Tổng thống Biden sẽ góp phần cải thiện quan hệ Mỹ-châu Phi
Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng ông Joe Biden với tư cách tân Tổng thống Mỹ sẽ giúp mối quan hệ Mỹ-châu Phi tốt đẹp hơn.
Tình cảm đặc biệt với “Lục địa đen”
Năm 2010, khi giữ chức Phó Tổng thống Mỹ, ông Biden đã đến thăm 3 quốc gia châu Phi. Ảnh: EPA
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết vào năm 1986, khi còn là một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, ông Biden đã đề cập đến nỗi thống khổ của người da đen Nam Phi dưới chế độ Apartheid. Từ đây, ông Biden đề nghị chính quyền Tổng thống Ronald Reagan đưa ra một chính sách rõ ràng để chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc này.
Ông Biden khi đó phát biểu: “Đa số công dân Nam Phi là người da đen. Họ đang bị bóc lột”. Nỗ lực của ông Biden thu về kết quả là quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật chống Apartheid toàn diện năm 1986, qua đó Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt lên Nam Phi.
Nam Phi vẫn ghi nhớ lòng nhiệt thành của ông Biden cách đây gần 4 thập niên trong phản đối chế độ Apartheid. Tổng thống Cyril Ramaphosa trong tháng 11/2020 nhận xét rằng ông Biden từ lâu đã ủng hộ nhân quyền và phẩm giá của mọi người dân Nam Phi.
Nhiều nhà phân tích cho biết kinh nghiệm sau này khi giữ chức Phó Tổng thống dưới thời chính quyền ông Barack Obama đã hình thành chính sách châu Phi của ông Biden. Theo dự đoán của họ, chính quyền Tổng thống Biden sẽ xích lại gần châu Phi hơn, đẩy mạnh quan hệ thương mại và nâng cao hợp tác an ninh.
Bà Sithembile Mbete tại Đại học Pretoria (Nam Phí) phân tích rằng bởi vì Mỹ đang nỗ lực xây dựng năng lực chiến lược và vị trí quan trọng trong chính trị toàn cầu nên chính quyền Tổng thống Biden cần có tập trung chặt chẽ vào châu Phi – lục địa có dân số trẻ và thị trường nhiều tiềm năng.
Chính sách đối với châu Phi
Có nhiều binh sĩ Mỹ hiện diện tại châu Phi hỗ trợ công tác chống khủng bố. Ảnh: DW
Ngày 20/1, sau khi chính thức bước chân vào Nhà Trắng và có các quyết sách đầu tiên, tân Tổng thống Biden đã hủy bỏ nhiều lệnh hạn chế nhập cư năm 2017 của người tiền nhiệm Donald Trump. Lệnh hạn chế nhập cư này áp dụng với một số quốc gia đạo Hồi tại châu Phi như Chad, Eritrea, Libya, Nigeria, Somalia, Sudan và Tanzania.
Giáo sư John Stremlau tại Đại học Witwatersrand (Nam Phi) cho biết dưới thời ông Donald Trump, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton từng coi châu Phi là tiền tuyến của “ Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung”. Trong khi đó, ông W. Gyude Moore tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Mỹ) đánh giá Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh của Mỹ tại châu Phi và điều này sẽ không thay đổi ngay cả khi đảng Dân chủ nắm quyền lực tại Nhà Trắng.
Nhưng ông Moore cho rằng phương thức tiếp cận của Mỹ vẫn có thể thay đổi. Ông cảnh báo rằng một chính sách về châu Phi chỉ tập trung vào vấn đề Trung Quốc sẽ đem đến thất bại.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi, vượt qua Mỹ trong năm 2009. Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và châu Phi năm 2019 là 208,7 tỷ USD trong khi giao dịch thương mại giữa Mỹ và châu Phi cùng năm chỉ đạt 56,9 tỷ USD.
Video đang HOT
Ngày 20/1, việc tân Tổng thống Biden chủ trương đưa Mỹ quay trở lại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu có ý nghĩa đặc biệt với châu Phi. Mỹ là nước đóng góp hàng đầu cho WHO, với khoản đóng góp chiếm 15% tổng ngân sách của tổ chức này. Một phần không nhỏ số tiền sau đó được phân bổ cho dự án tại các quốc gia đang phát triển ở châu Phi vốn đang gặp nhiều khó khăn với các dịch bệnh như sởi, sốt rét, HIV, Ebola…
Ngoài ra, một điều đáng chú ý là nhiều thành viên chính quyền của Tổng thống Biden từng có nhiều kinh nghiệm với châu Phi. Giáo sư Michael Chege tại Đại học Nairobi (Kenya) đánh giá một số “chuyên gia châu Phi” của Tổng thống Biden vốn giữ vị trí then chốt trong chính quyền các cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama. Những cái tên đáng chú ý bao gồm ông Antony Blinken được đề cử giữ ghế Ngoại trưởng, bà Linda Thomas-Greenfield được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice.
Giáo sư Chege nói: “Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều chính sách then chốt từ thời chính quyền ông Clinton và Obama đối với châu Phi được hồi sinh”.
Tuy nhiên, cũng có một số sáng kiến thương mại với châu Phi của cựu Tổng thống Trump gây chú ý, trong đó có Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) vốn khuyến khích đầu tư vào châu Phi qua Sáng kiến châu Phi thịnh vượng.
Ông Biden sẽ làm gì trong 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng
Ông Joe Biden dự kiến tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2021 và kể từ thời điểm đó, ông sẽ có rất nhiều việc phải bắt tay ngay trong 100 ngày đầu tiên.
Ông Joe Biden đã lên kế hoạch cho một loạt hành động bắt đầu ngay từ ngày nhậm chức. Ảnh: AP
100 ngày đầu tiên của một vị tân tổng thống Mỹ đã trở thành một dấu mốc quan trọng đánh dấu những gì chính quyền mới làm được kể từ khi Tổng thống Franklin Roosevelt đặt ra tiêu chuẩn này khi ông nhậm chức vào năm 1933.
Giống như nhiều vị tiền nhiệm, ông Joe Biden đã cam kết về một loạt thay đổi sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Dưới đây là những hành động mà ông cam kết sẽ thực hiện ngay, theo ABC News:
Về biến đổi khí hậu
Ông Biden đã tuyên bố rất rõ rằng một trong những hành động đầu tiên của ông tại Nhà Trắng sẽ là đưa nước Mỹ gia nhập trở lại Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu.
Mỹ đã chính thức rời Hiệp ước Paris vào đầu tháng 11 năm nay, sau khi chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố trước Liên hợp quốc về ý định rút khỏi Hiệp ước này từ năm 2017.
Ông Biden cho biết sau khi quay trở lại cam kết toàn cầu, ông dự định sẽ tập hợp thế giới nhằm nâng cao các mục tiêu về khí hậu và cam kết nhiều hành động hơn nữa để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Cháy rừng lan tràn kỷ lục ở Mỹ năm 2020. Ảnh: AP
Trong cuộc mít tinh tại Tampa (Florida) ngay trước Ngày Bầu cử, Joe Biden cho biết, bang Florida đã chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn hầu hết các bang khác. "Thiệt hại kinh tế là ghê gớm và ngày càng tăng mỗi năm, nhưng thiệt hại về con người là tồi tệ nhất. Sinh mạng bị cướp đi, nhà cửa bị mất, các doanh nghiệp nhỏ tan vỡ", ông nói và kêu gọi: "Chúng ta có thể thay đổi con đường đang đi. Chúng ta cần hành động ngay lúc này, thời gian không còn".
Có thể Joe Biden vẫn chưa đạt được thành quả gì trong 100 ngày đầu tiên nhưng mục tiêu đưa lượng phát thải khí xuống mức 0 vào năm 2050 là một điểm then chốt trong chiến dịch của ông, và vị cựu Phó tổng thống cho biết ông sẽ bắt đầu ngày đầu tiên trên cương vị mới với việc ký những sắc lệnh hành pháp mới nhằm khởi động kế hoạch.
Ông Biden cũng cam kết kêu gọi triệu tập một hội nghị thượng đỉnh thế giới về khí hậu và ưu tiên các hiệp ước quốc tế nhằm giảm lượng khí thải trong hoạt động tàu biển và hàng không trong vòng 3-4 tháng sau nhậm chức.
Kiểm soát đại dịch COVID-19
Trong lúc nước Mỹ vẫn đang ghi nhận trên 100.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, ông Biden đã thiết lập một đội ngũ cố vấn khoa học nhằm đưa đại dịch vào tầm kiểm soát. Cựu Tổng y sĩ Mỹ Vivek Murthy và cựu Ủy viên Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ David Kessler được chỉ định là đồng chủ tịch ban cố vấn này.
Các lọ gel sát khuẩn in logo mang tên Biden và liên danh Phó tổng thống Harris. Ảnh: AP
"Công việc của chúng tôi bắt đầu với việc đưa COVID vào tầm kiểm soát", ông Biden phát biểu và cam kết "kế hoạch chống dịch sẽ được xây dựng trên nền tảng khoa học, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn".
Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cho biết ông sẽ lập tức tìm cách khôi phục quan hệ của Mỹ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mối quan hệ đã bị Tổng thống Trump rút bỏ.
Khôi phục kinh tế, giải quyết nạn thất nghiệp
Từ trước khi tuyên bố chiến thắng, ông Biden đã nói rõ khôi phục kinh tế là một trong những ưu tiên đầu tiên trong danh sách việc cần làm của ông.
"Trên 20 triệu người Mỹ đang thất nghiệp. Hàng triệu người lo lắng tìm việc và mang được thức ăn về nhà", ông nói và khẳng định: "Kế hoạch kinh tế của chúng tôi sẽ tập trung vào một cuộc hồi phục mạnh mẽ".
Biden cho biết ông sẽ lập tức đề xuất gói cứu trợ tài chính cho các gia đình lao động và doanh nghiệp nhỏ, cũng như tạo ra thêm việc làm liên quan trực tiếp đến khống chế đại dịch.
Ông cũng cam kết tăng cường ngay lập tức trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), cho phép nghỉ ốm có lương và tăng cường xét nghiệm cho người lao động.
Ngoài việc đối phó với các tác động kinh tế và sức khỏe, ông Biden cũng đã đưa ra các kế hoạch lớn về việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch và bền vững. Ông cho biết sẽ ngay lập tức đầu tư vào tạo việc làm bền vững, cam kết hơn 250.000 việc làm nhằm đối phó với ảnh hưởng về mất công ăn việc làm trong ngành khai khoáng.
Ông Biden cũng rất quan tâm đến các công đoàn, nói rằng sẽ có kế hoạch "tăng đáng kể mật độ công đoàn và giải quyết bất bình đẳng kinh tế" trong 100 ngày đầu tiên.
Hoạt động của chính phủ và quan hệ quốc tế
Ông Joe Biden đã cam kết nối lại ngay lập tức các cuộc họp báo hàng ngày tại Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng, cũng như thực hiện "các bước lập tức" để làm mới các liên minh quốc tế thông qua tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình.
Kế hoạch này bao gồm trọng tâm cụ thể là thúc đẩy các quốc gia khác giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu: trong đó, việc gây sức ép đòi Trung Quốc ngừng trợ cấp cho xuất khẩu than đá và hoạt động gia công gây ô nhiễm là một trong những việc làm đầu tiên.
Ông Biden cũng sẽ đối mặt với nhiệm vụ hàn gắn mối quan hệ với khắp các lục địa vốn đã bị lỏng lẻo bởi những chính sách thiếu tế nhị của người tiền nhiệm.
Ông Biden đặt mục tiêu khôi phục các mối quan hệ quốc tế căng thẳng dưới thời người tiền nhiệm. Ảnh: Getty Images
Nhà báo Barney Mthombothi cho biết 1,3 tỷ người dân châu Phi đang tìm kiếm sự tôn trọng và "sự trở lại với một tổng thống Mỹ không xúc phạm các nước châu Phi", ám chỉ đến phát biểu của Tổng thống Trump vào năm 2018, ví các nước châu Phi như những nhà vệ sinh bẩn thỉu.
Vấn đề nhập cư
Từ tháng 6/2020, ông Biden đã cam kết thực hiện các thay đổi đối với vấn đề nhập cư và đảo ngược chính sách chia cắt gia đình ở biên giới của ông Trump ngay ngày đầu tiên lãnh đạo nước Mỹ.
Ông nói với NBC News: "Vào ngày đầu tiên, tôi sẽ gửi dự luật cải cách nhập cư tới Quốc hội để đưa ra lộ trình trở thành công dân Mỹ cho 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ, những người đóng góp rất nhiều cho đất nước này".
"Chính sách nhập cư của tôi được xây dựng dựa trên việc giữ các gia đình gắn kết với nhau, hiện đại hóa hệ thống nhập cư bằng cách duy trì sự thống nhất và đa dạng của gia đình như là trụ cột của hệ thống nhập cư và chấm dứt chính sách tàn nhẫn, vô nhân đạo ở biên giới khi tách trẻ em khỏi vòng tay mẹ của chúng".
Trong cùng cuộc phỏng vấn, ông Biden cũng nói sẽ ngay lập tức hủy bỏ "lệnh cấm người Hồi giáo không phải người Mỹ" và hành động lập tức để bảo vệ thế hệ "Dreamer" (những người nhập cư không có giấy tờ được đưa đến Mỹ khi còn nhỏ) khỏi bị trục xuất, cũng như khôi phục việc tiếp nhận người tị nạn ngay trong 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng.
Ông Biden cũng cam kết tạm ngưng trục xuất trong 100 ngày với người nhập cư đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, dừng kế hoạch xây dựng bức tường biên giới và thay vào đó dùng tiên để nâng cấp cơ sở hạ tầng giám sát dọc biên giới.
Các vấn đề khác về chủng tộc, giới tính và các vấn đề xã hội khác cũng sẽ được xem xét trong 100 ngày đầu tiên của Joe Biden. Ông đã cam kết ban hành Đạo luật bình đẳng đảo ngược hành động của chính quyền tiền nhiệm cho phép phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ.
Ông Biden có thể là Tổng thống Mỹ đầu tiên dùng chuyên cơ Không lực Một mới Chuyên cơ Không lực Một, phát triển trên nền tảng máy bay Boeing 747, thường xuyên tháp tùng các vị tổng thống trong hầu hết các chuyến công du của họ suốt nhiều năm qua, sẽ chuẩn bị được thay mới. Ông Biden có thể sẽ là tổng thống đầu tiên được sử dụng chiếc chuyên cơ trị giá 5,3 tỉ USD này....