Tổng hợp đánh giá của Reviewers danh tiếng về Nikon Z
Một sản phẩm, nhất là khi nó chưa là bản hoàn hảo, luôn được đưa cho những chuyên gia review để họ có thể sử dụng, đóng góp ý kiến để nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm của mình trước khi nó đến tay người tiêu dùng. Máy ảnh cũng vậy, những bản prototype sẽ đến tay nhiếp ảnh gia phù hợp với tính năng của máy và những “reviewers” để ý kiến của họ làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn.
Vài ngày qua, sau khi Nikon công bố thế hệ máy ảnh Z, thế hệ máy ảnh mirrorless mới nhất của họ được trang bị cảm biến fullframe 35mm đã nhận lời khen, chê và “động viên” từ các tay viết về máy ảnh cũng như những trang uy tín. Sau đây là tổng hợp những “lời vàng” từ các chuyên gia.
1. Ken Rockwell
Ken Rockwell được cha me tặng máy ảnh lúc 5 tuổi. Yêu nhiếp ảnh và trải nghiệm qua nhiều máy ảnh, thể loại ảnh. Bắt đầu trang Ken Rockwell khá sớm. Trang của ông chỉ nhận phần tiền tặng từ người đọc. Nhưng ông nổi tiếng là người viết rất nhiều sản phẩm của Nikon như tình yêu dành cho hãng này. Sau đây là vài nhận xét của ông về Nikon Z.
Ken Rockwell
Mới và Hay
- Cảm biến Fullframe 35mm
- Lấy nét tự động hoàn hảo và chính xác, ngay cả ở khẩu độ f/1.4
- Hoạt động hoàn toàn yên lặng
- Ổn định hình ảnh trong thân máy
- EVF 3.6 triệu điểm có phủ lớp chống trầy.
- Ngàm Z lớn 55mm khoảng cách từ cảm biến đến thấu kính sau 16mm
- 4K UHD (3,840 2,160/29.97p) 10-bit N-log
Thiếu và Dở
- Z7 không phơi sáng chính xác hoàn toàn khi chụp 9FPS, một số tấm bị tối. Tốc độ thực khoảng 5.5FPS
- Không có flash trên máy
- Tuổi thọ pin không công bố
- Màn hình LCD sau không tự chỉnh độ sáng
- Chỉ một khe thẻ XQD, không có SD hay CF
- Không có GPS
- Không có tỉ lệ khung hình 4:3 nhưng có 4:5 – 1:1 – 16:9
- Chưa có báng pin
2. Tony và Chelsea
Tony và Chelsea là cặp review camera khá nổi tiếng trên youtube. Họ sống khoẻ bằng nhiếp ảnh và viết sách. Cặp vợ chồng cùng chụp đẹp là hiếm có (các bạn có thể xem công việc của họ tại đây: Tony và Chelsea. Gần đây họ làm review máy ảnh qua Youtube với khoảng hơn 1 triệu người theo dõi. Họ cũng đã được mời đến buổi ra mắt Nikon Z và có nhận xét:
Tony và Chelsea
Thiết Kế:
- Rất quen thuộc với những máy DSLR của Nikon
- Nhưng thiếu hàng nút bên trái mà Tony cho là rất hữu ích
- Phàn nàn về việc chỉ có 1 khe thẻ và loại thẻ XQD
- Phàn nàn về màn hình sau chỉ có thể bật lên xuống không xoay ngang được.
Vận hành:
- Lấy nét khi quay phim ổn gần như trên máy Canon
- Hệ thống ống kính S-Line chất lượng rất tốt nhưng quá đắt
- Ngàm FTZ nối với ống kính cũ hoạt động rất tốt, đây có thể là điểm mấu chốt để bán Nikon Z
- Ống kính 35mm rất nét
- EVF rất ấn tượng
- Khả năng lấy nét trong môi trường hơi thiếu sáng (môi trường mà Tony và Chelsea được thử máy và ống kính) là tệ. Gần như mất nét rất nhiều. Môi trường ánh sáng được thiết lập để chụp mẫu và có thể chụp với ISO 800 (không quá tối) nhưng vẫn bị “out nét”.
- Nếu lấy nét nhiều người thì khá ổn, lấy nét theo 1 điểm thì thực sự có vấn đề.
- Nhưng Tony và Chelsea ấn tượng với nút AF-ON (lấy nét bằng ngón cái phía sau máy) hoạt động rất tốt. Và Nikon Z cũng trang bị Eyes Focus như Sony.
- Đo sáng: Không tốt
Video đang HOT
3. Richard Butler và Rishi Sanyal của Dpreview
Richard Butler tốt nghiệp ngành khoa học, nhưng anh lại có nhiều niềm vui khi viết và chụp ảnh cho tạp chí ở trường. Trải qua nhiều năm chuyên viết, chụp và biên tập về khoa học, Richard Butler được biết nhiều với hình ảnh đẹp và bài viết chất lượng. Năm 2007, cơ hội cho Richard Butler gộp hết niềm yêu thích nhiếp ảnh, viết và tính khoa học khi Phil Askey mời về làm việc cho DPReview. Anh luôn có ý kiến xác đáng về những ống kính dùng cho APS-C
Richard Butler
Rishi Sanyal là tiến sĩ sinh lý học nhưng lại đam mê nhiếp ảnh. Khả năng nghiên cứu, viết và chụp giúp anh thỏa mãn niềm đam mê khi làm việc cho DPReview.
Rishi Sanyal
Thiết kế:
- Thân máy: Nhẹ nhưng cứng cáp, báng cầm nắm rất thuận tiện.
- EVF: rất tốt, độ phân giải không hề giảm khi lấy nét hay chụp ở tốc độ cao như ở các dòng MRL khác.
- Các nút hiệu chỉnh được sắp xếp phù hợp, nhưng thiếu nút hiệu chỉnh tính năng AF
- Bỏ luôn nút AF/MF vì tất cả các ống kính đều có nút này rồi
- Vẫn có nút hiệu chỉnh Fn1 và Fn2
- Các ống kính S-Line sẽ có Ring Control ngay trên ống, có thể gán tính năng cần chỉnh trên đó.
Vận hành và điều khiển:
- iMenu có thể tùy biến kết hợp với Màn hình cảm ứng hoạt động dễ dàng và hiệu quả.
- Khả năng lấy nét AF Tracking của Z không mượt mà và hiệu quả bằng tracking trên Nikon DSLR
- Có màn hình cảm ứng nhưng không lấy nét touchpad khi dùng EVF mà dùng nút điều hướng.
- Chụp liên tục 5,5 fps nếu có cập nhật trên liveview giữa mỗi khung hình.
- Chụp liên tục High : Chụp nhanh hơn lấy nét liên tục nhưng khoá sáng ở tấm đầu tiên. Cho nên các tấm sau sẽ có sai sáng nếu thay đổi.
Lấy nét:
- Sẽ là lý tưởng nếu có tất cả chế độ lấy nét trên Nikon DSLR cho Nikon Z
- AF-S: linh hoạt và chính xác
- AF-C: Chụp 1 một tấm chính xác – chụp liên tục có vài tấm có hiện tượng back focus
- Nhận diện trong AF-C: Đôi khi tự động bỏ theo dõi gương mặt ở xa và chuyển sang gương mặt gần hơn. Điều này không tốt bằng 3D tracking trên DSLR
- Theo chủ thể: Nhưng bù lại, nếu chuyển sang căng nét theo chủ thể khi dùng Auto Area. Nhưng hơi phức tạp nếu dùng EVF.
- Không có tính năng dùng flash để hỗ trợ lấy nét.
4. Amy Davies của Trusted Review
Amy Davies là nhà báo, nhiếp ảnh gia. Bắt đầu viết cho Furture Publishing năm 2009 – 2014. Sau đó cô quản lý content cho TechRadar, Digital Camera, Photography Week. Sau đó cô quyết định làm freelance và công tác với rất nhiều trang review máy ảnh như: Amateur Photographer, Stuff, Wired, T3, Digital Photographer, Digital Camera, TechRadar, Trusted Reviews, ePhotozine and Photography Blog. Sau đây là vài nhận xét của Amy về Nikon Z:
Amy Davies
Thiết kế:
- Nikon Z có thiết kế nhỏ gọn, cho bạn cảm giác như đang dùng DSLR của Nikon, nhưng không phải dòng thấp.
- Nikon Z được thiết kế như bản mô phỏng của D850.
- Nikon Z có kích thước lớn hơn đối thủ A7III một chút
- Chỉ có một khe thẻ XQD, thẻ XQD và đầu đọc đều rất đắt. Nhưng tốc độ của XQD phù hợp để chụp file ảnh cực lớn. Nhưng 1 khe thẻ là mạo hiểm cho những khoảnh khắc chỉ xảy ra một lần trong đời.
- EVF: rất ấn tượng với EVF của Nikon Z vì nó sáng, rõ và đặc biệt gần như không nhận ra hiện tượng lag
- Không điều khiển điểm lấy nét bằng màn hình LCD khi chụp với khung ngắm, nhưng lại có joystick.
Tính năng – vận hành
- AF: 493 điểm lấy nét trên Z7 và 273 trên Z6 là rất ấn tượng, nhưng Amy chưa có thời gian test kỹ.
- Pin: 330 shots, nhưng Nikon cho hay có một vài người chụp gần gấp đôi số đó. Nhưng Amy cho rằng nó vẫn kém D850 nhiều.
- Nhưng bù lại, Nikon Z có thể sạc pin bằng cổng USB-C và grip đang được sản xuất.
- Chất lượng hình ảnh ban đầu khá ấn tượng nhưng Amy muốn kiểm tra kỹ hơn trong phòng lab trước khi nói điều gì.
- Amy cho rằng Nikon Z7 rất đáng nâng cấp nếu bạn muốn rời bỏ DSLR D850 đắt đỏ, nặng nề và luôn phát ra tiếng màn trập. Nhưng hiện nay, Sony vẫn đang thắng thế với hệ sinh thái lớn hơn.
5. Kai W
Kai W tên thật là Kai Man Wong, sinh ra ở Norwich, Anh. Nhưng anh và cả gia đình không thích dính tí gì tới nông nghiệp. Đến Manchester, Kai W học làm Film và Media. Sau khi tốt nghiệp, anh bỏ 10 năm lang thang du lịch và làm việc với Redwolf Airsoft và DigitalRev. Giờ đây, Kai W mở kênh youtube riêng, chuyên về nhiếp ảnh và trở thành một trong những anh chàng có lối review hấp dẫn nhất trên Youtube.
Kai W
Thiết kế:
- Thiết kế vừa tay, tạo cảm giác cầm nắm rất tốt
- Màn hình lật không xoay nhưng có chống chói và đổ bóng tốt, không thấy chính mình khi chụp.
- Màn hình EVF: Gần như không trễ, ngay cả khi di chuyển máy nhanh để chụp.
- Chỉ 1 khe cắm thẻ XQD, không thích lắm
- Ấn tượng trước kích thước nhỏ gọn nhưng các nút hiệu năng vẫn trang bị đầy đủ.
- Rất thích ngàm lớn 55mm và khoảng cách mặt bích chỉ là 16mm, ngắn nhất trong FF hiện nay.
Vận hành:
- Rất ấn tượng trước khả năng lấy nét rất nhanh của Z7
- Ấn tượng trước khả năng quay 4K với sampling màu 4:2:2 10bit. Chưa có fullframe camera nào có.
- Khả năng lấy nét, chuyển nét mượt mà khi quay phim.
Kết:
Có thể thấy nhận xét của các “reviewers” có chung một vài điểm là:
Thiết kế
- Thiết kế tương đồng như DSLR, cầm nắm vận hành dễ dàng
- EVF rất ấn tượng, gần như không có hiện tượng trễ.
- Một khe thẻ XQD là không ổn, nó đắt và mạo hiểm cho những khoảng khắc buộc phải có hình.
Tính năng và vận hành:
- Menu – iMenu điều khiển khá tốt.
- Tốc độ chụp liên tục chưa đúng như quảng cáo
Và một số ý kiến trái ngược nhau, nhất là hai reviewers của DPReview rõ ràng có thời gian sử dụng và kiểm tra máy lâu hơn, đã có những phân tích sâu hơn so với Tony và Chelsea. Có thể Tony và Chelsea cho rằng đo sáng không tốt vì đang chụp ở High khi mà Z chỉ đo sáng tấm đầu tiên? Riêng về Amy, rõ ràng cô là tay viết kì cựu, cô luôn nói muốn kiểm tra lại trong phòng lab cho những thứ cô chưa chắc.
Đây vẫn là sản phẩm Pre-product, chưa thể kết luận vội vàng gì về dòng Z, nhưng rõ ràng, Nikon đang làm rất tốt cho cuộc cách mạng của mình. Hy vọng với việc tổng hợp ý kiến của các reviewer nổi tiếng, chúng ta đã có bức tranh rõ hơn về dòng máy này của Nikon Z.
Theo tinhte
Panasonic tham gia cuộc chiến mang tên mirrorless full-frame
Nikon trong tháng 8 vừa qua đã cho ra mắt bộ đôi mirrorless full-frame đầu tiên Z6 và Z7 của mình trong kỷ nguyên máy ảnh kỹ thuật số.
Ngay sau đó, Canon cũng đã rục rịch ra mắt EOS R, dòng máy ảnh không gương lật cảm biến full-frame, có thể cảm nhận rằng MRL đang là tương lai và lựa chọn cho xu hướng phát triển của thị trường máy ảnh nói chung trong thời gian sắp tới. Và cũng rất nhanh thôi, người khởi nguồn cho máy ảnh mirrorless, Panasonic cũng sẽ quay trở lại thị trường này với một sản phẩm mang cảm biến full-frame.
Chiếc GH5 với ngàm gắn kết mới cùng cảm biến lớn hơn
Sau 10 năm ra mắt những chiếc máy mirrorless đầu tiên, đến nay với Panasonic vẫn không có quá nhiều đột phát trong thị trường máy ảnh không gương lật. Song sự tham gia bất ngờ của cả 2 ông lớn trong làng máy ảnh, Nikon và Canon cùng sự phát triển không ngừng ở từng phân khúc của Sony và Fuji trong thị trường này khiến Panasonic không thể ngồi yên. Những thông tin về một máy ảnh không gương cảm biến full-frame mang nhãn hiệu Panasonic đã bắt đầu xuất hiện.
Việc sử dụng cảm biến lớn hơn cùng ngàm ống kính SL hoàn toàn khả thi trên GH5 khi thiết kế của Panasonic dương như đã chuẩn bị sẵn cho điều này.
Sự trở lại lần này của Panasonic rất đáng chờ đợi khi các dự đoán cho rằng hãng sẽ tiếp tục kết hợp cùng Leica hoặc Olympus trong những sản phẩm mới của mình. Rất có thể chiếc máy không gương cảm biến lớn của Panasonic sẽ mang ngàm ống kính giống như của Leica SL. Ưu điểm tất nhiên là tận dụng lại được bộ 6 ống kính chất lượng cực cao của dòng SL, song nhược điểm về giá sẽ khiến không ít người phải chùn chân.
Panasonic và Leica đã là những đối tác quen thuộc từ lâu.
Dù được coi là hãng đầu tiên khởi động cho thị trường máy ảnh MRL, song thực chất bây giờ, với sự tham gia của hầu hết những tên tuổi lớn trong làng máy ảnh, cuộc chiến máy ảnh không gương lật full-frame mới bắt đầu. Cụ thể những mẫu thử đầu tiên của Panasonic sẽ được giới thiệu vào 25 tháng 9 tới đây, trước dịp hội chợ Photokina 2018, tại Đức 1 ngày. Và dự đoán chiếc máy này sẽ chính thức ra mắt trong nửa đầu năm 2019.
Theo 43rumors
Trên tay & chụp thử ống kính Samyang AF 24mm F2.8 FE cho Sony: nhỏ-gọn-nhẹ, chất lượng khá Chiếc ống kính 24mm f/2.8 mình trên tay hôm nay là chiếc ống kính thứ 5 của Samyang với khả năng lấy nét AF tự động dành cho ống kính Sony Fullframe ngàm E. Ống kính 24mm này là chiếc ống kính ra mắt kế thừa sự nổi tiếng của chiếc ống kính nhỏ gọn AF 35mm f/2.8 ra mắt vào năm ngoái...