Tổng hợp mẹo chăm con để ‘mùa đông không ốm’
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa đông là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ.
Mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Giữ ấm cho cơ thể
Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.
1. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.
2. Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.
3. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.
4. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa lạnh, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé (Ảnh minh họa)
Vệ sinh thân thể
Video đang HOT
Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.
1. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.
2. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.
3. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.
Cho bé bú
1. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.
2. Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
3. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.
4. Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Giữ da bé luôn khô thoáng
Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.
Dưỡng ẩm
Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.
Cho bé ở trong nhà
Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.
Theo Khám Phá
7 điều bố mẹ nhất định phải biết khi nuôi dạy con gái
Có con gái là một trải nghiệm làm cha mẹ rất độc đáo và tuyệt vời. Việc làm cha mẹ của các cô gái cũng có những "quy tắc" riêng mà không hẳn bố mẹ nào cũng đã biết.
Dưới đây là một số điều bạn cần biết trong quá trình nuôi dạy các cô con gái, dù có thể không hoàn toàn chính xác cho mỗi người nhưng lại đúng đối với hầu hết các bé gái.
1. Con gái rất... phong cách
Đây là điều bạn sẽ học sớm học được khi có một cô con gái. Các bé gái thể hiện sự quan tâm và có cảm nhận riêng về phong cách thời trang. Đừng ngạc nhiên nếu bé gái 3 tuổi của bạn chỉ thích đôi giày kiểu cao bồi, hay cô con gái tuổi thiếu niên của bạn từ chối mặc bất cứ thứ gì liên quan đến hoa cỏ. Bố mẹ hãy khuyến khích để con thể hiện điều đó và tuyệt đối không nên ép buộc quan điểm của mình cho con.
2. Mái tóc của các bé gái có thể trở thành "thảm họa"
Mái tóc có thể trở thành một điều cực kì phiền toái khi bạn có con gái. Bạn muốn con buộc tóc lên, con bé lại muốn thả nó xuống, hoặc bạn phải dành tận 30 phút để buộc tóc con theo kiểu mà con muốn. Không chỉ vậy, mái tóc còn là "đề tài gây chiến" giữa mẹ và con gái với màu tóc và kiểu tóc được cắt như thế nào bởi vì mái tóc mà một "vũ khí" mà các cô con gái muốn dùng để thể hiện cá tính mình nhất.
3. Chuyện bạn bè cũng không dễ dàng
Khi nuôi dạy một cô con gái, bạn rất thường xuyên sẽ phải tâm sự và chia sẻ với con về tình bạn với muôn vàn tình huống tréo ngoe và phức tạp. Tình bạn đôi khi rất phức tạp với các cô gái, đặc biệt trong những năm học trung học. Điều tốt nhất bạn có thể làm là có mặt ở đó khi con cần tâm sự và là "một bờ vai vững chắc" để con khóc.
Ảnh minh họa.
4. Bạn có thể chia sẻ mọi thứ
Đây chính là một trong điều thú vị tuyệt vời của việc có một cô con gái. Bạn có thể chia sẻ với các bé gái mọi thứ từ các đồ làm tóc đến các loại phụ kiện. Điều tuyệt vời là con gái sẽ luôn háo hức lắng nghe và thực sự trân trọng những chia sẻ đó của bạn.
5. Con gái có rất nhiều ý kiến
Con gái thường có rất nhiều ý kiến. Trong khi con trai suy nghĩ đơn giản hơn thì một cô con gái sẽ có ý kiến với hầu như bất cứ điều gì bạn yêu cầu. Đây là một điều hết sức bình thường và tự nhiên của phái nữ. Công việc của các mẹ là dạy cho con cách chia sẻ ý kiến của mình với sự khéo léo và quan tâm đến cảm nhận của người khác.
6. Con gái nói rất nhiều
Con gái luôn nói rất nhiều. Ngay cả khi con gái của bạn ít nói ở nơi công cộng, con bé vẫn có nhiều điều để nói và chia sẻ ở nhà. Lắng nghe con gái từ những điều nhỏ nhất sẽ tạo cho bạn cơ hội để con bé tìm đến với bạn vì những điều lớn hơn. Đó cũng là một cách ngọt ngào để bạn có thể bước vào thế giới của con gái mình.
7. Sự gắn kết vô hình giữa mẹ và con gái
Sợi dây gắn kết giữa mẹ và con gái luôn tồn tại một cách rất đặc biệt. Đó là điều mà đôi lúc bạn không thể lý giải được nhưng lại luôn luôn cảm nhận được.
Theo Mask Online
Cho con bú mẹ tốt hơn hút sữa ti bình nhiều! Khi mới chào đời trẻ cần tiếp xúc với mẹ, nếu cho con ti bình thì ai cũng có thể cho. Vậy vai trò của người mẹ làm gì còn? Tôi hiện đang có một cuộc sống viên mãn bên gia đình hạnh phúc, có chồng yêu thương; hai nàng công chúa ngoan ngoãn, học giỏi và thêm nữa là một công việc...