Tổng thống Mỹ khẳng định thành quả đạt được trong đàm phán với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định đã có những tiến triển trong đàm phán với Triều Tiên, đồng thời bày tỏ mong muốn hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ diễn ra tốt đẹp và đạt được thỏa thuận Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên hồi tháng 6-2018 ở Singapore
Trên tài khoản Twitter cá nhân của mình, Tổng thống Trump đã bày tỏ sự thất vọng về việc một số hãng truyền thông Mỹ trong thời gian qua luôn đặt ra nghi vấn về tính chân thực trong quyết tâm phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Tổng thống Trump đồng thời nhấn mạnh rằng khác với những người tiền nhiệm, ông đã xây dựng được mối quan hệ với Triều Tiên trong khoảng thời gian ngắn chỉ với 15 tháng. Nhờ đó hài cốt các binh sĩ Mỹ tử trận tại chiến trường Triều Tiên đã được đưa về Mỹ và phía Bình Nhưỡng không còn thử hạt nhân hay phóng tên lửa nữa.
Ngày 24-1, Nhà Trắng xác nhận thông tin rằng, Tổng thống Donald Trump đã gửi một bức thư tới nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, Kim Yong-chol, người phụ trách các cuộc đàm phán hạt nhân, đã có chuyến thăm và làm việc tại
Washington vào tuần trước cũng như có cuộc nói chuyện với Tổng thống Trump trong 90 phút tại Phòng Bầu dục. Ông Kim Yong-chol mang theo một bức thư từ Chủ tịch Kim
Jong-un gửi Tổng thống Trump. Sau cuộc gặp gỡ này, hai bên đã thống nhất công bố hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên vào cuối tháng 2.
Truyền thông Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un tỏ ra rất hài lòng khi nghe ông Kim Yong-chol báo cáo về kết quả chuyến thăm Washington của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã chỉ thị thực hiện công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên-Mỹ lần thứ hai.
Video đang HOT
Việc lãnh đạo Mỹ-Triều trao đổi thư từ, liên tiếp đưa ra lập trường tích cực, được đánh giá là nhằm dập tắt những ý kiến hoài nghi về tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa, duy trì động lực cho cuộc hội đàm sắp tới. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, Washington và Bình Nhưỡng sẽ phải tiếp tục đàm phán để thu hẹp bất đồng xung quanh tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và những bước đi tương ứng của Mỹ.
Được biết trong cuộc gặp đầu tiên hồi tháng 6 năm ngoái tại Singapore, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhất trí Triều Tiên tiến tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lại các cam kết an ninh từ Mỹ. Tuy nhiên, kể từ sau cuộc gặp này, các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa chưa đạt tiến bộ nào vì hai bên không thống nhất cách hiểu về khái niệm “phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.
Theo ANTD
Ngày này năm xưa: Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ có nữ ngoại trưởng da màu
Ngày 26/1/2005, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã bổ nhiệm bà Condoleezza Rice vào vị trí ngoại trưởng, đưa bà trở thành người phụ nữ gốc Phi đầu tiên có chức vụ cao nhất trong chính phủ Mỹ.
Theo History, bà Condoleezza Rice sinh ra tại thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama vào tháng 11/1954. Bà là con gái duy nhất của mục sư John Wesley Rice, Jr. tại Nhà thờ Trưởng Lão Westminster và bà Angelena Rice, giáo viên dạy các môn khoa học, âm nhạc, thuật hùng biện.
Bà Rice đã bắt đầu học tiếng Pháp, âm nhạc, trượt băng nghệ thuật và múa ballet từ năm lên 3 tuổi, nhưng sau đó bà lại không trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp mà theo học chính trị quốc tế Đại học Denver, nơi cha bà đảm nhiệm công việc của một phụ tá hiệu trưởng. Năm 1974, bà tốt nghiệp đại học rồi tiếp tục theo đuổi các học vị cao hơn nữa về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại các đại học danh tiếng.
Bà Rice đứng trước Nhà Trắng trong một chuyến đi nghỉ cùng gia đình khi còn nhỏ. (Ảnh: Random House)
Bà được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Viện trưởng của Đại học Stanford từ năm 1993 đến năm 1999. Trong thời gian làm việc ở Stanford, bà đã gây được sự chú ý với chính quyền của Tổng thống Ronald Reagan với những kiến thức uyên sâu về các vấn đề Xô Viết.
Năm 1986, theo lệnh của Tổng thống Reagan, Tiến sĩ Rice đã vào làm trong Hội đồng Quan hệ Đối ngoại và sau đó được bổ nhiệm vào vị trí phụ tá đặc biệt cho giám đốc Hội đồng Tham mưu Liên quân. Từ năm 1989 đến 1991, bà Rice phục vụ trong chính quyền của Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha) với cương vị giám đốc, rồi Tổng giám đốc Vụ Xô viết và Đông Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia, và là phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia.
Bà Rice (ngoài cùng bên trái) trong thời gian học ở trường St. Mary. (Ảnh: Random House)
Suốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 của Georg W. Bush (Bush con), bà Rice xin nghỉ phép một năm tại Đại học Stanford để dành thời gian làm việc với ông Bush trong cương vị cố vấn về chính sách ngoại giao.
Tháng 12/ 2000, sau khi ông Bush đắc cử, bà Rice nghỉ việc tại Stanford để đảm nhiệm chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Bà là phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí này. Condoleezza Rice cũng là người sát cánh và ủng hộ Tổng thống Bush tái tranh cử vào năm 2004. Tháng 11/2004, ông Bush đề cử bà Rice vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ thế chỗ của ông Colin Powell.
Chuyến bay đầu tiên của bà Rice trên chiếc Không Lực Một khi làm việc cho Tổng thống George H.W. Bush. (Ảnh: Random House)
Trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Rice vào ngày 26/1/2005, Tổng thống Bush nói rằng trong 4 năm qua, nước Mỹ đã được hưởng lợi từ một cố vấn khôn ngoan chính là Tiến sĩ Condoleezza Rice. Cũng tại buổi lễ, cả ông Bush và bà Rice đều đã ca ngợi những nỗ lực của người tiền nhiệm Colin Powell.
Bà Rice lắng nghe Tổng thống Bush phát biểu vào 6/2002. (Ảnh:Nhà Trắng)
Trên cương vị Ngoại trưởng, bà Rice đã bắt tay cải tổ và tái cấu trúc toàn bộ guồng máy của bộ ngoại giao và công du tới 70 quốc gia. Ngoài tiếng Anh, bà Rice có thể nói tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha với các mức độ thông thạo khác nhau.
Nữ Ngoại trưởng Mỹ gặp Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga năm 2005. (Ảnh: Kremlin)
Mặc dù đã đạt tới đỉnh cao sự nghiệp chính trị và được sự tín nhiệm của nhiều người song bà Rice tuyên bố không có ý định, cũng không quan tâm đến việc ra tranh cử tổng thống sau khi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng vào năm 2009.
Tạp chí Forbes đã hai lần bầu chọn bà Condoleezza Rice là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới (năm 2004 và năm 2005).
Sầm Hoa
Theo Vietnamnet
Mỹ: Bắt giữ cựu cố vấn của Tổng thống Donald Trump Ngày 25-1, kênh CNN dẫn lời bà Sarah Sanders, Thư ký báo chí của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho biết cáo trạng của Công tố viên đặc biệt liên bang đối với ông Roger Stone-một cựu cố vấn, đồng minh lâu năm của Tổng thống Mỹ-không liên quan đến Tổng thống hay Nhà Trắng. Cựu cố vấn đồng thời là đồng minh...