Tổng thống Philippines chuẩn bị thăm Trung Quốc lần thứ 2 trong 7 tháng
Chính sách ngoại giao của Philippines quay ngoắt 180 độ kể từ khi nhậm chức ngày 30/6/2016. Đây được coi là động thái kết thân với Trung Quốc và rời bỏ đồng minh bấy lâu nay – Mỹ.
Ngày 17/1, ông Duterte có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ông Liu Zhenmin – tại Thủ đô Malina. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Duterte rất hài lòng với tiến trình phát triển quan hệ giữa 2 nước kể từ sau chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 10 năm ngoái.
Trích lời ông Duterte, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vị Tổng thống này sẽ tới Bắc Kinh vào tháng 5 để tham dự hội nghị thượng đỉnh hợp tác quốc tế về chương trình “One Belt, One Road”. Ông Duterte cũng bày tỏ mong muốn được gặp Chủ tịch Trung Quốc – ông Tập Cận Bình – một lần nữa.
Bộ Ngoại giao Philippines hiện chưa xác nhận phát biểu của Trung Quốc bởi không có quan chức nào của quốc gia này có mặt tại cuộc họp giữa ông Duterte và ông Zhenmin.
Video đang HOT
Ông Rodrigo Duterte (trái) và ông Tập Cận Bình (phải)
Trong bài phát biểu ngày 19/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hua Chunying – cho biết cả 2 nước đều đồng ý rằng tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ song phương. Philippines và Trung Quốc cần thiết lập cơ chế tham vấn song phương để ứng phó với các vấn đề phát sinh trong khu vực.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố nhiều thông tin liên quan đến hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 5 nhưng nguồn tin của Reuters cho biết chính phủ nước này dự kiến sẽ mời rất nhiều lãnh đạo các nước tới tham dự.
Trung Quốc đặt tên cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại 60 quốc gia là “One Belt, One Road”. Sáng kiến này dựa trên Con đường Tơ lụa cũ kết nối Trung Quốc với Trung Á, châu Âu và xa hơn nữa.
Hồi tháng 12/2016, ông Duterte tái khẳng định rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và cảm thấy không cần thiết phải thúc ép chính quyền Bắc Kinh tuân thủ phán quyết Biển Đông hồi tháng 7.
(Theo Người Đồng Hành)
Triển vọng giải quyết tranh chấp ảm đạm sau cuộc gặp của lãnh đạo Nga - Nhật
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 16/12 kết thúc chuyến công du kéo dài 2 ngày tới Nhật Bản với hàng chục thỏa thuận được ký kết, song hai nước vẫn chưa đạt được bước tiến đáng kể nào trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ vốn gây nhiều trở ngại cho quan hệ song phương suốt 70 năm qua.
Tổng thống Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc hội đàm hôm nay 16/12 (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn nguồn tin từ các quan chức Nga cho biết có tất cả 68 thỏa thuận đã được Nga và Nhật Bản ký kết trong chuyến công du tới quốc gia Đông Bắc Á lần này của Tổng thống Putin, bao gồm nhiều thỏa thuận về lĩnh vực năng lượng. Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản đưa tin Tokyo được kỳ vọng sẽ cung cấp gói hỗ trợ kinh tế trị giá khoảng 300 tỷ yên (2,5 tỷ USD), bao gồm các dự án trong những lĩnh vực như khai thác mỏ và các khoản vay cho các hoạt động khai thác khí tự nhiên cũng như phát triển kinh tế ở khu vực Viễn Đông của Nga.
Trong các thỏa thuận được ký kết giữa doanh nghiệp hai nước, tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom của Nga đã ký các thỏa thuận hợp tác chiến lược với hai tập đoàn lớn của Nhật Bản là Mitsui & Co và Mitsubishi. Ngoài ra, Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga và Ngân hàng Hợp tác quốc tế của Nhật Bản cũng đã ký một bản ghi nhớ chung, thành lập một quỹ đầu tư trị giá 1 tỷ USD để thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Nhật Bản lần này, Tổng thống Putin nói rằng hợp tác kinh tế sẽ tạo nền tảng cho mối quan hệ gần gũi hơn giữa hai nước. "Tôi tin rằng hợp tác chung trong lĩnh vực kinh tế sẽ giúp xây dựng nền tảng cần thiết để thúc đẩy một mối quan hệ trở thành đối tác thực sự", nhà lãnh đạo Nga phát biểu tại Tokyo trước khi bắt đầu ngày làm việc thứ hai tại Nhật Bản. Theo ông chủ Điện Kremlin, phát triển quan hệ kinh tế là một cách giúp xây dựng lòng tin, và khi sự tin cậy đã được hình thành thì hai nước có thể giải quyết các vấn đề khác còn tồn đọng.
Gặt hái được nhiều "trái ngọt" trong lĩnh vực kinh tế song cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo không đưa đến bước đột phá mới trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ liên quan đến 4 hòn đảo hiện do Nga kiểm soát và gọi là quần đảo Nam Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc. Hai nước đến nay vẫn chưa thể ký kết hiệp ước hòa bình từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 vì những tranh chấp trên.
Mặc dù đã trao đổi "thẳng thắn" về các vấn đề trong quan hệ song phương nhưng hai nhà lãnh đạo vẫn thông báo rằng họ không đạt được sự chuyển biến đặc biệt nào trong lộ trình ký kết hiệp ước hòa bình. Trong cuộc hội đàm ngày 15/12 tại khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở thành phố Nagato, tỉnh Yamaguchi, tây nam Nhật Bản, cả Thủ tướng Abe và Tổng thống Putin đều nhất trí về tầm quan trọng của việc nối lại các cuộc đối thoại an ninh. Ngoài ra, hai bên cũng thống nhất về hợp tác kinh tế chung giữa hai nước trên các đảo tranh chấp.
Trợ lý kinh tế của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hai bên sẽ ra tuyên bố chung về hoạt động hợp tác kinh tế Nga - Nhật tại các đảo tranh chấp hôm nay 16/12, và các hoạt động này sẽ dựa trên luật Nga. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Nhật Bản lại nhấn mạnh rằng bất kỳ hoạt động chung nào cũng không được tách rời lập trường pháp lý của nước này, đồng nghĩa với việc Moscow phải thừa nhận chủ quyền của Tokyo ở 4 đảo tranh chấp trên.
Thành Đạt
Theo Dantri
Điều gì ở Biển Đông khiến quan hệ Philippines-Trung Quốc căng thẳng trở lại? Động thái mới nhất của ông Duterte ở Biển Đông nhằm lập khu bảo tồn biển ở bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham/Panatag) sẽ khiến quan hệ Philippines-Trung Quốc căng thẳng trở lại. Đó là nhận định của tác giả Ralph Jennings trên tờ Forbes mới đây. Theo bài viết, mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã nồng ấm trở lại kể...