Tổng thống Philippines lên tiếng về Trung Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino II (trái) và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đều lên tiếng báo động về Trung Quốc – Ảnh: AFP
Trong cuộc phỏng vấn với tờ The New York Times tại Manila ngày 4.2, Tổng thống Benigno Aquino III cáo buộc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông. Ông Aquino kêu gọi lãnh đạo các quốc gia trên thế giới không nên nhượng bộ Trung Quốc giữa lúc nước này tăng cường nỗ lực kiểm soát biển Đông.
Ông nói: “Khi nào thì quý vị mới nói câu “Đã đủ rồi đấy!”? Thế giới phải nói điều đó, hãy nhớ rằng Sudetenland được cống nạp để xoa dịu Hitler nhằm ngăn chặn Thế chiến thứ hai”. Nhà lãnh đạo Philippines có ý nhắc đến việc phương Tây “án binh bất động” khi nước Đức Quốc xã của Adolf Hitler chiếm đóng các khu vực phía tây của Tiệp Khắc vào năm 1938, trước khi Thế chiến thứ hai nổ ra.
Video đang HOT
Tổng thống Aquino khẳng định Philippines sẽ không nhượng bộ bất kỳ lãnh thổ nào cho Trung Quốc, tuy nhiên Manila rất cần sự trợ giúp của nước ngoài. “Nếu chúng ta đồng tình với điều mà chúng ta tin là sai trái vào lúc này, liệu có gì đảm bảo cái sai sẽ không trầm trọng thêm trong tương lai”, ông đặt vấn đề. Chủ nhân Điện Malacanang cũng nhắn nhủ: “Quý vị có thể có sức mạnh, nhưng điều đó không hẳn làm cho quý vị trở nên đúng đắn”.
Những phát biểu của Tổng thống Aquino được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh căng thẳng về chủ quyền hiện nay giữa Tokyo và Bắc Kinh với thời điểm nóng bỏng trước Thế chiến thứ nhất. Phản ứng với bài phỏng vấn của ông Aquino, Tân Hoa xã hôm qua đăng bình luận chỉ trích những phát biểu của ông là “vô nghĩa” và “ông Aquino đã gia nhập hàng ngũ với Thủ tướng Nhật thất sủng Shinzo Abe”.
Trong khi đó, tại Washington, các nhà lập pháp và giới chức Mỹ đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) trên biển Hoa Đông cũng như toan tính của Bắc Kinh nhằm thiết lập một ADIZ khác trên biển Đông. Theo Đài CBS, Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper đã tuyên bố trong một cuộc điều trần tại Ủy ban Tình báo Hạ viện rằng việc Trung Quốc theo đuổi tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển ở Đông Á được thúc đẩy bởi niềm tin vào “vận mệnh” lịch sử và điều đó đang gây lo ngại trong khu vực cũng như tạo ra những điểm nóng xung đột tiềm tàng.
Hạ nghị sĩ Dutch Ruppersberger thuộc ủy ban trên mô tả việc Trung Quốc lập ADIZ tại Hoa Đông là một sự sỉ nhục luật pháp quốc tế. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cảnh báo Bắc Kinh không được lập thêm ADIZ ở những khu vực nhạy cảm “bao gồm biển Đông”. Ông cho biết chính phủ Mỹ quan ngại trước những hành động nhằm khẳng định chủ quyền một cách khiêu khích, phi ngoại giao và bất hợp pháp của Trung Quốc, bao gồm lệnh cấm đánh bắt đối với tàu bè nước ngoài ở biển Đông.
Mỹ phản đối thay đổi hiện trạng ở biển Đông Tại cuộc họp báo từ xa với các phóng viên và học giả trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngày 5.2, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã nhắc lại lập trường của Mỹ về ADIZ ở biển Hoa Đông rằng đây là “một hành động không cần thiết của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng”. Ông Locklear nói căng thẳng hiện nay ở biển Đông và biển Hoa Đông cần phải được giải quyết theo con đường ngoại giao và hòa bình. “Mọi nỗ lực của bất kỳ bên nào nhằm thay đổi hiện trạng đều không thể chấp nhận và dẫn đến tình trạng bấp bênh mà chúng ta phải cố gắng tránh”, ông Locklear trả lời đề nghị bình luận về tường thuật nói rằng Trung Quốc có ý định lập ADIZ ở biển Đông.
Nhật có thể áp dụng quyền phòng vệ tập thể Theo Kyodo News, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 5.2 tuyên bố nước này đang đối mặt với “những bất lợi” khi phải kiềm chế thực thi quyền phòng vệ tập thể. Ông Abe khẳng định Nhật có thể thực thi quyền trên “nếu chính phủ đưa ra một sự diễn dịch hiến pháp mới” và rằng điều đó “không hẳn buộc chúng ta sửa đổi hiến pháp”. Ông Abe nói Nhật có quyền bảo vệ một đồng minh bị tấn công vũ trang nhưng không thể thực thi quyền này do hiến pháp cấm sử dụng vũ lực làm phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế. Theo AP, một ủy ban của chính phủ Nhật ngày 4.2 cho biết họ sẽ khuyến nghị dỡ bỏ lệnh cấm trên với quan điểm rằng việc thực thi phòng thủ tập thể không vượt quá quyền phòng vệ của Nhật.
Theo Dantri
23 nước báo lịch bay cho Trung Quốc
Trung Quốc cho biết đang giám sát chặt chẽ các máy bay đi vào vùng phòng không mà nước này thiết lập trên biển Hoa Đông, và nhận được thông báo hàng không từ 23 nước.
Máy bay P-3C của lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật tuần tra trên chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ảnh tư liệu: AFP.
Tân hoa xã đưa tin, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh cho biết nước này đã kiểm soát hoạt động bay của 800 máy bay chiến đấu nước ngoài đi vào Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ), từ ngày 23/11 đến 22/12.
Trong suốt một tháng kể từ ngày ADIZ được thiết lập, 56 công ty hàng không ở 23 quốc gia đã thông báo gần 21.500 chuyến bay cho Trung Quốc.
Quần đảo không người ở biển Hoa Đông hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Căng thẳng lên cao khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập Vùng Nhận dạng Phòng không vào ngày 23/11, bao trùm không phận phía trên quần đảo này, và yêu cầu tất cả máy bay đi vào đây phải báo trước.
Động thái này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Tokyo và đồng minh Washington. Tuy nhiên, Mỹ vẫn khuyến cáo các hãng hàng không trong nước thực thi yêu cầu trên, trong khi Nhật Bản phản ứng ngược lại..
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhật-Hàn diễn tập chung trong vùng phòng không Trung Quốc Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua tiến hành diễn tập cứu hộ chung trên vùng biển quốc tế, nằm trong vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc mới lập ra gần đây. Một trực thăng của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Ảnh: defencetalk.com. Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản điều động hai tàu chiến và một...