Tổng thống Đức kêu gọi người dân tin tưởng vào chiến dịch tiêm chủng vaccine
Sau khởi đầu chậm chạp, tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Đức đang được tăng tốc. Tuy nhiên, vẫn còn sự hoài nghi lớn của người dân, đặc biệt là đối với vaccine của nhà sản xuất AstraZeneca của Anh-Thụy Điển.
Phát biểu trong trong một cuộc đối thoại ngày 25/2 với người dân làm trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã lên tiếng chỉ trích những người hoài nghi đối với vaccine ngừa COVID-19 và yêu cầu người dân Đức tin tưởng vào các loại vaccine đã được phê duyệt.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Cologne, miền tây nước Đức, ngày 8/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Deutsche Welle dẫn lời Tổng thống Đức rằng, việc miễn cưỡng sử dụng loại vaccine này hay vaccine khác là “một vấn đề khá xa xỉ”, khi so sánh với những người đang chờ tiêm vaccine hoặc những người ở các quốc gia vẫn chưa có triển vọng về điều này. Ông nhấn mạnh, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, các loại vaccine được Cơ quan Dược phẩm châu Âu phê duyệt đều có hiệu quả và tương thích tốt.
Video đang HOT
Tổng thống Steimeier cho biết, 2 tháng sau khi bắt đầu tiêm chủng ở Đức, đã có sự không hài lòng. Ông nói: “Sự khởi đầu của chiến dịch tiêm chủng chắc chắn không hoàn hảo”, nhưng không nên quên rằng, “Chính việc tiêm chủng sẽ mang lại một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại virus”. Do đó, Tổng thống Steinmeier kêu gọi mọi người phải tận dụng ưu đãi tiêm chủng khi đến lượt của mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và những người khác.
Sau khởi đầu chậm chạp, tỷ lệ tiêm chủng ở Đức đang được tăng tốc. Tuy nhiên, vẫn còn sự hoài nghi lớn của người dân, đặc biệt là đối với vaccine của nhà sản xuất AstraZeneca của Anh-Thụy Điển.
Theo truyền thông Đức, vào ngày 3/3, Thủ tướng Angela Merkel và thủ hiến các bang sẽ tiếp tục thảo luận về các biện pháp tiếp theo sau khi lệnh phong tỏa hiện tại sẽ kết thúc vào ngày 14/3.
Trong khi đó cùng ngày, các bác sĩ cấp cứu và chăm sóc đặc biệt của Đức cũng đang lên tiếng kêu gọi gia hạn các biện pháp nghiêm ngặt đến đầu tháng 4. Theo Chủ tịch Hiệp hội Liên ngành về Chăm sóc Đặc biệt và Y tế Cấp cứu (DIVI) – Gernot Marx, ba tuần tới với các biện pháp nghiêm ngặt cao hơn là rất quan trọng để tránh làn sóng lây nhiễm thứ ba khó hoặc không thể kiểm soát thông qua tiêm chủng. Theo mô hình dự báo từ DIVI, việc nới lỏng vào ngày 7/3 có thể làm tăng số lượng ca bệnh nặng COVID-19 ở các bệnh viện.
Theo các nhà khoa học, các biến thể của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể B.1.1.7 của Anh đang là “thách thức mới” bởi biến thể này dễ dàng lây nhiễm hơn cho tất cả các nhóm tuổi.
Trong ngày, Viện Robert Koch (RKI) đã ghi nhận 11.869 trường hợp ca nhiễm COVID-19 mới, 385 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày/100.000 tăng từ 59,3 lên 61,7. Trong khi đó, mục tiêu của Chính phủ liên bang là hạ giá trị này xuống dưới 35.
Đức đã đặt mua đủ vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả người dân
Ngày 6/1, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn tuyên bố nước này sẽ nhận được hơn 130 triệu liều vaccine phòng ngừa COVID-19, đủ để tiêm cho tất cả người dân nước này.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Cologne, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ trưởng Spahn đưa ra tuyên bố trên sau khi có nhiều ý kiến chỉ trích rằng Đức chưa mua đủ vaccine và hành động quá chậm trong việc triển khai chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Ông cũng nhấn mạnh không được trì hoãn đợt tiêm chủng thứ hai vaccine ngừa COVID-19.
Ông Spahn cũng hy vọng Đức sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên của hãng dược phẩm Moderna vào tuần tới. Theo ông, Đức sẽ mua được 50 triệu liều vaccine của Moderna thông qua Liên minh châu Âu (EU). Ông cũng cho rằng chừng nào còn thiếu nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 thì không thể lựa chọn vaccine.
Ngoài ra, Chính phủ Đức cho biết đang tìm cách tăng cường năng lực sản xuất vaccine ngừa COVID-19.
Cùng ngày, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã thông qua khuyến nghị về việc cấp phép lưu hành vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Moderna Inc bào chế và phát triển. Như vậy, vaccine của Moderna đã trở thành loại vaccine ngừa COVID-19 thứ 2 được EMA khuyến nghị cấp phép lưu hành, sau vaccine Pfizer/BioNTech nhận được sự ủng hộ của cơ quan này hôm 21/12/2020. Theo quy định, vaccine của Moderna còn cần được Ủy ban châu Âu (EC) cấp phép để chính thức được lưu hành.
Phòng thí nghiệm Đức chẩn đoán Covid-19 sai Một phòng thí nghiệm Đức bị phát hiện chẩn đoán sai 58 trong số 60 xét nghiệm nCoV, sau khi một bệnh viện nghi ngờ kết quả và xét nghiệm lại. Phòng thí nghiệm MVZ ở Augsburg, Bavaria nói rằng việc phải thực hiện nhiều xét nghiệm, thiếu thuốc thử và áp lực thời gian đã khiến họ chẩn đoán sai, xác định...