Tổng thống Mali từ chức, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp kín khẩn cấp về tình hình tại Mali vào ngày hôm nay (19/8) sau khi quân nổi dậy tiến hành bắt giữ hàng loạt quan chức cấp cao của Mali và buộc Tổng thống đương nhiệm phải từ chức.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp kín khẩn cấp về tình hình tại Mali vào ngày hôm nay (19/8) sau khi lực lượng nổi dậy tiến hành bắt giữ hàng loạt quan chức cấp cao của Mali và buộc Tổng thống nước này Ibrahim Boubacar Keta phải từ chức.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng đã kêu gọi lựuc lượng nổi dậy trả tự do cho Tổng thống và các thành viên của chính phủ.
Video đang HOT
Cuộc nổi dậy tại Mali nổ ra vào ngày hôm qua (18/8) từ căn cứ quân sự Kati, nằm ở ngoại ô thủ đô Bamako, Mali. Theo trang tin Malijet, lực lượng nổi dậy do Đại tá Sadio Camara, cựu giám đốc trường quân sự tại căn cứ Kati chỉ huy.
Lực lượng nổi dậy đã bắt giữ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keta và Thủ tướng Boubou Cissé cùng hàng loạt các quan chức chính phủ khác vào chiều tối ngày hôm qua (18/8). Bộ Tổng tham mưu Quân đội Mali được cho là cũng đã bị lực lượn nổi dậy kiểm soát.
Theo thông tin mới nhất, Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keta đã tuyên bố từ chức vào rạng sáng nay và ông không muốn có máu đổ thêm sau một cuộc binh biến lần này.
Ảnh minh hoạ: Người dân đổ ra đường sau biến động chính trị tại thủ đô Bamako, Mali. (Ảnh: EPA)
Trong các động thái liên quan, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã lên án hành động của lực lượng nổi dậy và tạm thời đình chỉ Mali ra khỏi các cơ quan trực thuộc ECOWAS. Đồng thời, tổ chức này cũng tuyên bố sẽ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu tình trạng khủng hoảng tại Mali còn tiếp tục.
Bất ổn chính trị ở Mali được coi là một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với an ninh khu vực Sahel vốn đã bị đe dọa bởi nhiều nhóm khủng bố và các nhóm vũ trang ly khai.
EU hoan nghênh quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây
Liên minh châu Âu (EU) đánh giá cao quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập mảnh đất của người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng.
Quyết định của Israel đình chỉ kế hoạch sáp nhập mảnh đất của người Palestine ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng là một phần trong thỏa thuận hòa bình với Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Một khu định cư ở Bờ Tây. Ảnh: AFP.
Trong một tuyên bố vừa đưa ra, Hội đồng châu Âu cũng hoan nghênh việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, cho rằng một động thái như vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên và đồng thời là "bước đi cơ bản cho sự ổn định" của khu vực.
Liên minh châu Âu cho đến nay vẫn kiên định với cam kết về một giải pháp hai nhà nước "có thể thương lượng được và mang tính khả thi", đồng thời tái khẳng định sẵn sàng ủng hộ nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán có ý nghĩa giữa Israel và Palestine.
Đầu tuần này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận mới đạt được giữa Israel và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Ông Antonio Guterres bày tỏ hy vọng, thỏa thuận sẽ mở ra cơ hội để các nhà lãnh đạo Israel và Palestine tham gia trở lại vào vòng đàm phán có ý nghĩa nhằm hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước, dựa trên tinh thần các bản nghị quyết liên quan của Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và các thỏa thuận song phương./.
Nhiều nước đề nghị hỗ trợ Lebanon sau vụ nổ Đồng minh và cả đối thủ của Lebanon đều gửi lời chia buồn và đề nghị giúp đỡ sau vụ nổ thảm khốc ở thủ đô Beirut. Vụ nổ gần bến cảng Beirut hôm qua khiến 78 người chết và ít nhất 4.000 người bị thương. Thủ tướng Lebanon Hassan Diab đã kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước, nơi đang quay...