Tổng thống Mỹ hội đàm với Thủ tướng Israel
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Naftali Bennett ngày 27/8 có cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, đánh dấu cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Israel kể từ khi 2 ông nhậm chức.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Naftali Bennett hội đàm tại Nhà Trắng. Ảnh: bbc.com
Ban đầu, cuộc hội đàm này dự kiến diễn ra vào ngày 26/8, tuy nhiên đã bị hoãn lại do vụ tấn công đẫm máu tại sân bay ở thủ đô Kabul của Afghanistan khiến ít nhất 13 binh lính Mỹ thiệt mạng. Theo Văn phòng của Thủ tướng Bennett, Tổng thống Biden đã gọi điện cho nhà lãnh đạo Israel, cảm ơn ông vì đã hiểu cho việc phải hoãn cuộc gặp. Thủ tướng Bennett cũng đã gửi lời chia buồn vì những mất mát của Mỹ trong cuộc tấn công này.
Thủ tướng Bennett đã tới thủ đô Washington DC của Mỹ tối 24/8. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Bennett kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Israel. Theo giới phân tích, cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Bennett nhằm cài đặt lại mối quan hệ giữa Mỹ và Israel cũng như tìm kiếm tiếng nói chung trong vấn đề Iran, cho dù hai bên có những khác biệt về cách tiếp cận đối với chương trình hạt nhân của Tehran.
Căng thẳng đã làm mối quan hệ giữa người tiền nhiệm của ông Bennett là cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu với chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama, khi đó ông Biden giữ chức Phó Tổng thống, không “xuôi chèo, mát mái”. Theo một quan chức cấp cao, nhiều khả năng, ông Bennett sẽ hối thúc Tổng thống Biden tiếp cận cứng rắn với Iran và không tham gia vào các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015 mà cựu Tổng thống D. Trump đã quyết định từ bỏ. Trong khi đó, Tổng thống Biden có thể sẽ chia sẻ quan ngại của Israel, song vẫn duy trì đường lối ngoại giao với Tehran.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chuyến thăm của Thủ tướng Israel được kỳ vọng là cơ hội để hai bên thảo luận về những nỗ lực nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng dành cho Israel và Palestine, cũng như tầm quan trọng của nỗ lực hướng tới một tương lai hòa bình và an toàn hơn dành cho khu vực. Đây cũng là vấn đề mà ông Bennett và ông Biden có cách tiếp cận không giống nhau.
Trong chuyến công du lần này, Thủ tướng Israel đã gặp Ngoại trưởng nước chủ nhà Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin và Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan.
Israel tiêm liều vắc xin Covid-19 thứ 3 cho người trên 60 tuổi
Israel trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều vắc xin tăng cường thứ 3 cho công dân nước này theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Tiêm vắc xin Covid-19 tại Israel (Ảnh: Times of Israel).
Trước làn sóng lây lan nhanh và nguy hiểm của biến chủng Delta, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã công bố kế hoạch bắt đầu chiến dịch tiêm liều tăng cường thứ 3 vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer cho người trên 60 tuổi, những người đã tiêm mũi thứ hai ít nhất 5 tháng trước đó.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào tối 29/7 (giờ địa phương), Thủ tướng Bennett nhấn mạnh: "Thực tế chứng minh vắc xin an toàn, có hiệu quả bảo vệ khỏi bị nhiễm nặng và tử vong. Và giống như vắc xin cúm cần được tiêm lại theo thời gian, trường hợp này cũng vậy".
Chiến dịch tiêm chủng sẽ bắt đầu vào ngày 1/8 và Israel chỉ sử dụng duy nhất vắc xin Pfizer/BioNTech. Những người trên 60 tuổi đã tiêm liều thứ 2 với vắc xin Pfizer ít nhất 5 tháng trước sẽ đủ điều kiện. Thủ tướng Bennett cũng cho biết, Tổng thống Isaac Herzog là người đầu tiên nhận được mũi tiêm vắc xin tăng cường trong buổi tiêm vào ngày 30/7.
Ông Bennett cũng nhấn mạnh lời kêu gọi tất cả những người cao tuổi đã tiêm đủ hai mũi, hãy tiếp tục đi tiêm mũi thứ ba. Thủ tướng Israel cũng cho biết ngay sau khi kết thúc bài phát biểu này, ông sẽ gọi cho mẹ - người thân yêu nhất của ông - để khuyến khích bà đi tiêm vắc xin ngay lập tức.
Thông báo của Thủ tướng Bennett khiến Israel, quốc gia được xem là hình mẫu tiêm chủng của thế giới, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm liều tăng cường thứ 3 cho công dân của mình theo chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn.
Quyết định này của Israel được đưa ra trùng với thời điểm hãng Pfizer đưa ra bằng chứng mới hôm 28/7 để nhấn mạnh việc nên tiêm thêm liều tăng cường thứ 3 vì sức mạnh của vắc xin công nghệ mRNA suy giảm một chút theo thời gian nhưng có thể được cải thiện với liều thứ 3
Trong khi cả Mỹ và EU chưa đồng ý tiêm liều thứ 3 cho dân của họ, Israel đã kết luận rằng việc tiêm liều thứ 3 có thể giúp đẩy lùi làn sóng lây nhiễm hiện nay do biến chủng Delta.
Trong bài phát biểu, Thủ tướng Bennett cũng nhấn mạnh, một nhóm chuyên gia cố vấn đã đồng ý hoàn toàn với chiến dịch tiêm chủng lần này. Các nghiên cứu sơ bộ ở Israel cho thấy, hiệu quả bảo vệ của vắc xin ngăn nhiễm bệnh nặng đã giảm ở những người đã tiêm từ tháng 1.
"Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm theo thời gian và mục đích của việc tiêm liều thứ 3 và để khả năng miễn dịch tăng trở lại, do đó giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh và nguy cơ mắc bệnh nặng", Thủ tướng Bennett nhấn mạnh.
Cho đến nay, khoảng 57% dân số 9,3 triệu người của Israel đã được tiêm đầy đủ. Nhưng số ca mắc mới hàng ngày ở quốc gia này tăng nhanh trong những ngày qua, trong đó riêng ngày 29/7 đã ghi nhận ít nhất 2.165 ca mới.
Hồi đầu tháng này, Israel đã bắt đầu tiêm mũi thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Ca nCoV tăng vọt, chính phủ Israel họp khẩn Nội các Israel họp vào tối 3/8, sau khi nước này ghi nhận thêm hơn 3.800 ca nhiễm nCoV, mức cao nhất kể từ đầu tháng 3. Với thêm 15 người chết vì Covid-19, Israel cũng ghi nhận số ca tử vong hàng ngày cao nhất trong vòng 4 tháng qua, trong khi số bệnh nhân nghiêm trọng đang là 221, cao hơn...