Tổng hợp các cách khử mùi hôi các loại thịt luộc hiệu quả
Những món thịt luộc thường rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon lại vô cùng dễ chế biến. Tuy nhiên, những món ăn này lại gặp phải trường hợp có mùi hôi nếu không biết chế biến đúng cách.
Dưới đây là những cách loại bỏ mùi hôi các loại thịt luộc hiệu quả, hãy nhớ lưu lại nhé!
1. Khử mùi hôi thịt lợn luộc
Một trong những món ăn dân giã quen thuộc với mâm cơn gia đình Việt Nam sẽ không thể không nhắc đến thịt lợn luộc. Thông thường, nếu như thịt lợn mà bạn luộc là thịt tươi ngon thì sẽ không gặp phải mùi hôi. Tuy nhiên, một số loại thịt sẽ có mùi đặc biệt hoặc những miếng thịt lợn đã được bảo quản lâu trong tủ lạnh sẽ hơi có mùi khó chịu khi luộc lên. Vì vậy, khi nấu bạn nên loại bỏ mùi hôi khó chịu này bằng các cách dưới đây:
Cách 1: Trước khi cho thịt lợn vào luộc luộc, bạn hãy chần qua nước sôi trong vài phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp đến mới bắt đầu đem đi luộc thì sẽ bớt được mùi khó chịu hơn.
Cách 2: Khi luộc thịt, bạn hãy cho thêm vào nồi 1-2 củ hành tím đập dập, có tác dụng khử mùi hôi rất tốt. Nếu không có hành, bạn có thể sử dụng một vài giọt rượu trắng, nhưng chỉ nên cho vào khi thịt đã bắt đầu chín.
Cách 3: Trong quá trình luộc thịt, bạn hãy chú ý vớt bọt thường xuyên, từ đó khiến cho nước thịt trong, thịt luộc lên thơm và không bị hôi nữa.
2. Khử mùi hôi thịt vịt luộc
Với nguyên liệu là thịt vịt, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon khác nhau, trong đó có món thịt vịt luộc. Tuy nhiên, loại thịt này lại có mùi hôi rất đặc trưng vì tuyến dầu trên da và phần lông vịt. Để khử được mùi hôi của thịt vịt luộc này, thì đầu tiên bạn phải làm thật sạch lông vịt. Trong đó, tuyến nhờn của vịt sẽ tập trung nhất ở phần đuôi, nên bạn chú ý phải làm thật sạch thật kỹ phần này. Sau khi đã làm sạch lông vịt, bạn hãy dùng muối và gừng đập dập, sau đó chà xát lên toàn bộ thân vịt, cả bên trong lẫn bên ngoài.
Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút rượu trắng để món ăn được thơm hơn. Sau khi chà muối và gừng xong, bạn hãy để nguyên trong khoảng thời gian 30 phút sau mới đem đi rửa lại, để ráo và cho vào luộc. Trong quá trình luộc, bạn cũng nên cho một ít gừng đập dập vào, vừa khử đi mùi hôi, vừa giúp thịt mềm và ngon hơn rất nhiều.
Video đang HOT
3. Khử mùi hôi thịt dê luộc
Thịt dê là một trong những món ăn rất ngon, bổ dưỡng, thích hợp để chế biến thành các món nhậu. Tuy vậy, chúng lại thường có mùi tanh, hôi và hơi gây. Vì vậy, khi chế biến bạn nên chú ý thật kỹ để không khiến món ăn trở nên khó ăn. Để khử mùi hôi, bạn hãy cho vào nồi luộc một ít bã rượu, giúp làm mềm và thịt thơm hơn. Trong quá trình luộc, chú ý hớt bọt thường xuyên, thịt sẽ không bị hôi nữa. Ngoài ra, bạn có thể rửa thịt dê bằng nước nóng, trước khi cho vào luộc.
Cùng với đó, cho vào nồi nước luộc các loại hương liệu có mùi thơm như hồi, quế, tiêu,… Tuy nhiên, chỉ nên cho một lượng vừa đủ, để tránh làm át hương vị của thịt. Nếu không, bạn có thể sử dụng củ cải hay đậu xanh vào nồi nước luộc cũng sẽ giúp khử mùi hôi của thịt dê luộc rất hiệu quả.
4. Khử mùi hôi thịt bò luộc
Thịt bò luộc là một món ăn dễ làm, tuy đơn giản nhưng nếu như không biết cách chế biến, món ăn này sẽ có mùi hôi và hơi gây. Nếu không làm hết mùi, khi ăn sẽ có cảm giác cực kì khó chịu. Để khử mùi hôi, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Cách 1: Khi sơ chế thịt bò, bạn hãy rửa hoặc ngâm thịt với rượu trắng trong khoảng 15 phút, giúp thịt bớt mùi hôi, thịt cũng trở nên mềm và ngon hơn.
Cách 2: Bạn hãy ướp thịt bò với tỏi, hành khô cùng một chút gia vị. Lưu ý, sử dụng hành khô nướng lên, đập dập rồi băm nhuyễn. Hành khô có mùi thơm, giúp món ăn đậm đà hơn và thịt không còn mùi hôi.
Cách 3: Bạn hãy sử dụng gừng tươi, nướng chín xát lên thịt bò tươi. Một ít gừng nướng giã nhuyễn có thể làm thịt thơm hơn rất nhiều. Sau khi chà xát thịt bò với gừng, bạn rửa sạch rồi đem thịt đi luộc như bình thường.
Lẩu cù lao Tái hiện "kí ức miền Tây" giữa lòng Sài Gòn
Nhắc đến miền Tây không thể nào quên được ẩm thực dân giã nhưng lại gây nhớ thương thực khách. Một trong những món ăn làm nên tuổi thơ của nhiều đứa con vùng sông nước chính là món lẩu cù lao một thời, nay được tái hiện giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.
Lẩu cù lao - Tái hiện "kí ức miền Tây" giữa lòng Sài Gòn
Địa chỉ tiệm lẩu cù lao: 410 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh.
Lẩu cù lao là món ăn thân thuộc của người dân miền Tây thường xuất hiện vào những bữa tiệc gia đình và giờ đây nó trở thành một kí ức tuổi thơ của rất nhiều người mỗi khi nhắc đến.
Ảnh: @hana.closet29.
Tên món lẩu xuất phát từ hình dạng của chiếc nồi. Chiếc nồi tròn có quai, ở giữa là một ống nhôm rỗng nhô lên dành để đựng than, sức nóng từ than trong ống nhôm sẽ làm nóng phần nước dùng trong nồi mà không cần phải dùng đến bếp gas hay bếp cồn dưới đáy nồi. Ống nhôm ở giữa nồi lẩu làm người ta nhớ đến những mảnh đất cù lao nổi lên giữa sông ở miền Tây bao quanh là nước.
Với hình thức như cù lao dưới miền Tây, lẩu cù lao đang dần trở thành một xu hướng ẩm thực của người dân Sài Gòn, tiệm lẩu cù lao nằm trên đường Nguyễn Xí nổi bật với tấm bạt đỏ thông báo "hoạt động bình thường" dù có công trình đang xây kế bên. Tiệm có hai khu trong và ngoài với số lượng gần 200 bàn và mang nét đặc trưng của ẩm thực đường phố với cách trang trí đơn giản.
Ảnh: @tiemlauculao.
Thực đơn của tiệm lẩu có 3 món chính: lẩu mắm, lẩu thái và lẩu cù lao. Bên cạnh đó, tiệm còn có các món ăn khai vị như gỏi ngó sen tôm thịt, chả giò và bì cuốn.
Ảnh: Fb Tiệm Lẩu Cù Lao.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @_lilyng9907.
Ảnh: @tiemlauculao.
Ảnh: @tiemlauculao.
Lẩu cù lao dưới miền Tây thường sẽ không ăn cùng với cá mà sẽ được ăn cùng chả thịt, chả cá, thịt luộc, đồ lòng heo, da heo và rau củ nhưng lẩu cù lao trên Sài Gòn có vẻ đặc biệt hơn khi có thêm cá và có thêm nhiều loại nước lẩu giúp thực khách có nhiều lựa chọn hơn khi thưởng thức. Lẩu cù lao có bắt mắt, đủ sắc hay không là phải nhờ tay người tỉa tót hoa lá trang trí được làm từ cà rốt, bắp cải, củ cải trắng, hành lá, ngò rí, ớt đỏ. Hoa tỉa xong được ngâm vào nước đá lạnh để giữ độ tươi và nở xòe đẹp mắt.
Ảnh: Gia Thanh/Báo Thanh Niên.
Để ăn kèm với món lẩu cù lao này, bạn có thể dùng bún, mì hoặc có thể ăn kèm với gỏi cuốn, chả giò chiên,... Tất cả sẽ tạo nên một hương vị rất miền Tây ngay giữa lòng Sài Gòn nhộn nhịp.
Đến làng Bát Tràng nghe người nghệ nhân hướng dẫn cách làm các món ăn trên mâm cỗ thắp hương truyền thống Nghệ nhân Nguyễn Thị Lâm là một trong số những nghệ nhân giữ được bí quyết nấu mâm cỗ truyền thống. Nhiều khách du lịch tìm về địa chỉ nhà cô chỉ để được thưởng thức một bữa ăn mang hương vị truyền thống Hà Nội xưa. Mâm cỗ Hà Nội xưa - Gìn giữ hương vị ẩm thực Nấu mâm cỗ tuy...