Các tỉnh ven biển Trung Quốc sẵn sàng ứng phó với bão Saola
Ngày 29/8, nhiều tỉnh ven biển ở Đông Nam Trung Quốc đã triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp và kêu gọi các tàu thuyền vào bờ tránh bão khi bão Saola hiện chỉ cách bờ biển vài trăm km.
Gió mạnh kèm mưa khi siêu bão Saola quét qua tỉnh Isabela, phía Bắc Manila, Philippines ngày 27/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tỉnh Quảng Đông đã ban bố cảnh báo khẩn cấp ở mức cao do gió mạnh từ bão Saola. Trong khi đó, tỉnh Phúc Kiến duy trì cảnh báo ứng phó khẩn cấp ở mức 4 và kêu gọi các tàu đánh cá quay về bờ để tránh trú. Do bão Saola, thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến đã đình chỉ một số dịch vụ tàu, phà chở khách.
Những tỉnh này đang khẩn trương thực hiện sớm các biện pháp phòng tránh bão trong bối cảnh bão Saola đang di chuyển hướng vào Trung Quốc. Hiện chưa rõ đường đi của bão Saola, song Trung tâm Khí tượng quốc gia (NMC) dự báo bão sẽ kết hợp với cơn bão Haikui hình thành ở Tây Bắc Thái Bình Dương ngày 28/8. Bão Saola có nguy cơ trở thành cơn bão thứ 4 đổ bộ vào Trung Quốc đại lục trong năm nay.
Theo CCTV, dự báo bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10 km/h, gia tăng cường độ và dần áp sát bờ biển từ tỉnh Phúc Kiến đến tỉnh Quảng Đông.
Video đang HOT
Bão cũng được dự báo quét qua khu vực phía Nam vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Ngày 28/8, chính quyền Đài Loan ban hành cảnh báo biển động và hủy 23 dịch vụ tàu thuyền di chuyển đến các đảo ngoài khơi. Mưa lớn khả năng sẽ trút xuống các khu vực Đông Nam và Nam của đảo Đài Loan từ ngày 30/8. Trong khi đó, Cơ quan khí tượng Hong Kong (Trung Quốc) cũng cho biết sẽ xem xét ban bố cảnh báo bão vào cuối tuần này.
Trước đó, bão Saola đã quét qua miền Nam Philippines và gây mưa to, gió lớn. Nhiều ngôi làng bị ngập nước buộc hơn 2.300 người phải sơ tán đến nơi an toàn. Trong khi đó, một số thị trấn rơi vào cảnh mất điện.
Hiện chưa có báo cáo thương vong hay thiệt hại do cơn bão. Tối 27/8, bão gây ra gió mạnh 185 km/h và gió giật lên tới 230 km/h. Đây là cơn bão thứ 7 hoành hành quần đảo này trong năm nay.
Các cơ quan thời tiết Philippines cảnh báo nguy cơ lở đất và lũ lụt tiếp tục xảy ra, đặc biệt tại các khu vực miền núi đã hứng chịu mưa lớn trong vài ngày qua.
Financial Times: Trung Quốc muốn BRICS cạnh tranh với G7
Tờ Financial Times dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết Trung Quốc có kế hoạch thúc đẩy BRICS trở thành đối thủ chính thức của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Nam Phi.
Quốc kỳ của Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, tháng 9/2017. Ảnh: Reuters
"Nếu mở rộng BRICS để chiếm tỷ trọng GDP thế giới tương tự như G7, thì tiếng nói chung của khối trên thế giới sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn", tờ Financial Times dẫn lời một quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay. Nhóm BRICS hiện bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tờ báo Anh cũng tiết lộ rằng Chính phủ Trung Quốc đã bất đồng với Ấn Độ về khả năng mở rộng khối trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Johannesburg từ ngày 22 - 24/8 tới.
Các nguồn tin cho biết không có thỏa thuận nào giữa Bắc Kinh và New Delhi về việc liệu BRICS sẽ trở thành một câu lạc bộ kinh tế không liên kết, hay một lực lượng chính trị công khai thách thức sự thống trị của phương Tây.
Trong bối cảnh đó, giới chức Nam Phi tuyên bố 23 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập BRICS và một số quốc gia có thể nhận được lời mời tham dự hội nghị sắp tới tại Johannesburg. Các báo cáo cũng chỉ ra rằng Argentina, Saudi Arabia và Indonesia rất mong muốn trở thành những thành viên mới của BRICS kể từ khi Nam Phi gia nhập khối vào năm 2010.
Đầu tháng này, Ấn Độ bác bỏ thông tin cho rằng nước này phản đối việc mở rộng BRICS. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi mô tả những thông tin đó là "suy đoán không có căn cứ".
"Theo chỉ thị của các nhà lãnh đạo vào năm ngoái, các thành viên BRICS đang thảo luận nội bộ về các nguyên tắc hướng dẫn, tiêu chuẩn, tiêu chí và thủ tục cho quá trình mở rộng BRICS trên cơ sở tham vấn và đồng thuận đầy đủ," ông Bagchi nói.
Một nhà ngoại giao cấp cao của Brazil cho hay nước này ủng hộ việc mở rộng BRICS, song ông nhấn mạnh "điều quan trọng là cần phải xác định các tiêu chí cho việc kết nạp các thành viên mới này".
Tuần trước, ông Anil Sooklal, Đại sứ Nam Phi tại BRICS, đã bác bỏ tuyên bố cho rằng khối này "chống phương Tây" và đang tìm cách cạnh tranh với G7. Ông giải thích: "Những gì chúng tôi tìm kiếm là thúc đẩy chương trình nghị sự của Nam bán cầu và xây dựng một cấu trúc toàn cầu toàn diện, đại diện, phù hợp và công bằng hơn".
Đầu tháng 8, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga tin rằng dù bằng hình thức nào, việc mở rộng BRICS sẽ góp phần phát triển và củng cố hơn nữa khối này.
Ông Peskov lưu ý hình thức và quy mô của việc mở rộng khối sẽ được các nhà lãnh đạo BRICS thảo luận trong hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg tới. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến tham dự hội nghị này qua liên kết video.
Động đất gây thương vong tại miền Đông Trung Quốc Văn phòng Trung tâm cứu trợ động đất thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc và Bộ quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc đã kích hoạt mức ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 sau khi trận động đất có độ lớn 5.5 xảy ra ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông nước này, vào rạng sáng 6/8 theo giờ địa phương. Hãng...