Điện Kremlin lên tiếng về khả năng trao đổi tù nhân với trường hợp của nhà báo Mỹ
Điện Kremlin vào ngày 3/7 đã lên tiếng về khả năng trao đổi tù nhân liên quan đến nhà báo người Mỹ Evan Gershkovich đang bị giam giữ tại Nga.
Nhà báo Mỹ Gershkovich tại tòa án ở Moskva ngày 22/6. Ảnh: AP
Khi được hỏi liệu các chuyến thăm lãnh sự ngày 3/7 với nhà báo Mỹ Gershkovich bị giam tại Moskva từ tháng 3 và công dân Nga Vladimir Dunaev đang bị giam tại Mỹ có phải là dấu hiệu báo trước về cuộc trao đổi tù nhân giữa hai nước hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Moscow và Washington đã có những liên lạc về vấn đề này.
Ông Peskov phát biểu trước các phóng viên: “Chúng tôi nói rằng đã có một số liên hệ nhất định về chủ đề này, nhưng chúng tôi không muốn chúng được thảo luận công khai. Chúng phải được thực hiện và duy trì hoàn toàn lặng lẽ”.
Ông Peskov không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào, nhưng bổ sung rằng “quyền hợp pháp tiếp xúc lãnh sự phải được đảm bảo cho cả hai phía”.
Video đang HOT
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đại sứ Mỹ tại Moskva Lynne Tracy vào ngày 3/7 đã đến thăm công dân Gershkovich lần đầu tiên kể từ tháng 4. Một tòa án ở Moskva vào ngày 22/6 đã ra phán quyết phóng viên người Mỹ Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal phải ở tù cho đến ít nhất là cuối tháng 8 đồng thời bác bỏ đơn kháng cáo của anh này.
Vào ngày 30/3, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết đã bắt giữ Evan Gershkovich tại thành phố Yekaterinburg vì nghi ngờ anh này là gián điệp. Khi bị bắt, công dân Mỹ sinh năm 1991 đang làm phóng viên cho tờ The Wall Street Journal ở Moskva. FSB tuyên bố xác định rằng Gershkovich “đóng vai trò là đặc vụ cho phía Mỹ, đã thu thập dữ liệu tuyệt mật về hoạt động của một doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga”. FBS không nêu rõ thời điểm bắt giữ Gershkovich.
Tờ Wall Street Journal đã bác bỏ cáo buộc của FSB và yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho phóng viên Evan Gershkovich. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã kêu gọi Nga thả nhà báo Evan Gershkovich.
Trong khi đó, Dunaev bị dẫn độ từ Hàn Quốc đến Mỹ với cáo buộc là tội phạm công nghệ cao. Công dân Nga này đang bị giam giữ ở Ohio. Nadezhda Shumova, người đứng đầu bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Nga cho biết các nhà ngoại giao nước này được quyền tiếp cận lãnh sự với Dunaev vào 3/7, lần đầu tiên kể từ khi anh ta bị bắt năm 2021.
Vào năm 2022, đã có hai công dân Mỹ được hồi hương theo diện trao đổi tù binh với Nga là cựu lính thủy đánh bộ Trevor Reed cùng ngôi sao bóng rổ Brittney Griner. Đây là những công dân mà Washington cho rằng không đáng bị bắt giữ tại Nga.
Reed bị bắt tại Nga và kết tội tấn công hai sĩ quan cảnh sát. Năm 2022, Moskva và Washington trao đổi Reed để đổi lại Konstantin Yaroshenko – công dân Nga chịu bản án 20 năm tù từ năm 2011 vì buôn lậu cocaine vào Mỹ.
Vận động viên Griner bị kết tội tàng trữ và vận chuyển ma túy tại Nga được trao đổi với Viktor Bout vốn phải thụ án 25 năm trong tù tại Mỹ sau khi bị kết án năm 2012 do buôn lậu vũ khí.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi Nga - Mỹ trao đổi tù nhân
Điện Kremlin nêu rõ rằng thỏa thuận trao đổi tù nhân gồm vận động viên bóng rổ Mỹ Brittney Griner và nhà buôn vũ khí người Nga Viktor Bout không phải là bước tiến tới cải thiện quan hệ song phương giữa Moskva và Washington.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters
Hãng TASS (Nga) dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/12 cho biết quan hệ giữa Nga và Mỹ vẫn nằm trong "tình trạng đáng tiếc".
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin máy bay chở nữ vận động viên bóng rổ Brittney Griner từ Nga đã hạ cánh tại Texas, Mỹ vào hôm 9/12. Cô Griner hồi hương sau gần 10 tháng bị giam giữ tại Nga.
Việc Griner trở về Mỹ nằm trong thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Nga và Mỹ. Theo đó, tay buôn vũ khí người Nga Viktor Bout đã từ Mỹ trở về Nga.
Griner chơi bóng rổ chuyên nghiệp tại Nga và vào tháng 2 năm nay bị bắt tại sân bay Sheremetyevo ở Moskva với cáo buộc mang theo hộp thuốc lá điện tử có chứa dầu cần sa. Tại tòa, Griner thừa nhận sở hữu các hộp chứa dầu cần sa nhưng cô nói bản thân không có ý định phạm tội mà đã vô tình đóng gói chúng.
Trong khi đó, Bout bị bắt tại Thái Lan năm 2008 và dẫn độ đến Mỹ năm 2010. Bout đang thụ án 25 năm tù với tội danh âm mưu bán vũ khí trị giá hàng chục triệu USD sử dụng để chống lại người Mỹ.
Nga ra biện pháp trả đũa "đòn" thu giữ tài sản Tổng thống Nga Vladimir Putin mới ký một sắc lệnh đáng chú ý. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/4 đã ký một nghị quyết đưa ra các biện pháp đáp trả, trong kịch bản các tài sản của Nga ở nước ngoài bị tịch thu, theo hãng thông tấn quốc gia TASS. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Theo sắc lệnh...