Tại sao Saudi Arabia cân nhắc phát triển điện hạt nhân với Trung Quốc và Nga?
Với việc Mỹ khăng khăng hạn chế Saudi Arabia làm giàu uranium của riêng mình, Riyadh đang cân nhắc các đề xuất thay thế để phát triển các cơ sở hạt nhân và gây áp lực với Washington về hiệp ước an ninh.
Gây áp lực với Mỹ, Saudi Arabia xem xét hợp tác với Trung Quốc, Nga về phát triển điện hạt nhân. Ảnh: AFP
Theo tờ Financial Times (FT) của Anh ngày 27/8, Saudi Arabia đang xem xét các nỗ lực xây dựng một nhà máy điện hạt nhân từ các quốc gia như Trung Quốc, Nga và Pháp, khi Vương quốc này cố gắng gây áp lực với Mỹ về một hiệp ước an ninh nhạy cảm.
Saudi Arabia từ lâu đã tìm kiếm năng lực hạt nhân dân sự của riêng mình và coi sự hỗ trợ của Mỹ đối với chương trình này là yêu cầu chính trong một thỏa thuận tiềm năng nhằm bình thường hóa quan hệ với Israel.
Một bước đột phá trong quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ là một chiến thắng ngoại giao quan trọng đối với chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden, vốn coi đây là một ưu tiên.
Nhưng Washington đã phản đối yêu cầu của Saudi Arabia về không hạn chế trong việc làm giàu uranium của chính nước này. Với việc Mỹ nhất quyết đặt ra các hạn chế trên, Saudi Arabia đang xem xét các đề nghị thay thế để phát triển cơ sở hạt nhân từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nga và Pháp.
Tờ FT dẫn một nguồn tin về vấn đề này cho biết Saudi Arabia sẽ đưa ra quyết định dựa trên lời đề nghị tốt nhất. Trong khi đó, một nguồn tin khác lưu ý, trong khi Riyadh ủng hộ Mỹ hơn, nước được coi là có công nghệ tốt và đã là đồng minh thân cận của Saudi Arabia, thì những hạn chế của Washington đối với việc làm giàu uranium đang là rào cản của sự hợp tác giữa hai bên.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, Saudi Arabia đã xích lại gần hơn với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của nước này, đặc biệt mới đây Vương quốc vùng Vịnh trên đã được mời tham gia nhóm BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi.
Năm ngoái, Riyadh đã đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực và vào tháng 3 năm nay, Bắc Kinh đã làm trung gian cho việc nối lại quan hệ hữu nghị giữa Saudi Arabia với đối thủ chính trong khu vực là Iran.
Nhưng Saudi Arabia vẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ an ninh của Mỹ và muốn Washington đồng ý một hiệp ước phòng thủ chung để đổi lấy bất kỳ bình thường hóa quan hệ nào với Israel.
Theo cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi, đầu tháng này, Israel cho biết họ sẽ không nhất thiết phản đối một thỏa thuận cho phép Saudi Arabia làm giàu uranium cho mục đích nghiên cứu.
Cố vấn an ninh Hanegbi nói với đài truyền hình công cộng Kan rằng không cần có sự đồng ý của Israel cho một động thái như vậy. Ông nói: “Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất vận hành các trung tâm nghiên cứu hạt nhân và những trung tâm này không nguy hiểm. Hàng chục quốc gia đang vận hành các dự án hạt nhân dân sự và tăng cường nỗ lực hạt nhân để lấy năng lượng. Đây không phải là điều gây nguy hiểm cho họ cũng như các nước láng giềng”.
Mặc dù bình luận của cố vấn an ninh Israel tập trung vào chương trình hạt nhân dân sự, Riyadh trước đó đã bày tỏ mong muốn phát triển bom hạt nhân.
Vào tháng 3/2018, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cho biết: “Saudi Arabia không muốn sở hữu bất kỳ quả bom hạt nhân nào, nhưng chắc chắn rằng nếu Iran phát triển bom hạt nhân, chúng tôi sẽ làm theo càng sớm càng tốt”.
Kể từ đó, Riyadh và Tehran đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu
Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế.
Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đến tháng 1/2024, nhóm này sẽ kết nạp thêm Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Báo cáo từ các hãng tin RBK và TASS của Nga cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của BRICS mở rộng tính theo sức mua tương đương (PPP) sẽ đạt khoảng 65 nghìn tỷ USD. Điều này sẽ giúp tỷ trọng của khối trong GDP toàn cầu tăng từ 31,5% hiện nay lên 37%. Trong khi đó, tỷ trọng của nhóm G7 - gồm các nền kinh tế tiên tiến - hiện ở mức khoảng 29,9%.
Hơn nữa, với động thái kết nạp thành viên mới, các quốc gia BRICS sẽ chiếm gần một nửa sản lượng lương thực toàn cầu. Năm 2021, sản lượng thu hoạch lúa mì của khối đạt 49% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi thị phần của G7 ở mức 19,1%.
BRICS cũng sẽ chiếm lợi thế về sản xuất kim loại dùng trong ngành công nghệ cao. 11 quốc gia trong khối sẽ chiếm 79% sản lượng nhôm toàn cầu, so với mức 1,3% do G7 nắm giữ. Đối với kim loại hiếm palladi, BRICS sẽ chiếm 77% sản lượng toàn cầu, trong khi G7 chỉ chiếm 6,9%.
Việc mở rộng khối cũng sẽ giúp BRICS chiếm khoảng 38,3% sản lượng công nghiệp toàn cầu, trong khi con số này của G7 là 30,5%. Tuy nhiên, G7 vẫn giữ được lợi thế về xuất khẩu, với thị phần 28,8% so với 23,4% của BRICS.
Saudi Arabia là nền kinh tế lớn nhất trong số các quốc gia thành viên BRICS mới. GDP của nước này tính bằng USD vào cuối năm 2022 ước tính là 1,1 nghìn tỷ USD.
Trong khi đó, UAE sẽ là thành viên "nặng ký" của BRICS nhờ vị thế là nước xuất khẩu lớn. Xuất khẩu hàng hóa của quốc gia Trung Đông này vào năm 2022 lên tới gần 600 tỷ USD.
Nhìn chung, 11 quốc gia BRICS sẽ chiếm 48,5 triệu km2, chiếm 36% diện tích đất liền thế giới. Con số này cao hơn gấp đôi so với G7. Tổng dân số của BRICS sẽ lên tới 3,6 tỷ người, chiếm 45% tổng dân số toàn cầu và cao hơn G7 gấp 4 lần.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg hôm 24/8, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và UAE sẽ trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết tất cả các quốc gia BRICS đều nhất trí không thay đổi tên nhóm sau khi kết nạp các thành viên mới.
Chuyên gia Nga đánh giá về việc mở rộng BRICS, tác động đối với Nga và Ukraine Các sáng kiến hòa bình về Ukraine do Trung Quốc và một nhóm nước châu Phi đưa ra có thể mang lại kết quả trong tương lai nếu tình hình trên chiến trường thay đổi. BRICS đã đồng ý mở rộng thêm với 6 thành viên mới. Ảnh: TASS Vào ngày 1/1/2024, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Iran,...