Tổng giám đốc IMF sẽ thăm Trung Quốc trước khi tham dự các hội nghị ASEAN và G20
Ngày 29/8, người phát ngôn Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) cho biết Tổng giám đốc Kristalina Georgieva sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/8 để gặp các quan chức hàng đầu nước chủ nhà, trước khi đến Indonesia và Ấn Độ để tham dự các hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20).
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, ngày 23/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, trong thời gian từ ngày 30/8 đến ngày 3/9 tới, bà Georgieva sẽ thăm Trung Quốc và tham gia các cuộc thảo luận song phương với các quan chức cấp cao của nước này.
Sau đó, bà Georgieva sẽ đến Jakarta để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 4-7/9, trước khi tới New Delhi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 từ ngày 8-10/9.
Tháng trước, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 sau khi hoạt động kinh tế phục hồi trong quý I năm nay, nhưng vẫn cảnh báo những thách thức dai dẳng đang hạn chế triển vọng trong trung hạn. IMF cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu thực tế trong năm nay đạt 3%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo đưa ra hồi tháng 4, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo triển vọng năm sau cũng ở mức 3%. IMF cũng không thay đổi dự báo về kinh tế Trung Quốc, cho rằng nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này sẽ đạt tăng trưởng 5,2% trong năm nay, so với mức 3% trong năm ngoái do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trước khi giảm xuống 4,5% vào năm 2024, đồng thời cảnh báo sự phục hồi của Trung Quốc đang chậm lại.
IMF: Kinh tế thế giới năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Phát biểu trên đài truyền hình CBS, bà Kristalina Georgieva dự đoán năm 2023 sẽ còn "khó khăn" hơn so với năm 2022, do các nền kinh tế lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn giảm tốc. Người đứng đầu IMF nêu rõ, đối với phần lớn nền kinh tế thế giới, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn, khó khăn hơn cả năm chúng ta bỏ lại phía sau.
Theo bà Georgieva, lần đầu tiên sau 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 có thể sẽ bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Hơn nữa, sự bùng phát các ca nhiễm COVID-19 theo như dự báo ở nước này trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ tác động hơn nữa đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay và khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực và thế giới chậm lại.
Bà Georgieva cho rằng nền kinh tế Mỹ là kiên cường nhất, có thể tránh được suy thoái, trong khi đó một nửa Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái trong năm sau. Theo bà Georgieva, triển vọng của các thị trường mới nổi thậm trí còn tồi tệ hơn vì mức nợ và việc đồng USD mạnh. IMF dự đoán một phần ba nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2023.
Trước đó hồi tháng 10/2022, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh. Theo IMF, kinh tế thế giới năm 2023 sẽ chỉ tăng trưởng 2,7%, thấp hơn mức dự báo 2,9% IMF đưa ra hồi tháng 7/2022.
IMF 'nung nấu' một nền tảng toàn cầu cho tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang nỗ lực để xây dựng một nền tảng cho các loại tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương (CDBC), giúp giao dịch bằng tiền kỹ thuật số được dễ dàng triển khai giữa các quốc gia. Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva phát biểu tại Glasgow, Anh, ngày 3/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng...