Tổng thống Peru bổ nhiệm Thủ tướng mới
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 6/3, Tổng thống Peru Dina Boluarte đã chỉ định nhà ngoại giao Gustavo Adrianzen – đại diện của Lima tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) làm Thủ tướng mới của nước này, thay thế người tiền nhiệm Alberto Otarola vừa từ chức.
Trong cuộc họp báo sau lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Thủ tướng Adrianzen cam kết củng cố hai mục tiêu chủ chốt của Chính phủ Peru hiện nay, đó là tái kích hoạt nền kinh tế và tăng cường an ninh cho người dân.
Ông Adrianzen, 57 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ của Tổng thống Ollanta Humala (2011-2016). Năm 2015, ông đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bảo vệ Pháp luật Nhà nước, sau đó được được bổ nhiệm làm đại diện của Peru tại OAS vào năm 2023.
Video đang HOT
Thủ tướng Alberto Otarola hôm 5/3 đã tuyên bố từ chức trong bối cảnh nhà lãnh đạo này bị cáo buộc lợi dụng chức quyền trong việc ký kết hợp đồng lao động của Chính phủ.
Theo luật pháp Peru, trong trường hợp một Thủ tướng rời khỏi Nội các, các thành viên khác của Chính phủ cũng sẽ phải từ chức. Sau đó, Tổng thống có quyền lựa chọn hoặc phục chức cho các thành viên Nội các đã từ nhiệm hoặc bổ nhiệm bộ trưởng mới.
Sau khi bổ nhiệm ông Adrianzen làm người đứng đầu Nội các, Tổng thống Boluarte đã quyết định giữ lại tất cả các bộ trưởng trong Chính phủ trước đó.
Cùng ngày, với 91 phiếu thuận trong tổng số 130 phiếu, Quốc hội đơn viện của Peru đã thông qua quy trình cải cách hiến pháp, trong đó bao gồm việc cho phép cơ quan lập pháp quay trở lại chế độ lưỡng viện, gồm Hạ viện và Thượng viện, kể từ năm 2026.
Theo đó, Quốc hội Peru vào năm 2026 sẽ được phân ra thành Hạ viện gồm 130 đại biểu và Thượng viện gồm 60 thành viên. Các nghị sĩ sẽ có nhiệm kỳ 5 năm như hiện nay.
Quốc hội Peru duy trì thiết chế lưỡng viện kể từ khi nước này giành được độc lập vào năm 1821 cho đến năm 1993, thời điểm Hiến pháp được soạn thảo dưới thời Tổng thống Alberto Fujimori (1990-2000) quy định cơ quan lập pháp sẽ là đơn viện.
Căng thẳng ngoại giao Peru Mexico
Tổng thống Peru Dina Boluarte ngày 24/2 tuyên bố trục xuất Đại sứ Mexico tại nước này, ông Pablo Monroy, đồng thời triệu hồi Đại sứ của mình tại Mexico về nước.
Giải thích về quyết định trên, bà Boluarte cho rằng các tuyên bố của Tổng thống Mexico Lopez Obrador đối với Peru đã "can thiệp vào công việc nội bộ của nước này".
Đây là lần thứ hai trong khoảng 2 tháng, Peru thông báo trục xuất Đại sứ của Mexico. Trước đó, ngày 20/12/2022, Peru đã từng thông báo trục xuất Đại sứ Monroy nhằm đáp trả những tuyên bố của Tổng thống Lopez Obrador về tình hình chính trị Peru.
Peru đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị-xã hội nghiêm trọng sau khi Tổng thống Pedro Castillo bất ngờ tuyên bố giải tán Quốc hội, thành lập chính phủ khẩn cấp và kêu gọi tổ chức cuộc bầu cử lập pháp mới. Động thái này đã vấp phải sự phản đối mạnh từ Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao cũng như các nghị sĩ quốc hội Peru, coi đây là hành động "đảo chính". Quốc hội Peru đã bỏ phiếu phế truất ông Castillo. Phó Tổng thống Dina Boluarte đã trở thành Tổng thống lâm thời sau khi ông Castillo bị cảnh sát bắt giữ.
Chính phủ lâm thời của bà Boluarte đã phải đối mặt với làn sóng biểu tình phản đối leo thang. Những người biểu tình đụng độ với cảnh sát, kêu gọi đình công toàn quốc, triệu tập hội đồng lập hiến, đóng cửa Quốc hội, đòi Tổng thống Boluarte từ chức, trả tự do cho cựu Tổng thống Castillo, tiến hành bầu cử sớm và ban hành Hiến pháp mới. Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua điều chỉnh lịch bầu cử từ năm 2026 theo quy định đẩy sớm đến tháng 4/2024. Bà Boluarte cam kết sẽ chuyển giao quyền lực cho tổng thống đắc cử vào tháng 7/2024.
Tổng thống Peru kêu gọi đối thoại cả nước để giải quyết khủng hoảng chính trị Ngày 10/2, Tổng thống Peru Dina Boluarte đã kêu gọi các đảng phái ở nước này đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Tổng thống Peru Dina Boluarte phát biểu tại cuộc họp báo ở Lima ngày 10/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp báo, Tổng thống Boluarte nhấn mạnh tình hình ở Peru hiện nay rất mong...