Tổng hợp các quán Bún chả ngon ở Hà Nội
Bún chả là món ăn dân dã, có “sức sống lâu đời” ở miền Bắc. Món ăn này dùng kèm nước chấm được hâm nóng vì miền Bắc có mùa đông lạnh nhưng khi đến miền Nam, một số quán lại dùng nước chấm bún chả nguội, nhưng vẫn giữ nguyên các nguyên liệu, hương vị.
Bún chả – Hoa – 17 Ngõ Yên Thế, Đống Đa (35k)
Bún chả – Đầu ngõ 42 Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng (30k/suất) (8h – 15h)
Bún Chả – Tuyết – 34 Hàng Than, Hoàn Kiếm (40k/suất và 10k/nem)
Bún Chả – 41 Cửa Đông, Hoàn Kiếm (50k/đầy đủ) (10h30-20h)
Bún chả – 13 Hàng Bún (đi đường Phạm Hồng Thái rẽ vào, quán này cạnh số nhà 24) (30k)
Bún chả, nem cua bể – Bà Sâm – Số 47C Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng (35k/ bún chả – 10k/nem)
Bún Chả – Cô Yến – Đầu ngõ Yên Thế, Đống Đa(30k/bát, nem 5k)
Bún chả – Ngà Béo – 14 Nguyễn Như Đổ (bên trong chợ Ngô Sĩ Liên, ngay đầu luôn) (35k/ suất)
Bún Chả – 17 ngõ Đoàn Nhữ Hài, Trần Quốc Toản, Hai Bà Trưng (30k/suất)
Bún chả – Ngõ 74 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm (50k)(10h30-13h)
Bún chả, nem cua bể – 38 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng (40k/suất bún chả, 10k/nem cua bể)
Bún chả thịt nướng – Số 471 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng (30k-40k)
Bún chả – Số 172 Đội Cấn, Ba Đình (30k)
Video đang HOT
Bún chả que tre – 37 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm (20k-40k)
Bún chả que tre – Bình Chung – 299 Bạch Mai, Hai Bà Trưng
Bún chả – Số 112B2 Vĩnh Hồ, Đống Đa (35k)(10h-15h)
Bún chả Yến – Số 135 Trung Liệt, Đống Đa (30k) (7h-14h)
Bún chả – 40 ngõ 221 Tôn Đức Thắng, Q. Đống Đa (30k) (10-14h)
Bún chả nướng – Số 55 Hàng Bún, Hoàn Kiếm (25k)
Chúc cả nhà ăn ngon miệng nhé ^^
Hướng dẫn công thức nấu các món ngon từ bún
Công thức nấu các món ngon từ bún
1. Bún riêu cua
Chuẩn bị nguyên liệu nấu bún riêu cua:
- 400gr cua đồng
- 3 bìa đậu
- 4 quả cà chua
- Hành khô, hành lá, tỏi, giấm bỗng, các loại gia vị (muối, hạt nêm, tiêu, mắm tôm,...)
- 1kg bún tươi
- 100g thịt xay, 50g tôm khô, 2 quả trứng gà
Cách nấu bún riêu cua:
- Đậu phụ thái nhỏ mang đi rán vàng, hành lá rửa sạch cắt khúc. Cà chua xắt múi cau, xào qua với dầu ăn ở lửa to.
- Chế biến cua đồng xay: Cua ngâm nước 1 đến 2 giờ để loại bỏ hết đất cát, xả lại nước sạch. Lột yếm cua, mai cua để riêng. Dùng thìa nhỏ nạo lấy phần gạch cua cho vào chén, ướp với một ít tiêu xay, hạt nêm. Xay hoặc giã nhỏ mai cua.
- Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần. Đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua cứng ráp là được.
- Hoà một chút gia vị (muối, hạt nêm, đường) vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Chú ý không để lửa to quá, gạch cua rất dễ bị cháy hoặc trào ra ngoài. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, vớt để riêng ra bát.
- Cho cà chua xào qua trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với một thìa cà phê mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn rồi cứ tiếp tục đun tiếp ở lửa nhỏ.
- Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Cho tôm với thịt xay, trứng gà, đầu hành bằm, tỏi bằm hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp
- Chế biến chả ăn kèm bún riêu cua: Tôm khô ngâm mềm cho vào máy xay nhuyễn. Cho tôm với thịt xay, trứng gà, hành bằm, tỏi bằm, hạt nêm, đường rồi trộn thật đều hỗn hợp.
- Chả chín nổi lên mặt nước thì cho tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào.
- Nước riêu cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp cho vào nồi nước. Chả chín nổi lên mặt nước thì tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng vào. Lượng giấm bỗng cho vào tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.
- Công đoạn cuối cùng là phi thơm hành khô rồi đổ nhanh phần gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp. Cái này được gọi là nước màu và các bạn có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc cho riêng vào từng bát khi ăn đều được.
- Ăn bún riêu cua kèm với một đĩa rau sống tươi tạo cảm giác ngon miệng trong những ngày hè nóng bức
- Cho bún, hành vào bát. Chan nước riêu cua và nước màu lên trên là bạn đã có món bún riêu cua theo hương vị miền Bắc, ăn kèm với đĩa rau sống tươi tạo cảm giác ngon miệng trong những ngày hè nóng bức.
2. Bún cá
Nguyên liệu nấu bún cá
- Cá: dùng cá quả ngon nhất, có thể chọn rô phi
- Bún tươi
- Cà chua, hành, thì là, rau cần, gừng
- Gia vị vừa đủ.
Cách làm món bún cá thơm ngon
- Cá quả làm sạch, luộc với gia vị (gia vị sẽ ngấm làm thịt cá đậm đà), luộc vừa để dễ lọc thịt vừa để làm nước dùng.
- Khi luộc chín cá, vớt ra để ráo nước, gỡ lấy từng miếng thịt cá và đầu xương để riêng.
- Thịt cá ướp thêm 1 chút gia vị, bột nêm cho đậm đà. Đầu, xương cá cho lại nồi nước dùng đun tiếp.
- Cà chua bổ đôi, bóp bỏ hạt cho vào nồi nước dùng, thêm 1 gừng đập dập, đun sôi nhỏ lửa, nêm nếm vừa miệng. Khi nào chuẩn bị ăn bún thì cho giấm bỗng hoặc giấm trắng tạo độ chua.
- Phần thịt cá đem rán giòn trong chảo dầu nóng già. Khi rán cho một nhúm bột hạt điều đỏ để miếng cá vàng ươm ngon mắt. Cá để ráo dầu, dùng kéo cắt cá dạng sợi dài bằng miếng cá, ngang khoảng 1.5cm.
- Hành, thì là, rau cần rửa sạch thái nhỏ 0.5cm.
- Bún có thể chần qua nước sôi hoặc không tùy khẩu vị, bỏ hành, thì là, vào bát bún, thêm cá, chan nước dùng là xong.
Món bún cá này ăn cá đậm đà, giòn tan, nhỏ xinh vừa miệng rất sướng. Rau cần ở ngoài hàng thường cắt miếng dài trẻ nhỏ sẽ lười ăn, thái nhỏ như hành vừa thơm vừa dễ ăn. Trong lúc rán cá bạn có thể cho chút bột hạt điều đỏ tạo màu vàng tự nhiên rất đẹp.
3. Bún chả
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 500g
- Thịt nạc vai: 500g
- Hành tím, chanh, tỏi ớt, su hào hoặc đu đủ xanh/ dưa chuột, cà rốt, rau sống ăn kèm
- Bột nêm, nước mắm, đường hoa mai, dầu hào, mật ong (có thể bỏ qua nếu không có).
Cách làm:
Bước 1: Làm nước hàng để ướp thịt cho lên màu đẹp: Cho khoảng 3 thìa đường vào chảo cùng với một chút nước đun đến khi đường chuyển sang màu cánh gián thì cho tiếp vào một chút nước nữa, đun sôi trở lại cho nước và đường tan lẫn vào nhau. Lưu ý đừng đun đường cháy quá màu chả nướng xong sẽ không được đẹp mắt.
- Thịt ba chỉ cạo rửa sạch thái lát mỏng vừa phải.
Bước 2: Cho thịt vào một cái hộp đựng đồ ăn ướp riêng với bột nêm, một chút đường, một chút nước mắm, dầu hào, nước hàng đã chưng sẵn và hành tím cùng với tỏi băm nhỏ.
- Nếu có mật ong thì ướp cùng, khi nướng thịt sẽ thơm và màu cũng đẹp hơn.
Bước 3: Thịt nạc vai xay nhỏ, nếu băm được là tốt nhất, cũng ướp tương tự như ướp thịt ba chỉ, để riêng trong một cái hộp khác rồi cho cả hai thứ vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 3-4 tiếng. Nếu ăn buổi trưa thì ướp từ sáng hoặc ướp từ trưa cho bữa chiều. Bạn cũng có thể ướp thịt để qua đêm nhé, như vậy chả sẽ càng mềm và ngon hơn.
Bước 4: Pha nước chấm
- Cà rốt, dưa chuột gọt vỏ, dưa chuột bỏ bớt ruột tỉa hoa hoặc thái lát mỏng cho vào một nhúm muối trộn đều để ra bớt nước, vớt ra một cái bát rồi trộn đường, dấm, tỏi vào để cho ngấm, dùng để ăn kèm với nước chấm và chả. Có thể thay dưa chuột bằng su hào, đu đủ xanh nhé!
- Lấy một lượng nước lọc tương đương với lượng nước chấm cần dùng, cho đường, (mỳ chính), tỏi băm nhỏ, dấm, nước cốt chanh vào khuấy đều tạo thành hỗn hợp chua ngọt tương đối.
- Đong nước mắm ra thìa canh và từ từ nêm vào hỗn hợp chua ngọt, điều chỉnh sao cho độ chua mặt ngọt vừa khẩu vị.
- Tiếp đến cho dưa chuột cà rốt đã ngâm chua ngọt vào, thêm ớt tươi cắt lát băm nhỏ nữa cho đủ vị chua cay mặn ngọt.
- Rau sống gồm xà lách, tía tô, kinh giới, húng bạc hà, húng thơm, giá đỗ rửa sạch ngâm nước muối vớt ra vảy sạch nước.
Bước 5: Nướng thịt
- Thịt nạc xay viên thành từng viên nhỏ vừa phải, xếp thịt vào vỉ và nướng bằng than hoa cho vàng đều hai mặt.
- Nướng riêng chả miếng và chả viên để thịt chín đều.
- Vì thịt đã được ướp với dầu hào nên khi nướng không lo thịt bị khô hay cháy mà sẽ rất mềm, thành phẩm có màu nâu đẹp mắt. Các bạn cũng có thể nướng chả bằng lò nướng rất tiện vì không bị khói, sạch sẽ mà thịt chín vàng đều, không bị cháy một vệt nào dù là rất nhỏ.
- Xếp thịt ba chỉ vào vỉ nướng rồi cho vào lò đặt chéo sang một bên để có thể đóng kín cửa lò lại, khoảng trống còn lại đặt một miếng giấy bạc rồi xếp chả viên vào nướng cùng. Nếu nhà có than hoa thì nướng thịt và chả còn thơm hơn nữa.
- Các bạn nhớ bật lò nướng ở nhiệt độ cao 220 độ cho thật nóng rồi mới cho thịt vào nướng cả trên và dưới, khoảng 10 phút là xong một mẻ. Dùng đũa lật chả viên cho chín vàng đều hai mặt, còn chả miếng có thể không cần lật vì nướng ở chế độ cả trên cả dưới thịt sẽ chín vàng đều.
- Khi ăn dọn bún, chả và rau sống ra đĩa. Dưa góp thì cho vào ăn cùng với chả và nước chấm.
Chúc bạn và gia đình ngon miệng với bún chả thịt nướng thơm ngon nhé!
Món gỏi "chân dài" lạ miệng, khách vượt trăm km về thưởng thức ở Hải Phòng Sống vùi mình dưới cát, loài hải sản đặc trưng ở Hải Phòng này được người dân đánh bắt, mang về và sơ chế kỳ công, làm thành món gỏi dai giòn sần sật nức tiếng, hút khách thập phương tới thưởng thức. Nhắc tới ẩm thực Hải Phòng, ngoài những cái tên quen thuộc như bánh đa cua, nem cua bể, bánh...