Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên ráo riết cạnh tranh tại các bang chiến trường
Hàng chục triệu cử tri Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu sớm, trong khi hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump tăng cường hoạt động tại các bang chiến trường.
Sự cạnh tranh gay gắt khiến bang Pennsylvania và Georgia trở thành điểm nóng chính trị trong cuộc đua vào Nhà Trắng ngày 5/11 tới.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP/TTXVN
Theo dữ liệu từ Phòng Nghiên cứu bầu cử tại trường Đại học Florida, gần 25 triệu cử tri đã tiến hành bỏ phiếu trực tiếp hoặc qua bưu điện. Nhiều bang, đặc biệt là các bang chiến trường như North Carolina và Georgia, đã lập kỷ lục về số lượng cử tri đi bầu sớm ngay trong tuần đầu tiên.
Video đang HOT
Trong ngày 23/10, bà Kamala Harris – ứng cử viên của đảng Dân chủ – đã tham gia một buổi gặp mặt trực tiếp trên truyền hình tại Chester Township, Pennsylvania. Bà hy vọng sẽ thuyết phục được số ít cử tri chưa quyết định, những người có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong một cuộc đua đang rất sít sao. Bang Pennsylvania, với vị trí quan trọng trong “bản đồ bầu cử Mỹ”, là nơi mà bà Harris dành nhiều thời gian và công sức trong giai đoạn nước rút này.
Trong khi đó, ông Donald Trump – ứng cử viên của đảng Cộng hòa – cũng đẩy mạnh chiến dịch tại Georgia, một bang quan trọng khác trong cuộc đua, với sự tham gia của nhiều nhân vật nổi bật như ông Tucker Carlson – cựu ngôi sao của kênh truyền hình Fox News và Robert F. Kennedy Jr. – một cựu ứng cử viên độc lập cho chiếc ghế Tổng thống Mỹ. Đặc biệt, sự xuất hiện của ngôi sao nhạc đồng quê Jason Aldean đã giúp khích lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm – một thông điệp mà ông Trump trước đây từng phản đối nhưng giờ đang dần chấp nhận.
Phát biểu trước đám đông cử tri tại Zebulon (bang Georgia), ông Trump tự hào cho biết “số phiếu bầu tại Georgia đang ở mức kỷ lục” và không quên gửi gắm hy vọng rằng những lá phiếu này sẽ giúp ông “khôi phục đất nước”.
Cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay không chỉ là về những chương trình chính sách mà còn là về việc ai có thể thu hút được lượng cử tri đông đảo nhất tại những bang then chốt. Sự cạnh tranh gay gắt giữa bà Harris và ông Trump tại 7 bang chiến trường, trong đó có Pennsylvania và Georgia, sẽ quyết định kết quả chung cuộc.
Trong bối cảnh chưa đầy hai tuần nữa sẽ tới ngày bầu cử, cả hai ứng cử viên sẽ tiếp tục đổ dồn nỗ lực vào những bang này, nơi ngay cả 1% nhỏ phiếu bầu cũng có thể quyết định ai sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Theo khảo sát mới nhất của do Reuters/Ipsos thực hiện, bà Harris đang dẫn trước ông Trump với tỷ lệ sít sao 46% so với 43% trên toàn quốc. Điều này cho thấy cuộc đua vẫn còn rất cam go và chưa có hồi kết rõ ràng.
Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Kamala Harris tăng cường tiếp cận cử tri gốc Arab
Ngày 28/8, chiến dịch vận động tranh cử của ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris cho biết đã thuê một luật sư người Mỹ gốc Ai Cập, từng là quan chức của Bộ An ninh Nội địa.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc vận động tranh cử tại Detroit, bang Michigan, ngày 7/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Động thái này nhằm tăng cường tiếp cận cử tri người Mỹ gốc Arab, bộ phận được cho là có thể ảnh hưởng đến kết quả tại một số bang chiến địa trong cuộc bầu cử ngày 5/11 tới.
Trước đó, đội ngũ vận động tranh cử của bà Harris cũng đã thuê luật sư người Mỹ gốc Afghanistan Nasrina Bargzie để tiếp cận cử tri theo đạo Hồi.
Cụ thể, bà Brenda Abdelall sẽ được giao nhiệm vụ thu hút phiếu bầu từ cộng đồng gốc Arab - vốn đang thất vọng với sự ủng hộ của Mỹ trong cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza. Bà Abdelall, lớn lên ở Ann Arbor, Michigan, từng điều hành một blog và trang web về ẩm thực Trung Đông. Tháng 1/2021, ngay sau khi ông Donald Trump rời Nhà Trắng, bà Abdelall đã trở thành người đứng đầu văn phòng dân quyền của Bộ An ninh Nội địa.
Hiện ứng cử viên của đảng Dân chủ Harris đang có cuộc chạy đua sát nút với ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump. Phiếu bầu của cử tri gốc Hồi giáo và Arab được cho là có thể phân định kết quả ở các bang chiến địa như Michigan - một trong những bang có cộng đồng người Hồi giáo và gốc Arab lớn nhất ở Mỹ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành được phần lớn sự ủng hộ của cộng đồng người gốc Arab và Hồi giáo vào năm 2020, nhưng sự ủng hộ của ông đối với Israel đã khiến nhiều thành viên trong cộng đồng này thất vọng.
Bầu cử Mỹ 2024: Tiếp tục 'cuộc đua gay cấn' giữa hai ứng cử viên Ngày 21/10, cuộc khảo sát của Washington Post/Schar School cho thấy Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump vẫn đang trong cuộc đua quyết liệt trên khắp 7 bang chiến địa khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11. Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa,...