Tổng thống Biden cảnh báo Israel chiếm đóng Gaza là ’sai lầm lớn’
Tổng thống Mỹ khẳng định giải pháp hai nhà nước là câu trả lời duy nhất để giải quyết xung đột Israel – Palestine và việc Israel chiếm đóng Gaza sẽ là “một sai lầm lớn”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., ngày 13/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reutes ngày 16/11, Tổng thống Israel Isaac Herzog cho biết một “lực lượng mạnh” có thể cần phải ở lại Gaza trong tương lai gần để ngăn chặn nhóm Hamas tái xuất hiện sau xung đột, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng việc chiếm đóng Gaza sẽ là “một sai lầm lớn”.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Finacial Times (Anh) ngày 15/11, Tổng thống Herzog nói: “Nếu chúng tôi rút lui, sau đó ai sẽ tiếp quản nơi này? Chúng tôi không thể để lại khoảng trống. Sẽ không ai muốn biến nơi này, Gaza, thành căn cứ khủng bố một lần nữa”.
Ông Herzog nêu rõ rằng Chính phủ Israel đang thảo luận nhiều ý tưởng về cách Gaza sẽ được điều hành sau khi giao tranh kết thúc và nói thêm rằng Mỹ cùng các nước láng giềng của Israel sẽ tham gia vào trật tự sau xung đột.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Biden cho biết ông đã nói rõ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để giải quyết xung đột Israel – Palestine và việc chiếm đóng Gaza sẽ là “một sai lầm lớn”.
Tổng thống Biden cũng thông báo rằng ông đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để giải thoát các con tin bị lực lượng Hamas bắt giữ, nhưng điều đó không có nghĩa là cử quân đội Mỹ đến tham chiến.
Washington đã tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Đông, cử hai nhóm tàu tác chiến sân bay và tàu hộ tống tới khu vực nhằm ngăn chặn xung đột lan rộng và ngăn cản các lực lượng khác can dự.
Chính quyền Palestine (PA), nơi thực hiện quyền tự trị hạn chế ở các khu vực thuộc Bờ Tây do Israel chiếm đóng, cho biết Gaza, nơi Hamas giành quyền kiểm soát từ năm 2007, là một phần không thể thiếu trong những gì họ hình dung về một nhà nước Palestine trong tương lai.
Israel tuyên bố sẽ tiêu diệt Hamas nhưng chưa đưa ra kế hoạch xác định ai sẽ kiểm soát Gaza sau xung đột. Ông Netanyahu nói rằng Israel sẽ phải duy trì trách nhiệm an ninh tổng thể ở Gaza trong một thời gian không xác định.
Trọng tâm quân sự của Israel hôm 15/11 vẫn là bệnh việnAl-Shifa lớn nhất Gaza, nơi Hamas bị cáo buộc tích trữ vũ khí và điều hành một trung tâm chỉ huy trong các đường hầm bên dưới các tòa nhà.
Israel bắt đầu chiến dịch chống Hamas ở Gaza sau khi nhóm Hồi giáo này tràn vào miền Nam Israel ngày 7/10. Israel cho biết 1.200 người đã thiệt mạng và khoảng 240 người bị bắt làm con tin trong ngày đẫm máu nhất trong lịch sử 75 năm của nước này.
Bế tắc chính trị một lần nữa bủa vây Israel?
Tổng thống Israel Isaac Herzog cảnh báo quốc gia Trung Đông có thể rơi vào một cuộc "khủng hoảng hiến pháp", trong bối cảnh làn sóng biểu tình lan rộng liên quan đến kế hoạch cải cách tư pháp quyết liệt mà chính phủ liên minh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu theo đuổi.
Hãng tin Reuters ngày 16/1 (giờ Hà Nội) dẫn lời Tổng thống Israel Isaac Herzog cho biết, ông đang nỗ lực hết sức để thúc đẩy đối thoại giữa các phe phái, nhằm tìm kiếm giải pháp khả dĩ nhất nhằm "ngăn nguy cơ một cuộc khủng hoảng hiến pháp lịch sử và ngăn chặn đà chia rẽ đang lan rộng" ở quốc gia Trung Đông, trong bối cảnh các cuộc biểu tình nổ ra tại nhiều khu vực để phản ứng với kế hoạch cải cách tư pháp được chính phủ vừa thành lập của Thủ tướng Benjamin Netanyahu ban bố. "Chúng ta đang vướng vào bất đồng sâu sắc. Sự xung đột này khiến tôi và nhiều người Israel vô cùng lo ngại", Tổng thống Herzog nhấn mạnh.
Ông Netanyahu mới trở lại vị trí Thủ tướng Israel từ cuối năm ngoái nhờ sự ủng hộ của các chính trị gia cực hữu trong Knesset, tức Quốc hội Israel. Đây là lần thứ 6 ông đảm nhiệm cương vị người đứng đầu nội các. Chính phủ liên minh mà ông thành lập được đánh giá là thiên hữu nhất trong lịch sử nước này. Hồi đầu tháng 1/2023, chính phủ của ông đã công bố kế hoạch tiến hành cải cách tư pháp, bao gồm việc trao quyền để quốc hội có thể đảo ngược phán quyết của tòa án tối cao nếu quyết định đó nhận được sự ủng hộ của quá 50% nghị sĩ. Kế hoạch mới cũng cho phép các nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng hơn trong bổ nhiệm thẩm phán ở tòa án tối cao.
Người biểu tình xuống đường phản đối kế hoạch cải cách của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: GettyImages
Những người ủng hộ ông Netanyahu và phe cánh hữu trong Quốc hội Isreal tin rằng, động thái kể trên là cần thiết giúp thể hiện sức mạnh của quốc hội, nhưng không ít người dân, chính trị gia đối lập và các quan chức tòa án tối cao lo ngại kế hoạch của Chính phủ Israel gây mất cân bằng quyền lực, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng và hạn chế quyền của các nhóm người thiểu số. Những ngày qua, các cuộc biểu tình nổ ra ở nhiều thành phố để phản đối kế hoạch của ông Netanyahu.
Đỉnh điểm, ngày 14/1 (giờ địa phương), hơn 80.000 người đã đổ xuống các tuyến đường ở thủ đô Tel Aviv bất chấp trời mưa to như trút nước, đánh dấu một trong những cuộc biểu tình lớn nhất ở Israel trong nhiều năm gần đây. Phần lớn các cuộc biểu tình kết thúc ôn hòa, nhưng đã xảy ra một số vụ đụng độ giữa đám đông quá khích và cảnh sát. Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel Ben Gvir đã yêu cầu lực lượng an ninh sẵn sàng hành động trong trường hợp bất ổn nổ ra.
Theo truyền thông khu vực, Tổng thống Herzog dành cả tuần trước nỗ lực thúc đẩy các đảng phái cánh hữu và cánh tả ngồi vào bàn đối thoại nhưng dường như chưa có tiến triển. Trước áp lực từ phe đối lập, ông Netanyahu hứa tiến hành các "cuộc thảo luận thấu đáo" tại một ủy ban của quốc hội.
"Chúng tôi sẽ hoàn thành luật cải cách để sửa chữa những thứ cần được sử chữa, (nhưng) sẽ bảo vệ đầy đủ các quyền cá nhân và khôi phục lòng tin của công chúng vào hệ thống tư pháp", ông nói. Tuy vậy, Thủ tướng Netanyahu khẳng định ông sẽ không khuất phục trước người biểu tình. Ông tuyên bố: "Hai tháng trước đã có một cuộc tuần hành lớn hơn nhiều. Hàng triệu người xuống đường nhưng là để bỏ phiếu bầu cử. Một trong những nội dung mà cử tri bỏ phiếu ủng hộ chúng tôi - đó là việc cải cách hệ thống tư pháp".
Từ phía phe đối lập, cựu Thủ tướng Israel Yair Lapid kêu gọi, cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý về những cải cách lớn kể trên để đa số dân chúng được bày tỏ ý nguyện. Ông cho rằng, người dân đã không có lựa chọn đó trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2022. Ông Lapid cũng đề xuất, trong trường hợp quốc hội muốn bác bỏ một phán quyết của tòa án tối cao thì quyết định đó phải nhận được sự ủng hộ của ít nhất 70 /120 ghế tại quốc hội thay vì 61 ghế như kế hoạch ban đầu, bao gồm ít nhất 10 phiếu đến từ các chính trị gia đối lập.
Vẫn chưa rõ liệu ông Netanyahu sẵn sàng nhượng bộ đến đâu trong bối cảnh căng thẳng chính trị có dấu hiệu nhen nhóm trở lại. Liên minh cánh hữu của ông Netanyahu hiện có 64 ghế ở quốc hội. Những người biểu tình cảnh báo họ sẽ tiếp tục xuống đường chừng nào yêu cầu được đáp ứng. CBSNews cho biết, các cải cách tư pháp sâu rộng được ông Netanyahu công bố vào thời điểm mà cá nhân ông cũng đang đối mặt với cáo buộc tham nhũng và vẫn phải hầu tòa, dù ông bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình. Giới quan sát cảnh báo, trong trường hợp bất đồng chính trị ở Isreal không sớm được giải quyết hài hòa, nó có thể leo thang thành một cuộc khủng hoảng mới với nhiều hệ lụy khó đoán định. Cần lưu ý rằng, chính phủ của ông Netanyahu chỉ mới được thành lập chưa đầy một tháng và Israel đã phải trải qua tới 5 kì tổng tuyển cử chỉ trong vòng hơn hai năm qua.
Lại xảy ra giao tranh giữa quân đội Israel và các tay súng Hezbollah ở Liban Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong tuyên bố ngày 24/10, lực lượng Hezbollah cho biết 3 chiến binh thuộc phong trào này đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Israel ở biên giới Liban-Israel. Khói bốc lên từ thị trấn Al-Marion của Liban sau vụ tấn công của Israel ngày 14/10/2023. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Các nguồn...