Tổng kết cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu”
Chỉ trong một thời gian ngắn phát động (từ 1/9 đến 15/11/2018), Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” đã có sức lan tỏa rộng lớn trong các cơ sở giáo dục, với số lượng bài thi nhận được gần 60.000 bài.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức lễ tổng kết cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2018 và phát động cuộc thi năm 2019.
Tham dự Lễ có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa; ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý Giáo dục cùng với đại diện các cục, vụ của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT, các trường đại học và phổ thông, các tác giả đoạt giải.
Chỉ trong một thời gian ngắn phát động (từ 1/9 đến 15/11/2018), Cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” đã có sức lan tỏa rộng lớn trong các cơ sở giáo dục, với số lượng bài thi nhận được gần 60.000 bài.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao giải Nhất và giải Nhì của cuộc thi (Ảnh: VA)
Tại buổi Lễ, ông Trần Kim Tự, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Phó Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết: Thành phần tác giả tham gia dự thi khá phong phú, không chỉ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trong các cơ ở giáo dục, mà còn có các em học sinh các cấp học tiểu học (nhỏ tuổi nhất là học sinh lớp 2), trung học cơ sở, trung học phổ thông, sinh viên đại học. Người cao tuổi nhất gửi bài dự thi là một tác giả sinh năm 1946 (tại Hà Nội).
Hình ảnh thầy cô giáo được nhìn từ góc nhìn đa chiều qua các bài viết. Ở góc độ nào các tác phẩm dự thi đều là những hình ảnh đẹp, độc đáo về thầy cô giáo. Nhiều người đã trở thành thầy/cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông là do chính ảnh hưởng từ thầy cô của mình. Có những người may mắn có được thầy cô chủ nhiệm qua hai thế hệ (cả tác giả và con của tác giả đều được học cùng một cô giáo).
Ban Tổ chức đã chọn và trao tổng cộng 27 giải thưởng cá nhân và tập thể, cụ thể:: 23 giải cá nhân và tập thể gồm: 2 giải tập thể, 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 15 giải Khuyến khích. Giải Nhất được trao cho cô giáo Trịnh Thị Vân, Trường THCS Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định với tác phẩm “Cô giáo – mẹ hiền”.
Video đang HOT
4 giải phụ bao gồm: 1 giải cho tập thể có số lượng dự thi đông nhất; 1 giải cho thí sinh nhỏ tuổi có bài thi chất lượng; 1 giải cho giáo viên trẻ tuổi nhất được học trò tôn vinh; 1 giải cho đơn vị có bài dự thi chất lượng nhất.
Hồi đồng Ban Giám khảo chấm giải Cuộc thi (Ảnh: VA)
Phát biểu tại Lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh: Mỗi tác phẩm dự thi là một câu chuyện, một ký ức, một kỷ niệm, cảm xúc đẹp đẽ và đáng trân trọng về hình ảnh người thầy. Đối tượng tham gia dự thi đa phần là các tác giả không chuyên nên các tác phẩm dự thi phần nhiều viết bằng tình cảm, cảm xúc chân thành của các tác giả dành cho thầy cô giáo và ngôi trường của mình; đồng thời mong muốn, với sức lan tỏa từ cuộc thi sẽ nhiều hơn nữa những tấm gương nhà giáo tâm huyết, mẫu mực, tài năng.
Tại buổi Lễ tổng kết, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng đã tuyên bố phát động cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu” năm 2019″./.
Mỹ Anh
Theo cpv.org.vn
Xét công nhận giáo viên giỏi: Giảm áp lực nhưng không xuê xoa
Chủ trương chuyển từ thi giáo viên (GV) dạy giỏi sang hình thức xét công nhận GV dạy giỏi đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình của GV và cán bộ quản lý GD các cấp. Mục đích là nhằm giảm áp lực cho GV và tôn vinh những GV giỏi, tâm huyết với nghề.
GV dạy giỏi phải là người có ảnh hưởng tốt, góp phần bồi dưỡng đồng nghiệp
Để giáo viên thực sự được giảm tải
Bộ GD&ĐT đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo thông tư quy định việc xét, công nhận GV dạy giỏi, GV chủ nhiệm giỏi các cơ sở GD mầm non, phổ thông. Với 13 năm công tác, cô N.N - GV Trường Mầm non Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) từng 2 lần được công nhận GV dạy giỏi cấp thành phố. Lần thứ nhất được công nhận theo hình thức xét và lần thứ hai là thông qua hội thi GV dạy giỏi. Cả hai lần đều có những trình tự và quy định rất rõ. Cô N.N cho rằng, dù là hình thức nào cũng nhằm tạo điều kiện để GV thể hiện phẩm chất, được cống hiến với nghề và được tôn vinh vì đã có thành tích trong giảng dạy.
Theo cô N.N, đối với bậc mầm non để đạt được GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp tỉnh, thành phố cần có những điều kiện rõ ràng và khác nhau về cấp bậc. Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư thì những điều kiện để công nhận GV dạy giỏi từ cấp trường đến cấp thành phố chưa có sự khác nhau nhiều lắm. Cụ thể, điều kiện GV dạy giỏi cấp trường phải đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mức khá trở lên. Đến cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố cũng vẫn quy định như vậy. Nên chăng, các tiêu chí để đạt GV dạy giỏi ở các cấp này phải cao hơn để tương xứng với danh hiệu GV giỏi cấp quận/huyện hoặc GV giỏi cấp tỉnh/thành phố.
Còn theo cô Phạm Thị Vân Anh - GV Trường THCS Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), cần chi tiết hơn về tiêu chí xét công nhận GV dạy giỏi. Thậm chí trong hồ sơ minh chứng cần có cả phiếu đánh giá GV được xét công nhận. Điều mà cô Vân Anh băn khoăn là, giảm áp lực cho GV bằng việc dừng những hội thi GV dạy giỏi nhưng nếu chúng ta yêu cầu quá nhiều các chỉ tiêu trong hồ sơ thì không cẩn thận lại chuyển từ áp lực này sang áp lực khác, vì khi đó GV phải mất nhiều thời gian tập hợp các minh chứng để hoàn thiện hồ sơ. Do đó, Ban soạn thảo nên chọn những tiêu chí cót lõi, quan trọng để GV thực sự được giảm tải.
Ở góc nhìn khác, cô Đào Thị Thủy - GV Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng: Ở cấp quận/huyện và tỉnh/thành phố thì có thể xét công nhận GV dạy giỏi, nhưng ở cấp trường nên có hội thi. Mục đích là tạo động lực thi đua, phấn đấu cho GV trong trường. Khi tham gia hội thi GV giỏi cấp trường, họ sẽ có cơ hội nhìn lại quy trình dạy học của mình, có cơ hội áp dụng những phương pháp mới vào trong giảng dạy.
Ảnh minh họa
Không làm phức tạp thêm
Đồng tình với chủ trương từ thi GV dạy giỏi sang xét công nhận GV dạy giỏi, ông Nguyễn Văn Đầm - Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT Thái Bình) cho rằng, để đạt GV dạy từ cấp quận/huyện trở lên thì bắt buộc GV đó phải được xét ở cấp trường. Theo đó phải có điều kiện: Thầy, cô giáo muốn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp trường phải có thời gian trực tiếp giảng dạy từ 3 năm trở lên. Đồng thời phải đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo từ loại khá trở lên.
Theo ông Đầm, không nên thông qua đánh giá nhận xét của phụ huynh nhưng cần lấy ý kiến của HS. "Dù không thi GV dạy giỏi cấp quận/huyện trở lên nhưng ở cấp trường cũng nên có hội giảng nhằm duy trì phong trào thi đua 2 tốt. Do đó, để được công nhận GV giỏi cấp trường phải có bài hội giảng và được đánh giá cao ở hội giảng đó. Tiếp đến, nếu đạt 2 năm GV giỏi cấp trường thì được xét ở cấp quận/huyện. Đồng thời phải có báo cáo chuyên đề cấp huyện để góp phần bồi dưỡng chuyên môn cho GV của địa phương. Tương tự lên đến cấp tỉnh/thành phố, GV phải đạt giỏi 2 năm cấp quận/huyện thì mới đưa vào xét và phải có báo cáo chuyên đề cấp tỉnh. Đây thực chất là sinh hoạt chuyên môn do hội đồng bộ môn tổ chức" - ông Đầm góp ý.
Giỏi ở đây là giỏi nghề, thể hiện gia tăng về chất lượng. Mục đích của ngành GD là giảm áp lực cho GV nhưng vẫn phải tôn vinh những nhà giáo giỏi, tâm huyết, sáng tạo. Những gì phức tạp và gây áp lực không đáng có cho GV sẽ kiên quyết loại bỏ. Tuy nhiên, cắt giảm không có nghĩa là đơn giản đến mức xuê xoa và làm cho xong. Các bước vẫn phải được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch. Tất cả phải vì sự tiến bộ của GV và học trò.
Ông Hoàng Đức Minh
Cũng theo ông Đầm, GV dạy giỏi phải là những người có ảnh hưởng tốt và góp phần vào bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Tức là phải vì sự tiến bộ của đồng nghiệp, chứ không vì bản thân mình. Ngoài ra, niên hạn công nhận GV dạy giỏi nên giới hạn trong 1 năm hoặc tối đa được bảo lưu trong 2 năm. Như vậy mới tạo ra sự phấn đấu của GV và không tạo ra áp lực cho họ.
Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Dù thi hay xét cũng nhằm mục đích tôn vinh các nhà giáo có tay nghề giỏi. Thứ nữa là tạo động lực để nhà giáo phấn đấu trong nghề nghiệp và được cống hiến, lan tỏa đến đồng nghiệp khác.
Về tiêu chí tín nhiệm của phụ huynh, ông Minh cho biết, đây không phải là phụ huynh đánh giá GV mà là lấy ý kiến tín nhiệm. Rõ ràng môi trường GD của chúng ta là: Gia đình, nhà trường và xã hội. Để GV dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi thì họ phải có rất nhiều hoạt động với phụ huynh. Vì thế, với phụ huynh cần có tín nhiệm chứ không phải đánh giá.
"Chúng ta không làm khó và cũng không làm cho tình hình phức tạp thêm. Những gì không hiệu quả thì kiên quyết không làm. Quan điểm là đúng, đủ và tôn vinh được GV theo mục đích trên. Tuyệt đối không để áp lực này thành áp lực khác" - ông Minh nhấn mạnh.
Theo GDTĐ
Thang đo vì tiến bộ nghề nghiệp của giáo viên mầm non Xây dựng các chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên không chỉ nhằm tới mục đích bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp hóa trong GD-ĐT, mà còn đặt ra những yêu cầu mới trong định hướng phát triển chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non. Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản...