Tổng thống Mỹ B.Obama thăm Anh: Ngăn chặn kịch bản Brexit
Bên cạnh các vấn đề kinh tế toàn cầu, cuộc chiến chống khủng bố, nhiệm vụ lớn nhất trong chuyến thăm Xứ sở sương mù của Tổng thống Mỹ Barack Obama là thuyết phục Thủ tướng David Cameron gia tăng những nỗ lực để ngăn chặn kịch bản nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn được gọi là Brexit.
Tổng thống Mỹ B.Obama mong muốn Thủ tướng Anh D.Cameron thuyết phục cử tri ủng hộ ở lại EU.
Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về quy chế thành viên của nước này trong EU vào ngày 23-6 tới. Mặc dù kết quả một số cuộc thăm dò dư luận cho thấy khả năng cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ ở lại EU cao hơn, song hiện còn nhiều người chưa đưa ra quyết định về vấn đề này. Chính phủ, nhiều ngân hàng và các công ty của Mỹ lo ngại rằng, nguy cơ Brexit có thể gây ra cuộc khủng hoảng trên thị trường, hủy hoại vị thế tài chính toàn cầu của London, làm suy yếu EU cả về an ninh lẫn kinh tế. Thế nên, Tổng thống B.Obama muốn dùng ảnh hưởng của mình thuyết phục Anh ở lại EU để khối này tiếp tục vững mạnh bởi chỉ như vậy, các lợi ích của Mỹ tại Lục địa già mới được bảo đảm.
Video đang HOT
Với Mỹ, nếu một đồng minh thân cận như London không còn trong EU thì Washington khó có thể duy trì ảnh hưởng tích cực đối với Bruessels và thế giới như hiện nay. “Tình anh em” giữa hai quốc gia nằm hai bờ Đại Tây Dương trước hết thể hiện ở mối quan hệ tài chính khá chặt chẽ khi Anh là nước nhận đầu tư lớn nhất của Mỹ trên thế giới, với việc sở hữu 27% các dự án mà Mỹ đầu tư tại Châu Âu. Các công ty Mỹ bị hấp dẫn bởi thuế thấp và môi trường thân thiện với doanh nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận thị trường chung Châu Âu qua chiếc cầu nối ở Xứ sương mù. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Anh với kim ngạch thương mại song phương hơn 200 tỷ USD năm 2015. Mỹ từng thẳng thắn thừa nhận rằng tư cách thành viên EU của Anh chính là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Thậm chí, Nhà Trắng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của “một Châu Âu mạnh mẽ, cởi mở với trung tâm là nước Anh phồn thịnh”.
Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Châu Âu, Phil Gordon từng nói: “Chúng tôi muốn thấy Anh có tiếng nói mạnh mẽ trong EU. Đó là điều người Mỹ quan tâm”. Do đó, việc Anh cân nhắc thay đổi cơ cấu quan hệ với EU có thể gây tổn hại tới quan hệ giữa London và Washington, thậm chí Anh có nguy cơ bị gạt ra ngoài các vấn đề quốc tế lớn.
Trong khi đó, các nhà phân tích cũng nhận định, việc Anh rời khỏi EU sẽ khiến các thành viên yếu hơn trong khối đối mặt với tình trạng nhập cư gia tăng, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của 27 quốc gia còn lại trên trường quốc tế. EU đang trong tình trạng bấp bênh, với GDP ở hầu hết các nước thấp hơn mức của năm 2008 – thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và dòng người tị nạn bổ sung thêm sức ép lên nguồn lực. Vì vậy, việc mất đi một thành viên quan trọng sẽ làm tổn hại sự tự tin trong nội khối, giảm ảnh hưởng của EU trong các cuộc đàm phán ở quy mô toàn cầu. Hơn nữa, nếu Anh ra đi, điều đó sẽ xác nhận rằng EU không phải là không thể thay đổi và nếu London làm được thì nhiều nước khác cũng có thể. Nếu như vậy, mối đe dọa EU tan rã là có khả năng xảy ra.
Với Xứ sở sương mù, rời khỏi EU sẽ đem lại cho nước này một số lợi ích như tiết kiệm khoảng 8 tỷ euro mỗi năm do không phải đóng góp vào ngân sách liên minh, thoát khỏi chính sách nông nghiệp chung… Tuy nhiên, nếu ra đi, kinh tế Anh sẽ mất đi cơ hội có thêm gần 60 tỷ bảng và gần 800.000 lao động mỗi năm từ nay đến năm 2030. Cụ thể, trước hết Anh sẽ mất 11 tỷ bảng mỗi năm từ quan hệ thương mại với EU, đối tác thương mại quan trọng nhất của nước Anh. Thế nên, chính người dân Xứ sương mù sẽ phải trả một giá không hề rẻ một khi sự ly khai diễn ra.
Rõ ràng, việc Anh đi hay ở lại EU có ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia nội khối cũng như đồng minh thân cận Mỹ. Trong bài viết đăng tải trên tờ “The Daily Telegraph” (Điện tín) ra ngày 22-4, Tổng thống B.Obama tha thiết kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU, cho rằng quy chế thành viên trong “ngôi nhà chung” không chỉ làm tăng vị thế của nước Anh trên thế giới mà còn làm EU trở nên mạnh hơn. Tất cả các vấn đề như khủng bố, di cư và kinh tế đều có thể giải quyết hiệu quả hơn nếu Anh ở lại EU. Theo ông B.Obama, EU sẽ không làm giảm ảnh hưởng của Anh cũng như không phải là mối đe dọa đối với London mà ngược lại một EU hùng mạnh sẽ làm gia tăng vị thế đi đầu của Anh trên thế giới. Thùy Dương
Theo_Hà Nội Mới
Lãnh đạo Mỹ- Anh điện đàm về tình hình Syria
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron ngày 2/2 đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tình hình Syria.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố, trong cuộc điện đàm này, Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Mỹ tiếp tục hỗ trợ những người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn do bạo lực tại Syria và nhiều quốc gia khác trong khu vực, cũng như giúp Liên minh Châu Âu giảm bớt gánh nặng người tị nạn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh AP
Ông Obama thông báo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tham dự Hội nghị tài trợ quốc tế cho Syria và khu vực. Tại Hội nghị này, ông Kerry sẽ công bố những đóng góp của nước Mỹ trong các nỗ lực cứu trợ, thảo luận các kế hoạch liên quan đến Hội nghị Thượng đỉnh về người tị nạn dự kiến diễn ra tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về tình hình Syria, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện các bước đi cụ thể giúp người dân Syria được tiếp cận với hỗ trợ nhân đạo, xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan nhằm đẩy mạnh tiến trình chính trị tại quốc gia này./.
Hồng Anh Theo Tân Hoa xã
Theo_VOV
Anh chi gần 300 tỉ USD củng cố quốc phòng Tờ The Telegraph ngày 48.11 đưa tin Thủ tướng Anh David Cameron quyết định sẽ chi gần 300 tỉ USD trong 10 năm tới để tăng cường khả năng quốc phòng của nước này, bao gồm cả cho cuộc chiến chống khủng bố. Binh sĩ quân đội Hoàng gia Anh tham chiến tại Afghanistan hồi năm 2006 - Ảnh minh họa: Reuters Thủ...