Tổng thống Mỹ ký ban hành luật cải cách và an toàn hàng không
Ngày 16/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật bao quát nhiều lĩnh vực đối với ngành hàng không, theo đó tăng cường nhân sự kiểm soát không lưu, tăng ngân sách cho công tác ngăn ngừa các sự cố trên đường băng và hoàn tiền nhanh cho hành khách bị hủy chuyến bay.
Máy bay của American Airlines chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Ronald Reagan Washington ở Arlington, Virginia, Mỹ. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/TTXVN
Luật mới nói trên có tổng trị giá 105 tỷ USD, hiệu lực thi hành trong 5 năm.
Luật này quy định các hãng hàng không không được tính phí đối với các thành viên gia đình muốn ngồi cùng nhau trên máy bay; phải lắp đặt trang thiết bị ghi âm buồng lái với thời gian ghi 25 giờ, tăng so với quy định 2 giờ hiện hành.
Video đang HOT
Luật mới cũng chỉ thị Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ ( FAA) triển khai công nghệ bề mặt sân bay tiên tiến giúp ngăn ngừa các vụ va chạm.
Bên cạnh đó, bổ sung thêm 5 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày tại Sân bay quốc gia Washington đông đúc; yêu cầu các hãng hàng không phải chấp nhận các thẻ ưu đãi và tín dụng trong tối thiểu 5 năm; nhanh chóng hoàn tiền cho hành khách trong trường hợp chuyến bay bị hủy.
Luật mới cũng tăng các mức phạt dân sự tối đa đối với những hãng hàng không vi phạm quyền lợi hành khách từ 25.000 USD lên 75.000 USD đối với mỗi lần vi phạm; thúc đẩy giải quyết tình trạng thiếu 3.000 kiểm soát viên không lưu bằng cách chỉ đạo FAA thực hiện các tiêu chuẩn nhân sự đã được cải thiện, đồng thời thuê thêm thanh tra, kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật…
Tổng thống Biden đã nhiều lần chỉ trích các hãng hàng không áp phí cao, đồng thời kêu gọi đưa ra các quy định mới chặt chẽ hơn. Chính quyền của ông cũng đang thúc đẩy các nỗ lực tăng cường an toàn hàng không sau một loạt sự cố liên quan máy bay Boeing đe dọa an toàn của hành khách và các thành viên phi hành đoàn, trong đó có vụ máy bay Boeing 737 MAX 9 của hãng hàng không Alaska Airlines phải hạ cánh khẩn cấp do bị bung cửa trong lúc bay ngày 5/1 năm nay.
Mỹ kiểm tra quá trình giám sát của FAA đối với hoạt động bảo trì tại United Airlines
Ngày 9/5, Văn phòng Tổng Thanh tra của Bộ Giao thông vận tải Mỹ (DOT OIG) cho biết sẽ kiểm tra quá trình giám sát của Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) đối với hoạt động bảo trì của hãng hàng không United Airlines.
Máy bay Boeing 787 Dreamliner tại nhà máy của Boeing ở Everett, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo DOT OIG, cơ quan này sẽ đánh giá quá trình giám sát của FAA để giải quyết các vấn đề không tuân thủ và vi phạm quy định bảo trì tại United Airlines. DOT OIG cho biết những sự cố về an toàn gần đây của United Airlines, như việc một số chuyến bay phải chuyển hướng do gặp vấn đề về máy móc, cho thấy quá trình giám sát của FAA đối với hoạt động bảo trì của các hãng hàng không là rất quan trọng.
Hiện United Airlines và FAA chưa đưa ra bình luận gì về động thái trên.
Hồi tháng 3 vừa qua, FAA cho biết cơ quan này đang tăng cường giám sát United Airlines sau những sự cố an toàn gần đây và có thể hoãn cấp chứng nhận cho United Airlines dựa trên những phát hiện trong quá trình giám sát.
Trong 5 năm qua, DOT OIG đã công bố một số báo cáo thanh tra và khuyến nghị FAA giám sát hoạt động bảo trì của các hãng hàng không Allegiant Air, Southwest Airlines, American Airlines và hiện nay là SkyWest Airlines. Năm 2020, DOT OIG cho biết Southwest Airlines đã khai thác hơn 150.000 chuyến bay chở 17,2 triệu hành khách trên các máy bay mà chưa được xác nhận đã hoàn thành quy trình bảo trì cần thiết. Cùng năm, FAA phạt Southwest Airlines 3,92 triệu USD với cáo buộc vi phạm quy định trọng tải đối với 21.505 chuyến bay vào năm 2018. Năm 2021, vụ việc được giải quyết với việc Southwest Airlines chấp thuận nộp phạt 200.000 USD và số tiền phạt còn lại được hoãn dựa trên những hành động khắc phục của hãng hàng không này.
Năm 2021, DOT OIG cũng công bố báo cáo cho rằng FAA thiếu các biện pháp giám sát hiệu quả để đảm bảo rằng các biện pháp bảo trì của American Airlines khắc phục được những nguyên nhân gốc rễ. Theo báo cáo này, American Airlines đã khai thác 1 máy bay mà cầu trượt sơ tán khẩn cấp không hoạt động được trong 877 ngày trước khi báo cáo với FAA.
Ngành hàng không chao đảo bởi các vấn đề của Boeing Những rắc rối của Boeing liên quan đến máy bay 737 MAX đang đảo lộn các kế hoạch trong năm 2024 của ngành hàng không khi làm thay đổi đội bay và các mục tiêu mở rộng của các hãng hàng không do các cơ quan quản lý Mỹ đình chỉ hoạt động sản xuất dòng máy bay này. Máy bay 737 MAX...