên phản ứng mạnh mẽ trước kết quả hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tại trại David. Ảnh: Reuters
Được biết, cuộc tập trận mùa hè giữa Mỹ và Hàn Quốc có tên "Lá chắn Tự do Ulchi" được thiết kế để tăng cường phản ứng chung trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Bình Nhưỡng từ lâu đã lên án cuộc tập trận này và coi đây là sự diễn tập cho âm mưu chiến tranh.
Trong bài bình luận hôm 22/8, KCNA nhấn mạnh tình hình hiện tại đòi hỏi quân đội Triều Tiên phải "chủ động, tiến công và hành động áp đảo cho một cuộc chiến tranh".
Những tuyên bố và động thái cảnh cáo dồn dập của Triều Tiên cũng được đưa ra chỉ một ngày sau khi KCNA đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un thị sát một trong các hạm đội Triều Tiên ở biển Đông Hải, còn được gọi là biển Nhật Bản, và quan sát thủy thủ đoàn tổ chức một cuộc tập trận phóng "tên lửa hành trình chiến lược"
Phái viên hạt nhân Hàn Quốc - Mỹ - Nhật Bản nhóm họp tại Tokyo Theo hãng tin Yonhap, ngày 19/7, đặc phái viên Hàn Quốc về hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên, ông Kim Gunn đến Tokyo để nhóm họp cùng những người đồng cấp Nhật Bản và Mỹ thảo luận vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Hình ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa sử...