Tổng thống Mỹ tiếp theo có thể ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Mỹ – Ấn?
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5/11 đang đến gần, giới quan sát tại Ấn Độ cho rằng quan hệ giữa hai nước sẽ thay đổi, bất kể ai đắc cử vào Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng, Washington, DC ngày 22/6/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Nhiều năm qua, công ty sản xuất đồ da Alpine Apparels có thể xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ không phải chịu thuế nhờ Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Tuy nhiên, điều này đã dừng lại vào năm 2019 khi chính quyền cựu Tổng thống Trump rút lại đặc quyền thương mại dành cho Ấn Độ và từ đó đến nay vẫn chưa được khôi phục.
Ông Sanjay Leekha, người sáng lập kiêm chủ tịch Tập đoàn Alpine, lo ngại rằng một nhiệm kỳ tổng thống mới của Trump sẽ mang đến thêm tin xấu cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ như công ty của ông. Bày tỏ với hãng tin CNA, ông cho biết “khi GSP bị hủy bỏ, chi phí nhập khẩu vào Mỹ của chúng tôi tăng khoảng 4-6%, đây là một khoản chi phí đáng kể”.
Ông Trump, người giữ chức Tổng thống từ 2017 đến 2021, đã gọi Ấn Độ là “kẻ lạm dụng thuế quan lớn của Mỹ”. Trong khi đó, đối thủ của ông là Phó Tổng thống Kamala Harris được kỳ vọng sẽ tiếp tục đường lối của Tổng thống Joe Biden, người từng mô tả quan hệ Mỹ – Ấn là “mối quan hệ định hình nhất trong thập kỷ này”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng việc bà Harris thẳng thắn về vấn đề nhân quyền có thể gây căng thẳng với chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi.
Quan hệ Ấn-Mỹ dưới thời Biden
Video đang HOT
Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ nhiều hơn nhập khẩu, tạo nên thâm hụt thương mại song phương hơn 45 tỷ USD có lợi cho New Delhi. Các chuyên gia đồng ý rằng 4 năm qua dưới thời Biden đã mang lại sự ổn định hơn về mặt thương mại và chiến lược. Ông đã nhiệt tình đón nhận New Delhi, mời Thủ tướng Modi thăm cấp nhà nước lần đầu tiên tới Mỹ trong năm nay.
Trong nhiệm kỳ của ông Biden, hai nước cũng đã giải quyết các tranh chấp thương mại tồn đọng, với việc Mỹ bắt đầu chia sẻ công nghệ quan trọng để Ấn Độ sản xuất thiết bị quốc phòng. Bà Meera Shanker, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ năm 2009 nhận định “ông Biden đã làm việc khá có hệ thống để xây dựng các nhóm thể chế, tạo ra sự cân bằng tốt hơn (trong khu vực)”. Bà cho rằng nếu ông Trump thắng cử, tốt nhất là ông nên duy trì hiện trạng. “Nhưng nếu ông ấy quyết định phá vỡ hoạt động của (các liên minh và tiến trình), thì đó sẽ là tình huống khá bất ổn”, bà nói thêm.
Thách thức phía trước cho Ấn Độ
Bà Shanker cho rằng cả ông Trump và bà Harris đều có thể đặt ra những thách thức khác nhau cho New Delhi. Bà Harris lần đầu gặp Thủ tướng Modi vào năm 2021 và công khai nêu vấn đề nhân quyền, một chủ đề trước đây chỉ được thảo luận kín. Các nhà phân tích cũng cho rằng bà có thể gây áp lực nhiều hơn về việc Ấn Độ tiếp tục quan hệ với Nga. New Delhi nhập khẩu 40% dầu từ Nga và cho đến nay vẫn từ chối công khai ch.ỉ tríc.h Moskva về cuộc xung đột tại Ukraine.
Bà Shanker lưu ý “chúng tôi có Trung Quốc là láng giềng. Chúng tôi có Pakistan là láng giềng, và xa hơn nữa là Trung Á và Nga”. Bà cũng đặc biệt bày tỏ quan điểm nếu có khó khăn với một cường quốc trong khu vực, Ấn Độ muốn có sự linh hoạt để “duy trì quan hệ tốt với cường quốc còn lại và không đẩy họ hoàn toàn vào góc của Trung Quốc. Vì vậy tôi nghĩ Mỹ sẽ phải xem xét kỹ điều này”.
Vấn đề thuế quan
Ông Trump đã tuyên bố sẽ “mạnh tay” nếu được bầu làm Tổng thống nhiệm kỳ hai. Hồi tháng 10, ông lên tiếng cáo buộc Ấn Độ áp đặt thuế cao nhất lên sản phẩm nước ngoài và cam kết sẽ áp dụng thuế có đi có lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chính sách này nhằm tạo cơ hội công bằng cho các công ty trong nước cạnh tranh với đối tác Mỹ có kỹ năng tốt hơn.
Tiến sĩ Ajai Sahai, Tổng giám đốc điều hành của Liên đoàn Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ cho biết: “Thuế quan không phải là thứ tồn tại mãi mãi. Có lẽ chính phủ muốn tạo khung thời gian 3-4 năm cho các công ty này để họ phát triển. Khi họ phát triển và hòa vốn, thuế sẽ giảm xuống”.
Cuối cùng, các chuyên gia cho rằng chính quyền Mỹ sắp tới, dù do Trump hay Harris lãnh đạo, có thể phải chịu áp lực đòi hỏi Ấn Độ phải minh bạch hơn. Điều này sẽ tạo thêm một rào cản mới cho quan hệ song phương.
Bầu cử Mỹ 2024: Giới chuyên gia lo ngại kế hoạch áp thuế của ông Donald Trump
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng các kế hoạch áp thuế của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đẩy thuế nhập khẩu của Mỹ trở lại mức của những năm 1930, gây ra lạm phát, làm sụp đổ thương mại Mỹ - Trung Quốc, dẫn tới sự trả đũa và sắp xếp lại mạnh mẽ các chuỗi cung ứng.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một sự kiện ở bang Maryland. Ảnh: AA/TTXVN
Ông Trump đã gọi thuế quan là "từ đẹp nhất trên thế giới" và lập luận rằng các kế hoạch của ông sẽ xây dựng lại cơ sở sản xuất của Mỹ, tăng việc làm và thu nhập của Mỹ, kiếm được hàng nghìn tỷ USD doanh thu liên bang trong 10 năm.
Tuy nhiên, Chủ tịch nhóm vận động "Nông dân vì Thương mại tự do", ông Bob Hemesath ở bang Iowa, lo ngại rằng ngành nông nghiệp Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu ông Trump đắc cử Tổng thống và thực hiện lời hứa nhanh chóng áp thuế 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 10% đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu khác. Ông Hemesath dự báo đây có thể là một sự lặp lại tồi tệ hơn nhiều của cuộc chiến thương mại năm 2018-2019 giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời ông Trump, ảnh hưởng nặng nề đến hàng nông sản của Mỹ.
Những lo ngại của ông Hemesath đã được nhắc lại trong một nghiên cứu gần đây của Hiệp hội trồng ngô quốc gia và Hiệp hội đậu nành Mỹ. Nghiên cứu dự báo rằng một cuộc chiến thương mại mới với Trung Quốc có thể khiến xuất khẩu cây trồng của Mỹ giảm mạnh hơn, giá trong nước giảm và khiến dịch chuyển hàng nhập khẩu của Trung Quốc sang Brazil và Argentina.
Về phần mình, các nhà kinh tế học đều đồng ý rằng thuế quan do các công ty nhập khẩu các sản phẩm chịu thuế trả, và họ sẽ chuyển chi phí cho người tiêu dùng hoặc chấp nhận lợi nhuận thấp hơn.
Theo Tax Foundation, nếu được áp dụng đầy đủ, các loại thuế này sẽ nâng mức thuế quan trung bình của Mỹ lên 17,7% - mức cao nhất kể từ năm 1934. Các kế hoạch này được so sánh với Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley năm 1930, đạo luật đã tăng mạnh thuế quan của Mỹ, gây ra sự trả đũa và sự sụp đổ của thương mại toàn cầu, làm trầm trọng thêm cuộc Đại suy thoái.
Trong khi đó, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, bà Kamala Harris đã ch.ỉ tríc.h các kế hoạch thuế quan của ông Trump là "thuế bán hàng quốc gia", cảnh báo kế hoạch này sẽ khiến các gia đình Mỹ phải trả tới 4.000 USD/năm. Phòng thí nghiệm Ngân sách của Đại học Yale ước tính rằng tổng mức giảm thu nhập hộ gia đình hằng năm sẽ là 2.576 USD, do tác động của việc trả đũa, nhưng có thể lên tới 7.600 USD nếu ông Trump thực hiện đúng các kế hoạch mà ông nói. Bà Harris ủng hộ cách tiếp cận có mục tiêu hơn đối với thuế quan, nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược của Mỹ. Bà đã tuyên bố vào tháng 9 rằng sẽ đàm phán lại Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada, do ông Trump đàm phán vào năm 2026, để bảo vệ việc làm trong ngành ô tô của Mỹ.
Về phần mình, nhóm nghiên cứu ngân sách của Đại học Yale tính toán rằng mức thuế quan của ông Trump ban đầu sẽ làm tăng mức giá tiêu dùng 1,2% - 5,1%.
Tuy nhiên, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump trích dẫn một nghiên cứu từ Liên minh vì một nước Mỹ thịnh vượng, nhóm ủng hộ thuế quan, cho thấy mức thuế quan phổ cập 10% sẽ không gây ra "mức tăng giá đáng kể" và khi kết hợp với việc cắt giảm thuế bù trừ, sẽ tạo ra mức tăng trưởng kinh tế trị giá 728 tỷ USD và 2,8 triệu việc làm.
Phó Tổng thống Harris bỏ phiếu qua đường bưu điện Ngày 3/11, ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Kamala Harris cho biết bà đã gửi lá phiếu đến bang quê nhà California để bầu cho chính mình. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở Washington ngày 29/10/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN Phát biểu trong cuộc vận động tranh cử ở bang chiến địa Michigan,...