Tổng thống Belarus cảnh báo rủi ro sự cố quân sự ở biên giới với Ukraine
Tổng thống Alexander Lukashenko cảnh báo nguy cơ xảy ra sự cố quân sự dọc biên giới Belarus với Ukraine là khá cao.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko phát biểu tại một hội nghị ở Saint Petersburg (Nga) ngày 29/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng RIA Novosti (Nga) ngày 25/4 dẫn lời ông Lukashenko cho biết Belarus đã điều động một số tiểu đoàn sẵn sàng chiến đấu từ vùng Vitebsk, nằm ở biên giới với Nga, đến biên giới phía Tây của đất nước.
Bên cạnh đó, các đại biểu của Hội nghị Nhân dân toàn Belarus (VNS) đã nhất trí thông qua một học thuyết quân sự mới nhấn mạnh rằng Belarus là quốc gia yêu chuộng hòa bình.
Video đang HOT
Học thuyết quân sự tuyên bố Belarus sẵn sàng đóng vai trò là nền tảng cho giải pháp hòa bình của các xung đột và sẵn sàng hợp tác trong lĩnh vực quân sự với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Ngoài ra, hãng TASS dẫn lời ông Lukashenko nói rằng có thể xảy ra “ngày tận thế” nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa các hành động của phương Tây. Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa ở Belarus.
Trong một diễn biến khác, ngày 2/4, Belarus đã tiến hành tập trận quân sự ở khu vực biên giới với Ukraine và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) là Litva và Ba Lan. Bộ Quốc phòng Belarus thông báo cuộc tập trận kéo dài 3 ngày.
Tổng thống Belarus Lukashenko ngày 5/4 tuyên bố nước này sẽ đình chỉ việc tham gia Hiệp ước các Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), vốn từng là học thuyết an ninh quan trọng của lục địa này.
Belarus sẽ rút khỏi học thuyết an ninh quan trọng ở châu Âu
Với quyết định đứng ngoài Hiệp ước các Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), Belarus có thể mở rộng năng lực của quân đội nước này.
Trước Belarus, Nga là quốc gia đầu tiên đình chỉ việc tham gia hiệp ước và đến năm 2023 đã rút hoàn toàn khỏi CFE.
Tổng thống Belarus Lukashenko. Ảnh: Reuters
ABC News hôm 5/4 dẫn tuyên bố của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết, nước này sẽ đình chỉ việc tham gia Hiệp ước các Lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), vốn từng là học thuyết an ninh quan trọng của lục địa già. Hiện dự luật về vấn đề này đã được trình Hạ viện xem xét.
CFE được ký kết tại Paris vào tháng 11/1990 bởi 16 nước thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và 6 thành viên của Tổ chức Hiệp ước Warsaw nhằm giảm căng thẳng giữa 2 khối.
CFE chính thức có hiệu lực vào 2 năm sau đó, đặt ra giới hạn về số lượng xe tăng, phương tiện chiến đấu, máy bay chiến đấu và pháo hạng nặng có thể được triển khai ở châu Âu, giúp duy trì thế cân bằng quân sự giữa phương Tây và các quốc gia là thành viên của khối Hiệp ước Warsaw thời Chiến tranh lạnh.
Nhà phân tích quân sự người Belarus Alexander nhận định: "Việc đình chỉ tham gia hiệp ước CFE của Belarus ảnh hưởng đến cán cân quyền lực và an ninh trên toàn khu vực châu Âu - Đại Tây Dương. Việc này đồng thời gửi tín hiệu đến các nước phương Tây rằng Minsk có ý định trở thành một chủ thể quân sự tích cực trong khu vực".
Trước Belarus, Nga đã rút hoàn toàn khỏi hiệp ước năm 2023 và các nước thuộc NATO đã phản ứng bằng cách đình chỉ tham gia.
Được biết, Belarus hiện sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander với tầm bắn 500km, có thể mang đầu đạn hạt nhân, cũng đã được phía Nga bàn giao cho Belarus
Belarus bất ngờ đòi Nga bồi thường vì chậm vận hành nhà máy điện hạt nhân Tổng thống Belarus đã yêu cầu Nga bồi thường vì sự chậm trễ trong việc triển khai Nhà máy điện hạt nhân Belarus (NPP). Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko họp với các quan chức cấp cao ngày 31/10. Ảnh: Belta Theo hãng thông tấn Belta của Belarus ngày 31/10, Tổng thống nước này Alexander Lukashenko đã yêu cầu phía Nga bổi thường vì...