Tổng thống Ấn Độ “hy vọng có thể lái xe từ Hà Nội tới Calcutta”
Tại Lễ khai trương Trung Tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Tổng Thống Ấn Độ nhấn mạnh việc tăng cường kết nối giữa hai nước như việc mở đường bay thẳng VN-Ấn Độ. Ông cũng hy vọng trong tương lai có thể lái xe từ Hà Nội tới thành phố Calcutta của Ấn Độ.
Lễ đón Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Ảnh N.Hằng)
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, chiều 15/9, tại Hà Nội, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Ấn Độ đã đến thăm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và chứng kiến lễ khai trương Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ thuộc Học viện.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Pranab Mukherjee nhấn mạnh “Khai trương Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ là một minh chứng thực hiện cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa hai nước”.
Việt Nam và Ấn Độ luôn mong muốn tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các trường đại học. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã thiết lập cơ chế hợp tác với Viện Quản lý Ấn Độ tại Bang Bangalore và với Viện Hành chính công Ấn Độ tại New Delhi.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Pranab Mukherjee khai trương Trung Tâm Nghiên cứu Ấn Độ (Ảnh N.Hằng)
“Chúng ta cần phải làm tất cả những gì có thể để thế hệ trẻ hai nước quan tâm đến nhau. Tôi chắc chắn rằng Trung tâm này sẽ phát triển để trở thành cơ quan đầu mối trao đổi học thuật giữa hai nước”, ông nói.
Video đang HOT
Tổng thống Ấn Độ cũng nhấn mạnh, “Chúng ta triển khai các sáng kiến và chương trình chung trong một loạt các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Chúng ta không có một chút bất đồng. Chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng ví quan hệ Việt Nam-Ấn Độ “là bầu trời không chút gợn mây”".
Ấn Độ coi Việt Nam là người bạn tin cậy và là trụ cột quan trọng trong chính sách hướng đông của Ấn Độ. Trong hợp tác quốc phòng và an ninh, hai nước cam kết thúc đẩy hòa bình khu vực.
Tổng thống Ấn Độ Mukherjee phát biểu tại buổi lễ (Ảnh N.Hằng)
Tổng thống Ấn Độ cho hay “Việt Nam, Ấn Độ đã đặt ưu tiên cho việc tăng cường kết nối giữa hai nước và ở đây, tôi xin đề cập tới kết nối giữa người với người, kết nối giữa các thể chế và kết nối thực tế. Tôi rất vui khi biết đường bay thẳng giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ được bắt đầu trong năm nay và tôi hy vọng trong tương lai có thể lái xe từ Hà Nội tới thành phố Calcutta của Ấn Độ.”
Ông Mukherjee cũng cho biết Viện Khảo cổ học Ấn Độ sẽ triển khai dự án trùng tu và khôi phục Tháp Chàm tại Mỹ Sơn. Ấn Độ mong muốn sớm mở Trung tâm văn hóa Ấn Độ tại Hà Nội.
Trung tâm Nghiên Cứu Ấn Độ là một minh chứng cho cam kết thúc thúc đẩy ngoại giao hai nước (Ảnh N.Hằng)
Theo Tổng thống Pranab Mukherjee, tiềm năng bổ trợ của hai nền kinh tế là rất lớn. Hai nước có cơ hội mới trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, triển vọng xây dựng chuỗi cung ứng khu vực là rất lớn. Hai bên có thể và phải khuyến khích doanh nghiệp và các nhà đầu tư liên doanh liên kết với nhau ở cả Ấn Độ và Việt Nam và tại nước thứ 3.
Việt Nam là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Ấn Độ. Quan hệ thương mại song phương đã có bước nhảy vọt lên mức 8 tỷ USD, tăng 31% trong năm tài khóa 2013-2014.
Hai nguyên thủ Việt Nam, Ấn Độ chụp ảnh lưu niệm với cán bộ Học viện (Ảnh N.Hằng)
Phát biểu tại lễ khai trương, ông Tạ Ngọc Tấn – Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ chiến lược Việt Nam và Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới, được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền, Học viện đã quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ.
Nam Hằng
Theo Dantri
Sau "Mục tiêu Thiên niên kỷ" sẽ không còn tên gọi nào nữa!
Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo cuối cùng trên cương vị Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông John Ashe cho biết, trong nhiệm kỳ của ông, Đại hội đồng đã tạo ra được những công cụ các nước thành viên cần để lên chương trình phát triển sau 2015.
Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khoá 68 John Ashe tại cuộc họp báo ngày 15/9 tại trụ sở LHQ (ảnh: Tuấn Anh)
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (còn gọi là Mục tiêu Thiên niên kỷ) sở dĩ có được cái tên hay và ấn tượng như vậy, là vì nó được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra vào năm 2000, năm khởi đầu của thiên niên kỷ này. Đây thực chất là 8 mục tiêu mà các quốc gia thành viên nhất trí phấn đấu đạt được vào thời điểm kết thúc năm 2015.
Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi rằng sau 2015 là gì, thì có thể nói LHQ đã đơn giản hóa tới mức... buồn tẻ. Không còn một cái tên mỹ miều hay ấn tượng nào cho mục tiêu của 15 năm tiếp theo nữa. Mà những gì đến sau 2015 chỉ đơn giản được gọi là... chương trình phát triển sau 2015!
Tại cuộc họp báo do ông John Ashe, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 68, chủ trì hôm 15/9, cũng là ngày cuối cùng ông nắm giữ cương vị này, trước khi Đại hội đồng khóa 69 khai mạc ngày 16/9, một số phóng viên đã thắc mắc, liệu LHQ có thể đưa ra một cái tên nào hay hơn "Chương trình phát triển sau 2015" hay không, vì cái tên này quả thực quá thiếu hấp dẫn với công chúng.
Ông John Ashe cho biết, thực chất không có tên gọi chính thức nào, mà chỉ có nhiệm vụ đặt ra cho chương trình sau 2015, trong đó cốt lõi của nó sẽ là các mục tiêu. Hiện chưa thể nói trước cuối cùng sẽ có những mục tiêu nào, nhưng chắc chắn sẽ bao gồm những vấn đề lớn như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo.
Kết thúc nhiệm kỳ của mình, ông John bày tỏ sự biết ơn tới các nước thành viên, đã nỗ lực trong suốt 1 năm qua để cùng nhau tạo tiền đề cho việc đề ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình sau 2015.
Trong khóa 68, Đại hội đồng LHQ đã ra được khoảng 300 nghị quyết và khoảng 80 quyết định về nhiều vấn đề quan trọng như giải trừ vũ khí hạt nhân, tài chính cho phát triển, sự sử dụng hòa bình không gian ngoài trái đất, an toàn cho các nhà báo, và ngân sách cho các hoạt động gìn giữ hòa bình.
Ông John bày tỏ kỳ vọng, Đại hội đồng khóa 69 sẽ là cơ hội phát huy những thành tựu đã đạt được của khóa trước, và tạo ra những đột phá mới để chương trình phát triển sau 2015 thực sự đem lại hiệu quả và giá trị cho toàn thế giới.
Tuấn Anh ( từ New York)
Theo Dantri
Nhật lập đội bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư riêng, đối phó Trung Quốc Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật dự kiến sẽ thành lập một đội chuyên biệt riêng nhằm chuẩn bị cho khả năng xảy ra xung đột với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước ở Hoa Đông. Tàu Nhật-Trung "chạm trán" ở Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông. Theo tờ Kyodo News của Nhật, sau khi chính phủ...