“Tổng thổng Mỹ Obama phải thừa nhận thất bại trong việc cô lập Nga”
Giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga – ông Aleksey Pushkov – vừa tuyên bố rằng, sự góp mặt của các chính trị gia từ nhiều nước trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga đã chứng minh một điều quan trọng rằng chính sách cô lập Moscow của Mỹ đã thất bại.
Tổng thống Mỹ đã không thể “làm khó” nước Nga trong chiến lược cô lập hóa của mình
Ông Pushkov bày tỏ trong phiên họp toàn thể gần đây của Hạ viện Nga: “Sau lễ kỷ niệm lần thứ 70 của ngày Đại thắng trong Thế chiến II, chúng ta đã thấy rõ ràng chính sách cô lập chính trị tối đa nhắm vào Nga không mang lại kết quả như họ mong đợi. Nếu hôm nay, sau ngày 9/5, mà ông Obama tiếp tục khẳng định rằng họ đã cô lập được nước Nga thì ông ta sẽ bị cười ngất”.
Vị giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga tự hào khẳng định rằng, không thể nói tới chuyện cô lập khi chỉ trong 3 ngày, Moscow đã tiếp đón các nhà lãnh đạo hàng đầu tới từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Kazakhstan, Azerbaijan, Armenia, Việt Nam, Đức, Cộng hòa Séc, Síp, Slovakia, Liên Hợp Quốc và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Video đang HOT
Thậm chí, ông Pushkov còn mỉa mai rằng bản thân Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng “không chịu nổi chính sách cô lập của chính mình”, nên ông Obama đã phải phái Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nga rất sớm sau lễ kỷ niệm nói trên.
“Quyết định đó cho thấy thực tế là ông Obama đã công nhận rằng không thể cô lập những quốc gia như Nga”, ông Pushkov khẳng định.
Dù vậy, ông Pushkov cũng thẳng thắn cho rằng, Mỹ sẽ không ngay lập tức từ bỏ những chính sách chống Nga của họ, cũng như không ngưng tất cả nguồn lực sẵn có trong cuộc đấu giữa 2 cường quốc này.
Bên cạnh đó, vị giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của Duma Quốc gia Nga cũng nói rằng việc củng cố liên minh giữa Nga và Trung Quốc là một phản ứng chung đối với “chính sách đe dọa, gây áp lực và trừng phạt của phương Tây”.
Ông cũng khẳng định liên minh này chính là sự thất bại lớn nhất của Tổng thống Mỹ Obama kể từ khi nhà lãnh đạo da màu này lên nắm quyền tại Nhà Trắng.
Trước đó, vào đầu tháng Ba, Thư ký báo chí Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Putin từng nói rằng áp lực liên tục từ phía Tổng thống Mỹ Obama và chính quyền của ông này sẽ không bao giờ ảnh hưởng tới chính sách ngoại giao của Moscow.
Ông cũng gọi các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga là “con dao hai lưỡi”, bởi mặc dù những biện pháp này đã gây một số khó khăn nhất định đối với nền kinh tế Nga, thì trừng phạt Nga gây ảnh hưởng tới nhiều nước khác, thậm chí là cả nền kinh tế toàn cầu.
Theo_An ninh thủ đô
Tạo thời thay bản chất
Những luật vừa mới được chính phủ Nhật Bản thông qua là bước ngoặt rất quyết định đối với lực lượng phòng vệ nước này nói riêng và chính sách đối ngoại, quân sự, quốc phòng và an ninh của Nhật Bản nói chung trong tương lai.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể hoạt động không chỉ nhiều hơn mà còn ở phạm vi địa lý rộng lớn hơn khuôn khổ lãnh thổ đất nước - Ảnh: Reuters
Với tên gọi chung là "Những luật vì hòa bình và an ninh", Tokyo nhằm vào mục tiêu là tạo cơ sở pháp lý để Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thể hoạt động không chỉ nhiều hơn mà còn ở phạm vi địa lý rộng lớn hơn khuôn khổ lãnh thổ đất nước.
Như thế có thể thấy một thời kỳ khác đã được mở ra cho vai trò chính trị an ninh khu vực và thế giới của Nhật Bản và bản chất mới đã được gây dựng cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đương kim Thủ tướng Shinzo Abe giờ đã đạt được mục tiêu không hề giấu giếm. Ông Abe cũng còn là thủ tướng thúc đẩy quyết liệt nhất và thành công nhất quá trình tái diễn dịch hiến pháp hiện hành ở Nhật Bản để có được những luật mới nói trên.
Tạo bản chất mới cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản theo hướng như được thể hiện và cụ thể hóa trong những luật nói trên là biện pháp trung tâm của ông Abe để mưu cầu vai trò chính trị an ninh thế giới và khu vực to lớn hơn trước cho Nhật Bản.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở Nhật Bản, sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc tăng cường tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản và một số nước khác ở khu vực Đông Á cũng như thế đa số trong Hạ viện là những tác nhân cộng hưởng tạo cả thiên thời, địa lợi lẫn nhân hòa cho ông Abe trong việc này. Nước Nhật không còn như trước nữa.
La Phù
Theo Thanhnien
Mỹ: Trung Quốc gây nguy hiểm cho an ninh khu vực Các quan chức ngoại giao-quốc phòng nói trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho an ninh khu vực. Ngoại trưởng John Kerry sẽ nói "rõ ràng rành mạch" với Trung Quốc về cam kết của Mỹ bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông Theo...