Tổng giám đốc BKAV lý giải tại sao coi BOS trên Bphone là hệ điều hành: “Nước ngoài được gọi là OS mà ta không được gọi thì tiêu chuẩn kép quá”
Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV cho biết Android trên Bphone đã được tuỳ biến rất nhiều so với Android gốc để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
“ BOS” là tên gọi của phần mềm được BKAV phát triển cho Bphone. BOS được BKAV quảng cáo là “mở như Android, mượt mà như iOS”, “không ứng dụng dư thừa”, “bảo mật nhất hiện nay”, thậm chí còn “gây nghiện” bởi những tính năng như điều hướng cử chỉ, chống trộm hay chặn tin nhắn rác.
Với những tuyên bố “mạnh miệng” như vậy từ BKAV, không khó để thấy BOS nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau từ người dùng. Thực tế, ngay từ tên gọi “BOS” đã trở thành một trong những chủ đề tranh luận phổ biến nhất của cộng đồng trong suốt nhiều năm qua.
Bởi lẽ, mặc dù được mang tên gọi “ hệ điều hành BOS”, nhưng bản chất BOS vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng Android của Google. Nhiều người cho rằng không nên gọi BOS là “hệ điều hành”, mà nó chỉ đơn thuần là một lớp giao diện, hay thậm chí là một launcher.
Ông Lâm Hồng Quang , Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV tại buổi ra mắt Bphone B86
Nhằm giải thích thêm về tên gọi này, mới đây, ông Lâm Hồng Quang, Tổng giám đốc phụ trách Phần mềm Mobile của BKAV đã đưa ra câu trả lời trong một buổi giao lưu trực tuyến với cộng đồng người sử dụng Bphone.
Video đang HOT
Cụm từ được ông Quang sử dụng, cũng là cụm từ được BKAV và CEO Nguyễn Tử Quảng nhắc đến trong nhiều phát ngôn trước đây, là “định kiến”.
“Mình nghĩ rằng bạn vội vã kết luận rồi. Có cảm giác là do BOS là sản phẩm của người Việt nên bạn có định kiến rằng nghĩ nó đơn giản. Không phải đâu bạn ạ. UI hay OS thực tế là cách gọi của mỗi hãng. Sản phẩm của họ, thích gọi thế nào thì gọi thôi. Thực tế thì các sản phẩm này (MIUI, One UI, ColorOS, HarmonyOS, BOS…) đều là các Hệ điều hành của riêng các nhà sản xuất điện thoại thông minh, được phát triển trên nền tảng mã nguồn mở Android cả.”
Việc một số nhà sản xuất Android như Oppo, Vivo hay OnePlus gọi phần mềm của mình là “ColorOS”, “OriginOS”, hay “OxygenOS”, nhưng BKAV lại không được gọi là “BOS”, theo ông Quang, là “tiêu chuẩn kép”.
“Nước ngoài được gọi là OS, ta thì không được gọi, dù cùng làm một thứ thì bị tiêu chuẩn kép quá.”
Vị tổng giám đốc này phủ nhận việc BOS chỉ là một launcher như nhiều người nghĩ. Theo ông chia sẻ, BKAV đã “làm chủ Android”, cụ thể là tuỳ biến Android gốc rất nhiều “để đem lại các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng”.
Thi thoảng mình đọc các ý kiến như BOS chỉ là Launcher, hay BOS can thiệp nông vào Android… Mình thấy đây là các phát biểu rất cảm tính, quá tự tin khi không có kiến thức, thông tin liên quan. Mình nhiều lần khẳng định về việc Bkav mình hoàn toàn làm chủ Android, muốn làm gì thì làm. Bọn mình cũng can thiệp nhiều vào Android gốc, từ Kernel tới Frameworks, tới mọi ngóc ngách khác, để đem lại các trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
BOS 8.6 trên Bphone B86.
Tuy vậy, có lẽ định kiến của một số bạn quá lớn, nên họ vẫn thường coi như mình, Bkav chưa từng nói gì, và khẳng định ngược lại điều mình nói, mà quên rằng, thực ra kiến thức của họ về cụ thể lĩnh vực chuyên môn nay (làm một hệ điều hành dựa trên nền tảng mã nguồn mở Android) là rất hạn chế, hầu như là con số 0. Kể cả một số bạn có tự tải source Android về, sửa một chút, tự build, tự nạp vào điện thoại chạy được thì kiến thức cũng chỉ gần như bằng 0 thôi. Đội ngũ phát triển BOS đã làm những việc đó từ hơn 10 năm trước rồi.
Ông Quang tiếp tục đưa ra hai ví dụ về trình duyệt Edge và Chrome, nói rằng cả hai trình duyệt này đều không hoàn toàn do Microsoft và Google phát triển, mà đều dựa vào nền tảng có sẵn của một công ty khác. Thế nhưng, Microsoft và Google vẫn đặt tên riêng cho trình duyệt của mình mà không bị ai soi mói, bởi “Google là Mỹ, là Tây, là khổng lồ, nên họ làm gì cũng được hết”
Một ví dụ khác là Trình duyệt Edge của Microsoft. Gần đây họ đã chuyển sang phát triển Edge dựa trên trình duyệt mã nguồn mở Chromium, do Google đứng sau. Nhưng điều này sẽ không ngăn họ gọi sản phẩm của họ là trình duyệt Edge của Microsoft. Và có lẽ do Microsoft là Mỹ, là Tây, là khổng lồ nên với những bạn có định kiến này, lại thấy bình thường.
Hoặc một ví dụ khác, chắc ít bạn biết, trình duyệt nguồn mở Chromium thực ra lại không tự phát triển nhân trình duyệt (browser engine) của riêng mình, mà dựa trên WebKit, một nhân trình duyệt mã nguồn mở, do Apple đứng sau. Và tất nhiên, Google cũng đặt tên riêng cho nhân trình duyệt này, Blink, bất chấp nguồn gốc WebKit. Và một lần nữa, tất nhiên, Google là Mỹ, là Tây, là khổng lồ, nên họ làm gì cũng được hết.
CEO Bkav: 'Tự bảo vệ theo luật An ninh mạng là cần thiết với mọi DN'
Ông Nguyễn Tử Quảng cho biết đã chấp nhận lời xin lỗi và rút đơn kiện một cá nhân từng xúc phạm công ty, đồng thời khuyên các doanh nghiệp tự bảo vệ theo luật An ninh mạng.
"Như trước đây, tôi đã thông tin về việc sẽ khởi kiện một số cá nhân, tổ chức vu khống, xúc phạm Bkav, cũng như cá nhân tôi. Công ty luật đại diện của Bkav đã tiến hành lập vi bằng (ghi nhận hành vi được làm chứng cứ trong xét xử) với một số trường hợp...", trích phát ngôn của ông Nguyễn Tử Quảng - CEO Bkav - đăng trên trang cá nhân ngày 11/8.
Cụ thể, cá nhân mà ông Quảng nói tới đã vu khống Bphone có nguồn gốc Trung Quốc, dùng "tiền nhà nước"sản xuất Bphone, xây dựng phim trường nhà máy, "giải ngân vài chục tỷ đồng mỗi năm".
Theo người đứng đầu Bkav, công ty đã đã làm thủ tục pháp lý theo trình tự, cung cấp cho cơ quan chức năng bằng chứng về bản quyền sở hữu trí tuệ, thiết kế kiểu dáng, cơ khí các phiên bản... Một số tài liệu khác cũng được công ty cung cấp gồm hợp đồng xây dựng nhà máy Bphone, hợp đồng gia công khuôn mẫu, hợp đồng gia công điện tử, hợp đồng gia công cơ khí; hợp đồng mua bán linh kiện (bao gồm hợp đồng, tờ khai hải quan); hợp đồng bản quyền với Qualcomm; quá trình hợp quy dây chuyền sản xuất...
Sau khi được cơ quan chức năng mời lên làm việc, cá nhân trên đã xóa bài viết này khỏi diễn đàn và đăng lời xin lỗi công khai; thừa nhận bài viết còn nhiều thiếu sót, nhận định không chính xác về Bphone, đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của BPhone, cũng như hình ảnh cá nhân của CEO Nguyễn Tử Quảng. Ông Nguyễn Tử Quảng đã chấp nhận lời xin lỗi và Bkav rút đơn kiện.
Ông Nguyễn Tử Quảng khuyên các doanh nghiệp tự bảo vệ mình theo luật An ninh mạng.
"Tôi thấy việc chúng tôi làm Bphone là muốn xây dựng ngành công nghệ của Việt Nam phát triển, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu điều đó và có đủ thông tin để đưa ra những nhận định chính xác. Hơn nữa, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng và chúng ta đang sở hữu công nghệ lõi, tôi mong muốn chúng ta sẽ cùng đồng lòng để tận dụng thời cơ đang đến", ông Quảng viết.
Có thể nói, đây là một trong những trường hợp người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đầu tiên bị doanh nghiệp lập vi bằng và kiện theo Luật An ninh mạng vì những phát ngôn gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Đây cũng là minh chứng cho thấy mọi phát ngôn trên không gian mạng đều có giá trị như phát ngôn ngoài đời.
CEO Bkav cho rằng ai cũng cần phải cẩn trọng hơn trong những phát ngôn của mình trên mạng, đồng thời khuyên người nổi tiếng, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nên lập vi bằng với những thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự và nhân phẩm trên không gian mạng để làm bằng chứng bảo vệ chính mình.
Huawei lên lịch công bố HarmonyOS, thế hệ P50 trong tháng 4 Một nhân viên Huawei với biệt danh @FoxSister tiết lộ Huawei sẽ tổ chức hai sự kiện vào tháng tới, diễn ra từ ngày 22.4 đến 27.4 để công bố một số thông tin thú vị. Huawei vẫn đang nỗ lực trên thị trường smartphone sau lệnh cấm của Mỹ Theo GizChina , hai buổi họp báo sắp tới của Huawei sẽ có...