Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ lợi dụng đồng USD để hưởng lợi
Ngày 4/12, theo giờ địa phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích Mỹ vì lợi dụng sự thống trị của đồng USD để hưởng lợi từ các nền kinh tế khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AA/TTXVN
Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư VTB ở Moskva, ông Putin nhấn mạnh rằng những chính sách lạm dụng này đã góp phần phá hoại vị thế của đồng USD như một đồng tiền tệ dự trữ quốc tế.
Ông Putin phát biểu: “Việc sử dụng đồng USD như một đồng tiền tệ toàn cầu mang lại cho Mỹ rất nhiều lợi ích. Nhờ nó, Mỹ tiếp tục khai thác các nền kinh tế khác để phục vụ lợi ích riêng”. Ông Putin đồng thời nhấn mạnh rằng các đối thủ của Mỹ đã làm suy yếu nền tảng của đồng USD thông qua những hành động trả đũa.
Ông Putin cáo buộc Mỹ sử dụng đồng USD như một công cụ chính trị và quân sự để áp đặt sức ép lên các quốc gia khác, đồng thời chỉ ra rằng việc lạm dụng này đang làm giảm ảnh hưởng của đồng USD trên toàn cầu.
Nhắc đến sự xuất hiện của các công nghệ tài chính mới như Bitcoin và các phương thức thanh toán điện tử, Tổng thống Nga khẳng định không ai có thể ngăn chặn việc sử dụng chúng. “Thị phần của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu đang giảm, và ảnh hưởng của đồng USD đối với các quy trình kinh tế thế giới cũng vậy” ông Putin nói.
Ông chỉ ra rằng sự sụt giảm trong việc sử dụng đồng USD là một trong những nguyên nhân chính làm suy yếu quyền lực kinh tế của Mỹ. “Chúng tôi chưa bao giờ từ chối sử dụng đồng USD. Chính họ từ chối chúng tôi”, Tổng thống Nga nhấn mạnh, đồng thời kêu gọi các nước thiết lập chính sách kinh tế độc lập dựa trên sự thay đổi của cục diện toàn cầu.
Video đang HOT
Ông Putin cũng nhận định rằng ngay cả các đồng minh của Mỹ đã bắt đầu giảm dự trữ bằng vàng và đồng USD. Ông nhận định: “Trong 10 năm qua, mức giảm này đạt khoảng 13%. Không ai có thể đảo ngược xu hướng này, bất kể họ áp đặt các lệnh trừng phạt hay sử dụng vũ lực kinh tế”.
Tổng thống Nga ca ngợi các sáng kiến kinh tế của Ấn Độ, đặc biệt là chiến dịch “Sản xuất tại Ấn Độ”, một sáng kiến của Thủ tướng Narendra Modi. Tổng thống Putin nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ trong việc tạo ra môi trường ổn định cho doanh nghiệp, đồng thời ủng hộ nỗ lực của các quốc gia BRICS trong việc giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.
Tuy nhiên, những nỗ lực này đã gặp phải phản ứng gay gắt từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người hôm 1/12 tuyên bố rằng các quốc gia BRICS, bao gồm cả Ấn Độ, sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 100% nếu họ tìm cách tạo ra một loại tiền tệ thay thế đồng USD.
Ông Trump cảnh báo: “Ý tưởng rằng các quốc gia BRICS cố gắng tránh xa đồng USD trong khi chúng ta đứng nhìn đã hết. Chúng tôi yêu cầu một cam kết rõ ràng rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, hoặc phải nói lời tạm biệt với việc tiếp cận nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ”.
Phát biểu của ông Putin và các động thái gần đây từ phía Mỹ cho thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng trong cục diện kinh tế toàn cầu.
Trong khi đồng USD vẫn là trụ cột chính của hệ thống tài chính, những thay đổi đang diễn ra, từ sự xuất hiện của công nghệ tài chính đến các sáng kiến kinh tế độc lập của các nước khác, có thể định hình lại trật tự thế giới trong tương lai.
Liệu những nỗ lực này sẽ làm suy yếu sự thống trị của đồng USD, hay tiếp tục thúc đẩy những căng thẳng giữa các cường quốc kinh tế, vẫn là câu hỏi lớn đối với giới phân tích trên thế giới.
Ông Trump doạ áp mức thuế 100% nếu BRICS tìm cách 'rời xa' đồng USD.
Ngày 1/12/2024, tổng thống đắc cử Donald Trump gây chú ý khi lên tiếng chỉ trích nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS và đe dọa áp mức thuế 100% nếu nhóm này tìm cách "rời xa" đồng USD.
Ông Trump tại một sự kiện tại Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
BRICS hiện bao gồm chín quốc gia: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Nhóm này đang nỗ lực khẳng định sức mạnh kinh tế trong bối cảnh đồng USD vẫn giữ vai trò là đồng tiền dự trữ hàng đầu toàn cầu.
Ông Trump đưa ra cảnh báo cứng rắn
Trong bài đăng trên nền tảng Truth Social, ông Trump viết: "Việc các quốc gia thuộc BRICS tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào USD trong khi chúng ta đứng nhìn là điều không thể chấp nhận. Chúng tôi cần cam kết từ các quốc gia này rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng như không ủng hộ bất kỳ đồng tiền nào khác thay thế đồng USD. Nếu không, họ sẽ phải đối mặt với thuế 100% và nói lời tạm biệt với việc tiếp cận nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ".
Ông Trump còn khẳng định BRICS không có khả năng thay thế USD trong thương mại quốc tế, cảnh báo: "Họ có thể tìm một nạn nhân khác. Bất kỳ quốc gia nào thử làm điều đó nên chuẩn bị chia tay nước Mỹ".
Sức ép gia tăng từ Nga và BRICS
Phát ngôn của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Nga, một thành viên của BRICS, không ngừng thúc đẩy việc giảm bớt sự thống trị của USD. Theo hãng tin AP, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 10 rằng Mỹ đang vũ khí hóa USD. Tổng thống Putin phát biểu: "Chúng tôi không từ chối bỏ USD, nhưng nếu họ không cho phép chúng tôi sử dụng (ám chỉ đến các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến xung đột tại Ukraine), chúng tôi buộc phải tìm kiếm các giải pháp thay thế".
Dù vậy, ý tưởng về một đồng tiền chung của BRICS hoặc sự thay thế USD vẫn là chủ đề gây tranh cãi, bởi sự khác biệt về lợi ích kinh tế và chính trị giữa các thành viên.
Không chỉ nhắm vào BRICS, ông Trump gần đây còn đe dọa áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Canada, Trung Quốc và Mexico, ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Lý do, theo ông Trump, là nhằm ngăn chặn dòng chảy ma túy và người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhanh chóng phản hồi, nhấn mạnh rằng việc áp thuế sẽ gây tổn hại cho cả người tiêu dùng Canada và Mỹ. Trong chuyến thăm đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump tại Florida ngày 30/11, ông Trudeau tuyên bố hai bên đã có một "cuộc thảo luận rộng rãi và hiệu quả", cam kết hợp tác vì lợi ích chung.
Trong khi đó, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cũng khẳng định sau cuộc trao đổi với ông Trump rằng sẽ không có nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Các tuyên bố của ông Trump, mang đậm chất đối đầu, phản ánh chiến lược "Nước Mỹ trước tiên" từng làm nên tên tuổi ông. Tuy nhiên, việc đe dọa áp thuế cao như vậy có thể dẫn đến căng thẳng thương mại và làm suy yếu mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và các nước.
Trong ngắn hạn, những phát ngôn cứng rắn này có thể củng cố vị thế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trong mắt một bộ phận cử tri ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng về lâu dài, chính sách thuế quan này có nguy cơ đẩy Mỹ vào thế cô lập trong một thế giới ngày càng hội nhập, trong khi BRICS, với thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển mạnh, có thể tìm được những đối tác mới ngoài Mỹ.
Nga thừa nhận khả năng hiện thực hóa thấp về đồng tiền chung của BRICS Trong số 5 nước thành viên của BRICS, Brazil, Nga, Trung Quốc ủng hộ việc cho ra đời một loại tiền tệ chung của nhóm nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu. Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: AP Dự án đồng tiền chung BRICS (gồm các nước...