Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ bán động cơ máy bay cho Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chỉ trích đề xuất nhằm ngăn cản các công ty Mỹ bán động cơ máy bay và các linh kiện khác cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, đồng thời chỉ đạo chính quyền Washington không để điều này xảy ra.
“Mỹ không nên là một nơi khó để mua các sản phẩm nhất là vì lý do an ninh. Các công ty của chúng ta sẽ buộc phải tìm cách giữ vững sức cạnh tranh. Ví dụ, Trung Quốc muốn mua động cơ của chúng ta, loại tốt nhất thế giới”, Tổng thống Donald Trump viết trên Twitter vào hôm 18-2.
Tổng thống Donald Trump cho rằng, việc bán động cơ máy bay cho Trung Quốc có lợi cho nước Mỹ
Tuyên bố này được đưa ra sau khi có thông tin chính quyền Washington đang cân nhắc biện pháp hạn chế General Electric bán động cơ máy bay cho Trung Quốc, cùng với đó là các hệ thống và linh kiện khác như thiết bị kiểm soát bay.
Sự can thiệp này của Tổng thống Donald Trump cho thấy mong muốn ưu tiên lợi ích kinh tế hơn vấn đề về an ninh quốc gia và ưu tiên cạnh tranh lành mạnh.
Động thái này trái ngược những gì mà chính quyền Washington đang đối xử với Tập đoàn Huawei, vốn bị cáo buộc thực hiện các hoạt động do thám cho Bắc Kinh.
Việc bán các linh kiện của Mỹ cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc trở thành vấn đề đáng quan tâm, do nó có thể tạo ra sự cạnh tranh lớn cho Tập đoàn Boeing và đẩy mạnh khả năng quân sự của Trung Quốc.
Video đang HOT
Hiệp hội công nghiệp bán dẫn (SIA) đã hoan nghênh tuyên bố mới của Tổng thống Donald Trump.
Theo anninhthudo.vn
Tại sao Iran thừa nhận bắn máy bay chở khách Ukraine?
Thừa nhận bắn rơi máy bay chở khách Ukraine mang lại cho Iran cơ hội bắt đầu hợp tác và giảm căng thẳng với Mỹ cũng như các nước khác.
Chiếc máy bay Boeing 737-800 của Ukraine chở 176 người bị phòng không Iran bắn rơi ở Tehran ngày 8-1.
Trước khi vụ việc xảy ra vài tiếng, Iran nã tên lửa đạn đạo vào các căn cứ Mỹ ở Iraq, mà phần lớn là vào căn cứ không quân Ayn al-Asad, nơi Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đến thăm tháng 12-2018. Đây là lần đầu tiên Iran nã tên lửa vào căn cứ Mỹ. Không có thiệt hại về người và theo cựu binh Jim Hanson (từng phục vụ trong Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ, hiện là chủ tịch tổ chức SSG chuyên nghiên cứu an ninh Mỹ), điều này nằm trong tính toán của Iran.
Chọn tên lửa đạn đạo là có tính toán của Iran
Ông Hanson cho rằng việc Iran chọn nã tên lửa đạn đạo chứ không phải một loại vũ khí khác hay hình thức tấn công có sức phá hủy mạnh hơn, như bom hay tấn công trực tiếp, cho thấy Iran chỉ muốn trả thù cho Tướng Qassem Soleimani chứ không thực sự muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh với Mỹ. Tướng Soleimani bị Mỹ tiêu diệt ngày 3-1 tại Iraq.
Iran bắn nhầm máy bay Ukraine chỉ chưa đầy 5 tiếng sau khi nã tên lửa hai căn cứ Mỹ ở Iraq. Ảnh: USA TODAY
Dường như đúng ý đồ của Iran, Mỹ đã chọn không tấn công trực tiếp, thay vào đó lại có các tuyên bố giảm căng thẳng. Và theo nhiều ý kiến quan sát là vì tên lửa Iran không giết lính Mỹ nào.
Phần mình, dù không muốn chiến tranh nhưng Iran vẫn báo động lực lượng phòng không ngừa khả năng Mỹ trả đũa sau vụ nã tên lửa hai căn cứ ở Iraq.
Vài tiếng sau thời điểm Iran nã tên lửa hai căn cứ Mỹ, chiếc Boeing 737-800 của Ukraine chở 176 người cất cánh, bị phòng không Iran kết luận nhầm là tên lửa hành trình và phóng tên lửa tiêu diệt.
Vẫn còn nhiều câu hỏi
Ngày 11-1 Iran thừa nhận lực lượng phòng không nước này đã bắn nhầm máy bay Ukraine vì lỗi con người. 24 giờ trước đó Iran vẫn khăng khăng bác bỏ. Cũng trong ngày 11-1, Chuẩn tướng Amirali Hajizadeh - Chỉ huy lực lượng Không gian vũ trụ thuộc Quân đoàn vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nói ông đã biết máy bay Ukraine trúng tên lửa vào đúng ngày xảy ra thảm kịch.
Hiện trường chiếc máy bay chở khách của Ukraine chở 176 người bị bắn rơi ở Tehran (Iran) ngày 8-1. Ảnh: USA TODAY
Tướng Hajizadeh nói lính ông chỉ có 10 giây để quyết định bắn hay không bắn vật thể "có đường bay và tầm bay giống một mục tiêu kẻ thù". Ông Hajizadeh nói thời điểm xảy ra vụ việc hệ thống thông tin liên lạc bị hỏng, có thể do lỗi tự thân hoặc có sự can thiệp từ bên ngoài.
Đây không phải lần đầu tiên một máy bay dân sự bị bắn rơi. Mỹ từng bắn rơi một máy bay chở khách của Iran năm 1988. Nga cũng từng bắn rơi một máy bay dân sự của Hàn Quốc năm 1983. Chiếc MH-17 của Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine năm 2014 mà lực lượng đòi ly khai thân Nga bị nghi là thủ phạm.
Tuy nhiên, chuyện Iran lên tiếng thừa nhận sai lầm - dù có chậm vài ngày - vẫn là động thái bất ngờ, theo đánh giá của ông Seth J. Frantzman - nhà phân tích các vấn đề Trung Đông của tờ Jerusalem Post. Nhà phân tích Frantzman chuyên viết về tình hình Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Nga, xung đột Ukraine, chiến tranh Gaza, cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Frantzman, tình huống này xảy ra gần sân bay quốc tế Imam Khomeini ở Tehran, do đó không tránh khiến người ta đặt ra nhiều câu hỏi. Thứ nhất, tại sao IRGC không phối hợp với bộ phận kiểm soát không lưu dân sự tại sân bay Imam Khomeini? Thứ hai, tại sao IRGC không thu thập danh sách các chuyến bay dân sự sẽ cất cánh trong thời điểm đó? Thứ ba, tại sao sân bay Imam Khomeini không hướng dẫn các máy bay dân sự chuyển hướng khỏi khu vực có nguy cơ, thậm chí ngừng cất cánh trong bối cảnh nguy hiểm này?
Lý do Iran thừa nhận
Tướng Hajizadeh được cho chịu trách nhiệm về các hoạt động của Iran ở Syria và với các nước đối thủ vùng Vịnh. Uy tín nhân vật này dĩ nhiên bị tổn hại nghiêm trọng với việc đứng ra giải thích và nhận trách nhiệm về mình. Theo nhà phân tích Frantzman, có khả năng Tướng Hajizadeh và IRGC đã buộc phải làm theo lệnh của chính phủ Iran, để chính phủ nước này không bị mang tiếng là cực đoan.
Tướng Hajizadeh đứng ra giải thích và nhận trách nhiệm về mình. Ảnh: TASNIM
Vậy tại sao Iran phải mạo hiểm danh tiếng Tướng Hajizadeh và IRGC? Theo nhà phân tích an ninh quốc gia Mỹ Rebecca Grant, lý do vì thừa nhận bắn rơi máy bay chở khách Ukraine mang lại cho Iran cơ hội bắt đầu hợp tác và giảm căng thẳng với Mỹ cũng như các nước khác. Đó cũng là cơ sở để Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói giờ là lúc để Iran hành xử "như một nước bình thường".
Bà Grant từng làm trong Quân chủng Không quân Mỹ và hiện làm cho tổ chức nghiên cứu độc lập IRIS chuyên nghiên cứu về chính phủ và công nghiệp hàng không vũ trụ, phân tích các chiến dịch quân sự, các dự án công nghệ lớn như máy bay ném bom B-21 đang được phát triển tại Mỹ.
ĐĂNG KHOA
Theo plo.vn
Mỹ: Iran bắn rơi máy bay Ukraine khiến toàn bộ 176 người chết Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu lên tiếng về vụ máy bay chở khách Ukraine gặp nạn ở Tehran, trong khi tình báo Mỹ nói máy bay đã bị bắn rơi. Ông Trump nói rằng có điều gì "rất tồi tệ" xảy ra với máy bay chở khách Ukraine. Theo Daily Mail, các quan chức tình báo Mỹ "tự tin" cho rằng...