Tổng thống Pháp tuyên bố giải tán Quốc hội sau cú sốc bầu cử
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 9/6 tuyên bố giải tán Quốc hội, đồng thời, ông kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp sớm sau khi đảng Mặt trận Quốc gia (FN) đánh bại liên minh ôn hòa của ông trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh TTXVN.
Ông Macron, trong bài phát biểu trước toàn thể người dân Pháp, cho biết vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Hạ viện sẽ diễn ra trong ngày 30/6 và vòng 2 vào ngày 7/7.
Tổng thống Pháp cho rằng kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra cuối tuần qua, thật tồi tệ đối với chính phủ của ông. “Các đảng cực hữu đang thắng thế ở khắp nơi trên lục địa này. Đó là tình huống khiến tôi không thể từ bỏ. Tôi quyết định để các bạn lựa chọn. Vì vậy, tôi sẽ giải tán Quốc hội vào tối 9/6 (theo giờ địa phương)”, Tổng thống Macron công bố.
Nhà lãnh đạo phe cực hữu Pháp Marine Le Pen đã hoan nghênh lời kêu gọi tổ chức bầu cử sớm từ Tổng thống Macron. “Chúng tôi sẵn sàng tiếp quản quyền lực nếu nhân dân Pháp tín nhiệm chúng tôi trong những cuộc bầu cử quốc gia sắp tới”, bà Le Pen nói.
Tuyên bố của ông Macron được đưa ra khi kết quả của cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu khiến hàng loạt đảng, liên minh cầm quyền tại nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovakia và Cộng hòa Séc phải chịu cú sốc thất bại.
Video đang HOT
Tại Đức, theo kết quả sơ bộ công bố ngày 9/6, các đảng trong chính phủ liên minh hiện tại của Đức chịu thất bại nghiêm trọng trong cuộc bầu cử, trong đó, đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz ghi nhận kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử trong các cuộc bầu cử toàn quốc.
Cụ thể, SPD chỉ giành được 13,9% tổng số phiếu bầu, xếp thứ 3 sau đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD). Đảng Xanh, cũng là thành viên của chính phủ liên bang, đã hứng chịu một đòn nặng nề khi chỉ nhận về 11,9% phiếu bầu, giảm mạnh so với kỷ lục 20,5% sự ủng hộ trong kỳ bầu cử năm 2019.
Các đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) giành 30,2% tổng số phiếu bầu, được coi là thành công so với cuộc bầu cử liên bang năm 2021. Kết quả này của CDU/CSU tạo động lực cho đương kim Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 2.
Tại Cộng hòa Séc, kết quả kiểm phiếu chính thức cho thấy Phong trào ANO đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử với 26,14% tổng số phiếu ủng hộ, đồng thời, giành được 7 ghế tại Nghị viện châu Âu. Liên minh SPOLU cầm quyền về thứ hai với 22,27% số phiếu và giành được 6 ghế tại Nghị viện châu Âu. Đáng chú ý, tỷ lệ cử tri tại Cộng hòa Séc đi bỏ phiếu năm nay ở mức cao kỷ lục, với 36,45%.
Tại Bỉ, tình trạng tương tự cũng đã xảy ra. Do thành tích kém của đảng Open VLD cầm quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội Bỉ, Thủ tướng Alexander De Croo tối 9/6 đã tuyên bố từ chức kể từ ngày 10/6. Open VLD đã phải hứng chịu thất bại lớn trong cuộc bầu cử tại thành trì Brakel của Thủ tướng De Croo ở East Flanders.
Nga cảnh báo sẽ coi binh sĩ Pháp là mục tiêu hợp pháp ở Ukraine
Ngày 8/5, Nga cảnh báo Pháp rằng nếu Tổng thống Emmanuel Macron gửi binh sĩ tới Ukraine thì họ sẽ bị quân đội Nga coi là mục tiêu hợp pháp.
Ảnh minh họa binh sĩ Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang arabnews.com dẫn nguồn thông tin phương Tây cho biết, Tổng thống Macron đã gây tranh cãi vào tháng 2 khi nói rằng ông không thể loại trừ việc triển khai bộ binh ở Ukraine trong tương lai. Nhà lãnh đạo Pháp cũng cảnh báo nếu Nga thắng ở Ukraine thì uy tín của châu Âu sẽ giảm xuống mức bằng 0.
Phản hồi về ý kiến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với các phóng viên rằng Tổng thống Macron muốn tạo ra một loại bất ổn chiến lược nào đó cho Nga. Bà Zakharova nói: "Chúng tôi sẽ làm ông ấy thất vọng. Đối với chúng tôi, tình hình có vẻ chắc chắn hơn. Nếu người Pháp xuất hiện trong khu vực xung đột, họ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu của các lực lượng vũ trang Nga. Đối với tôi, có vẻ như Pháp đã có bằng chứng về điều này".
Bà Zakharova cho biết Nga đã thấy có ngày càng nhiều công dân Pháp nằm trong số những người thiệt mạng ở Ukraine.
Trước đó, ngày 6/5, Nga cho biết họ sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong khuôn khổ cuộc tập trận sau những lời cảnh báo từ Pháp, Anh và Mỹ.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo nước này đã triệu Đại sứ Pháp tới để lên án các chính sách của Paris, sau phát biểu của Tổng thống Macron rằng binh sĩ phương Tây có thể được đưa đến Ukraine. Tuyên bố có đoạn: "Phía Nga đánh giá rằng đường lối của Paris đang dẫn đến leo thang xung đột... Những nỗ lực của chính quyền Pháp và những tuyên bố về việc có thể triển khai lực lượng phương Tây tới Ukraine chắc chắn sẽ thất bại".
Cũng trong ngày 6/5, viết trên Telegram, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói: "Việc phương Tây gửi quân đến lãnh thổ Ukraine sẽ khiến quốc gia của họ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến và chúng tôi sẽ phải đáp trả. Và thật không may, không phải chỉ trên lãnh thổ Ukraine. Sẽ có một thảm kịch toàn cầu".
Ngày 3/5, Điện Kremlin đã chỉ trích những bình luận mới của Tổng thống Macron, trong đó ông nhắc lại quan điểm không nên loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Tuyên bố này rất nghiêm trọng và nguy hiểm". Theo ông, Tổng thống Macron tiếp tục nói về khả năng can dự trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraine và đây là xu hướng hết sức nguy hiểm.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này đã đưa quân đến Ukraine. Trên trang mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Pháp nêu rõ: "Không đúng. Pháp không đưa quân đến Ukraine".
Bộ Ngoại giao Pháp đưa ra tuyên bố trên để phủ nhận các thông tin gần đây khẳng định Paris đã triển khai Quân đoàn nước ngoài tới Ukraine.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn tờ Economist ngày 2/5, Tổng thống Macron tái khẳng định quan điểm rằng ông không loại trừ khả năng gửi quân tới Ukraine, cho rằng vấn đề này sẽ hợp pháp nếu Nga xuyên thủng chiến tuyến của Ukraine và Kiev đưa ra yêu cầu như vậy.
Hồi tháng 2, một số quốc gia thành viên NATO, trong đó có Mỹ, đã nhanh chóng phản đối khi Tổng thống Macron lần đầu tiên tuyên bố Paris không loại trừ khả năng đưa quân vào Ukraine.
Nguyên nhân Pháp chuyển sang quan điểm cứng rắn về xung đột Nga - Ukraine Ngoài việc thể hiện vai trò lãnh đạo ở châu Âu, nhà lãnh đạo Pháp muốn tạo ra "sự mơ hồ chiến lược" với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Paris ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Telegraph ngày 17/3, Tổng thống...