Tổng thống Pháp giúp ông Trump “trút gánh nặng”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump hôm 10-11 đồng ý về việc các nước châu Âu phải gánh chịu nhiều chi phí quốc phòng hơn so với trước đây.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần phàn nàn Mỹ là nước chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng trong khối NATO, đồng thời kêu gọi các quốc gia châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng để “san sẻ gánh nặng” với nước ông.
Hôm 10-11, tại cuộc đàm phán ở Điện Elysee, ông Trump phát biểu: “Chúng tôi muốn một châu Âu mạnh mẽ và muốn thực hiện nó bằng bất cứ cách nào tốt và hiệu quả nhất. Chúng tôi muốn giúp châu Âu nhưng phải công bằng. Hiện tại, Mỹ là nước chịu nhiều gánh nặng”.
Ông Macron cũng đồng tình với phát biểu của người đồng cấp Mỹ và nói rằng ông muốn châu Âu gánh chịu nhiều chi phí quốc phòng trong NATO hơn cũng như kêu gọi châu Âu phát triển khả năng quân sự của mình.
“Đó là lý do tại sao tôi tin rằng những đề xuất của tôi đối với vấn đề quốc phòng của châu Âu hoàn toàn phù hợp với điều đó” – ông Macron nói bằng tiếng Anh.
Ông Trump đang ở Paris để củng cố liên minh Mỹ – châu Âu.
Video đang HOT
Ông Trump (trái) và ông Macron thảo luận hôm 10-11. Ảnh: Reuters
Khi thảo luận về mối đe dọa từ tấn công mạng và sự can thiệp vào tiến trình bầu cử của các nước từ bên ngoài, ông Macron lưu ý châu Âu cần chống lại Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Mỹ.
Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn, ông Macron nói về sự cần thiết phải thành lập một đội quân châu Âu: “Cần phải đối mặt với Nga, nước nằm trên biên giới với chúng ta… Chúng ta cần một châu Âu có thể tự bảo vệ mình tốt hơn mà không phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ”.
Hai ông Trump và Macron đàm phán khoảng một giờ trước khi cùng hai đệ nhất phu nhân Melania và Brigitte ăn trưa tại Điện Elysee. Đây là lần thứ hai 4 người dùng bữa cùng nhau ở Paris.
Ngoài quốc phòng, Tổng thống Macron cho biết ông và người đồng cấp Mỹ cũng sẽ thảo luận về thương mại, Iran và các cuộc xung đột ở Syria và Yemen. Nội dung thảo luận có thể bao gồm những lo ngại của châu Âu về việc ông Trump lên kế hoạch rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Tầm trung năm 1980 (INF) và động thái gia hạn các biện pháp trừng phạt Iran của chính quyền Washington.
Ông Trump dự kiến đến thăm hai nghĩa trang của công dân Mỹ: Belleau Wood ở phía Đông Paris trong ngày 10-11 và Suresnes ở vùng ngoại ô phía Tây Paris trong ngày 11-11.
Theo Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Tổng thống Pháp xin Mỹ "tha cho" Iran
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 25/9 đã kêu gọi người đồng cấp Mỹ Donald Trump cho Iran tiếp tục được xuất khẩu dầu. Theo ông Macron, chỉ có như vậy thì giá dầu thô mới giảm.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại trụ sở LHQ
"Nếu Iran tiếp tục được bán dầu ra ngoài, điều đó không chỉ giúp giá dầu giảm mà còn giúp cho cả hòa bình thế giới", Tổng thống Pháp Macron phát biểu tại một cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Trước đó không lâu, Tổng thống Trump khi phát biểu trên bục diễn giả tại LHQ, đã một lần nữa tố cáo các nhà xuất khẩu dầu mỏ OPEC duy trì giá dầu thô ở mức quá cao.
"Chúng tôi đang bảo vệ an ninh "miễn phí" cho nhiều quốc gia trong OPEC và họ đang lợi dụng điều đó để áp đặt giá dầu cao hơn", ông Trump nói, và dường như muốn ám chỉ các nước đồng minh Arập.
Tổng thống Pháp Macron cho rằng khi rút khỏi thỏa thuận về hạt nhân với Iran và tái lập các biện pháp trừng phạt, ông Donald Trump trước hết là muốn đẩy Tehran trở lại bàn đàm phán về một loạt các chủ đề, từ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran đến sự ảnh hưởng của nước này với khu vực Trung Đông.
"Đây là một chiến lược đang được Hoa Kỳ tiến hành, về cơ bản là muốn làm giảm khả năng tài chính của Iran, từ đó thúc đẩy Tehran thay đổi chiến lược và trở lại bàn đàm phán", ông Macron nói sau cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Pháp thừa nhận rằng các cơ chế mà các nước châu Âu đang cố gắng đưa ra để phá vỡ các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không đủ để lấp đầy hậu quả mà chúng gây ra cho Iran.
"Các cơ chế của châu Âu không nhằm sửa đổi hay làm thay đổi quyết định của một số tập đoàn lớn của châu Âu hoặc quốc tế khi rút khỏi Iran trước sức ép của Mỹ" nhưng sẽ giúp "xây dựng các giải pháp thương mại và công nghiệp với các nước trong khu vực", Tổng thống Pháp cho biết.
Châu Âu muốn thiết lập một hệ thống hàng đổi hàng để bảo tồn thương mại của họ với Iran.
Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015, Tổng thống Donald Trump đã khôi phục một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty nước ngoài hoặc các quốc gia sẽ tiếp tục làm ăn buôn bán với Tehran.
Dưới sự đe dọa của Mỹ, nhiều tập đoàn lớn (Total, Daimler... ) đã ngừng hoạt động tại Iran do lo sợ trả đũa của Mỹ.
Đầu tháng 11 này, gói trừng phạt thứ hai của Mỹ nhắm trực tiếp vào nghành dầu khí Iran sẽ có hiệu lực. Cụ thể Washington cấm tất cả các nước mua dầu của Tehran.
Th.Long
Theo petrotimes/AFP
Pháp: Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron tiếp tục suy giảm Hai cuộc thăm dò mới đây cho thấy, tỷ lệ cử tri ủng hộ ông Macron trong tháng 9 này tiếp tục suy giảm, tại thời điểm mà chính phủ của ông đang long đong trước sự ra đi của hàng loạt Bộ trưởng cấp cao và scandal đánh người của cận vệ Tổng thống. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters Theo...