Tổng thống Obama kêu gọi kiềm chế căng thẳng Biển Đông
Tổng thống Mỹ Obama đã kêu gọi các quốc gia châu Á hạ nhiệt căng thẳng do tranh chấp biển đảo, trong bối cảnh có những “khẩu chiến” nảy lửa ở cuối hội nghị thượng đỉnh ASEAN 21 diễn ra tại thủ đô Campuchia.
Tổng thống Mỹ Obama trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề hội nghị cấp cao ASEAN 21 tại Campuchia ngày 20/11.
Trung Quốc và Philippines đã không úp mở tranh cãi về quần đảo Scarborough mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham trên Biển Đông khi hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) chuẩn bị khép lại ở Phnomh Penh, nơi cả Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo Nhật, Australia cũng tham dự.
Khi tham dự Hội nghị Đông Á (EAS) tại Campuchia ngày 20/11, Tổng thống Obama đã cảnh báo cần phải ngăn chặn căng thẳng biển đảo leo thang, tránh nguy cơ gây ảnh hưởng tới quan hệ thương mại. Tuy nhiên ông lại chưa công khai ủng hộ các đồng minh truyền thống của Washington trong khu vực như Nhật Bản và Philippines.
“Thông điệp của Tổng thống Obama là cần phải giảm căng thẳng ở Biển Đông và cần thúc đẩy một tiến trình để đảm bảo những kiểu tranh chấp này không có nguy cơ leo thang”, Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết sau hội nghị thượng đỉnh EAS.
“Không có lý do để gây nguy cơ leo thang, đặc biệt là khi bạn có hai trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới, Nhật và Trung Quốc, liên quan đến một số những tranh chấp này”.
Mỹ tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông?
Video đang HOT
Tuyên bố trên cho thấy Nhà Trắng có vẻ như vẫn muốn tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mặc dù hải quân Mỹ không ngừng gia tăng hiện diện tại khu vực.
Trong cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ngày hôm qua, ông Obama cũng tránh nêu lên vấn đề. Thay vào đó, ông tập trung vào các mối quan hệ thương mại, kêu gọi Mỹ và Trung “thiết lập quy định rõ ràng về tuyến đường quốc tế cho thương mại và đầu tư” và cho biết cả hai nước đều có “trách nhiệm đặc biệt” để dẫn dắt sự phát triển của toàn cầu.
Một số nhà phân tích cho rằng hội nghị ASEAN và EAS đã không có kết thúc tốt đẹp, khi các nước Đông Nam Á không đạt được đồng thuận về cách thức giải quyết hàng loạt tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn vào những vùng biển Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng không ngừng tăng cao giữa Bắc Kinh và Manila, Hà Nội trong những tháng gần đây. Tại hội nghị ASEAN hồi tháng 7 vừa qua, lần đầu tiên các nước ASEAN không ra được thông cáo chung, với Trung Quốc bị chỉ trích đã “giật dây” nước chủ nhà Campuchia đưa vấn đề tranh chấp biển đảo ra khỏi bàn nghị sự.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ tiếp tục phủ bóng Hội nghị EAS và các hội nghị trong khuôn khổ Thượng đỉnh ASEAN 21 ở Phnom Penh lần này. Ngày chủ nhật, Campuchia cho biết các nước ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh hải, điều Bắc Kinh đang thúc đẩy. Tuy nhiên, vào ngày thứ hai, Philippines, nước đang thắt chặt quan hệ với Mỹ, cho biết không hề có sự nhất trí như vậy và nước này có quyền bảo vệ quyền lợi quốc gia của mình khi cần thiết.
Ngày hôm qua, Philippines đã gửi thư phản đối chính thức cho Campuchia, và cho rằng Campuchia đã tìm cách ngăn chặn các cuộc thảo luận về tranh chấp lãnh hải.
Về phía Trung Quốc, nước này cho biết không muốn đưa tranh chấp ra diễn đàn như ASEAN hay EAS. “Chúng tôi không muốn quá tập trung vào các tranh chấp lãnh thổ và những khác biệt. Chúng tôi không nghĩ đó là ý tưởng hay khi mở rộng không khí căng thẳng ra khu vực này”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Fu Ying dẫn lời Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cho biết tại hội nghị ASEAN.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cũng nêu quan ngại về an ninh tại một cuộc gặp với Obama bên lề hội nghị ASEAN tại Campuchia. Nhật hiện đang vướng vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ khác với Bắc Kinh ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. “Với môi trường an ninh ở Đông Á ngày càng khắc nghiệt, thì tầm quan trọng của đồng minh Nhật-Mỹ càng tăng cao”, ông Noda khẳng định.
Theo Dantri
Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Myanmar
Sau khi gặp Tổng thống Thein Sein sáng 19/11, Tổng thống Mỹ Obama đến nhà riêng của thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi và có cuộc trò chuyện riêng với bà.
Cùng đi có Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton và các quan chức Mỹ cấp cao khác.
Tổng thống Obama và thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi tại buổi họp báo ở nhà riêng của bà Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp riêng nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi, ông Obama nói ông đã thấy những dấu hiệu tiến bộ ở nước này trong năm qua, bao gồm việc bà Suu Kyi được trả tự do và được bầu vào Quốc hội Myanmar. Ông ca ngợi bà Suu Kyi vì "sự can đảm và quyết tâm" của bà.
Ngoại trưởng Hillary Clinton và bà San Suu Kyi - Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama và bà Aung San Suu Kyi tại căn nhà bên hồ - Ảnh: Reuters
Trong khi đó bà Suu Kyi nhắc lại những cảnh báo về khó khăn thách thức còn chờ phía trước trên con đường cải cách của Myanmar.
Theo 24h
Obama lên tiếng về vụ ngoại tình của giám đốc CIA Tổng thống Mỹ Obama hôm qua 14/11 đã trấn an dư luận khi khẳng định vụ bê bối tình ái đã hạ bệ giám đốc CIA Petraeus và làm một viên tướng cấp cao khác "điêu đứng" không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Tổng thống Obama và giám đốc CIA Petraeus trong bức ảnh trước khi vụ bê bối ngoại tình...