Tổng Chủ biên nói về quan điểm dạy tích hợp

Theo dõi VGT trên

Có thể nói chương trình các môn học tích hợp là kết quả lao động của nhiều chuyên gia, qua nhiều thời kỳ.

LTS: Ngày 25/10, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có đăng tải bài viết “Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi trường sẽ có quyền chọn riêng bộ sách giáo khoa”.

Ngay sau đó, một nhà giáo đang đứng lớp – tác giả Nhật Duy đã có bài viết trao đổi một số vấn đề với Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới với tựa đề “Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có đang tự mâu thuẫn về 2 môn học tích hợp?”.

Qua những trao đổi của thầy Nhật Duy, ngay sau đó, phóng viên tiếp tục có cuộc trao đổi ý kiến với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết để thầy Duy và các thầy cô trên cả nước hiểu kỹ hơn về môn học tích hợp này.

Tôn trọng thảo luận đa chiều một vấn đề quan trọng của giáo dục nước nhà, tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuộc trao đổi này.

Phóng viên: Thưa ông, xung quanh vấn đề dạy tích hợp, thầy giáo Nhật Duy vừa có bài trao đổi lại với Tổng chủ biên.

Xin hỏi giáo sư, những phát biểu khác nhau về tích hợp mà thầy Nhật Duy dẫn trong bài viết đó có đúng là quan điểm của giáo sư hay không?

Tại sao giáo sư lại có những thay đổi quan điểm về tích hợp như vậy sau khi làm Tổng chủ biên?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Tháng 8/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi tắt là Chương trình tổng thể) để lấy ý kiến nhân dân lần thứ nhất.

Trả lời nhà báo Nhật Hà về dự thảo này, tôi khẳng định: “Tôi thấy rất mừng, sau một thời gian chuẩn bị khẩn trương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra được dự thảo chương trình tổng thể để lấy ý kiến người dân.

Chương trình này, theo tôi, có rất nhiều điểm mới đáng ghi nhận, tôi cho rằng đây là thành công bước đầu của việc đổi mới chương trình – sách giáo khoa phổ thông”.

Tổng Chủ biên nói về quan điểm dạy tích hợp - Hình 1

Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể – Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. (Ảnh: Thầy Thuyết cung cấp)

Trong bài trả lời phỏng vấn, tôi cũng nêu lên băn khoăn của mình về “điều kiện để thực hiện chương trình” là thiếu chuyên gia viết sách giáo khoa tích hợp, thiếu giáo viên dạy môn tích hợpcơ sở vật chất yếu kém ở các trường.

Những điều tôi băn khoăn là những khó khăn có thực và cho đến nay vẫn là những thách thức cần vượt qua, nếu muốn chương trình mới thành công.

Nhưng nói ra những băn khoăn này, không có nghĩa là tôi không đồng tình xây dựng các môn học tích hợp. Bởi vì dạy học tích hợp là xu hướng của giáo dục thế giới, trước sau chúng ta cũng phải thực hiện.

Tôi được biết khi soạn thảo Chương trình năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu xây dựng một số môn học tích hợp nhưng vì các chuyên gia biên soạn chương trình môn học chưa thống nhất ý kiến nên phải tạm gác lại.

Nay, nếu chờ đợi cho có đủ chuyên gia, đủ giáo viên dạy đa môn mới thực hiện tích hợp thì giáo dục Việt Nam lại lỡ một chuyến tàu.

Hơn nữa, việc xây dựng các môn học tích hợp đã được quy định trong Nghị quyết 88 của Quốc hội:

“Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học.”

Bộ Giáo dục và Đào tạo chắc chắn phải thực hiện quy định này.

Trong bài trả lời phóng viên Thùy Linh trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam mới đây, với tư cách Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi đã trình bày những giải pháp mà Ban soạn thảo chương trình thống nhất để khắc phục những khó khăn được nêu ra năm 2015.

Thầy Nhật Duy và nhiều thầy cô đặc biệt quan tâm tới 2 môn tích hợp ở bậc Trung học cơ sở. Theo nhiều thầy cô, những trả lời trước đó của Tổng chủ biên và Chủ biên môn học này – Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn chưa khiến thầy cô yên tâm và thỏa mãn các thắc mắc.

Xin hỏi chuyên gia tích hợp 2 môn này là những ai? Tổng chủ biên có thể giới thiệu một vài ví dụ về tích hợp để chứng minh mối liên hệ giữa các môn này và sự cần thiết phải tích hợp chúng với nhau?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Trong suốt thời gian xây dựng chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tổ chức các đề tài khoa học về dạy học tích hợp và cử một số chuyên gia tham dự tập huấn, hội thảo ở trong nước và nước ngoài về chương trình giáo dục phổ thông.

Từ khi kiện toàn Ban soạn thảo chương trình, theo Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục mời một số chuyên gia nước ngoài sang giúp các chuyên gia Việt Nam xây dựng chương trình, trong đó có các chương trình Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở.

Có thể nói chương trình các môn học tích hợp là kết quả lao động của nhiều chuyên gia, qua nhiều thời kỳ.

Sau khi Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tập huấn cho giáo viên cả nước.

Lúc đó, chắc chắn nhà giáo Nhật Duy sẽ được “diện kiến” những người biên soạn chương trình như mong muốn mà ông đã thể hiện trong bài viết của mình.

Hiện nay, Ban soạn thảo chương trình đang chuẩn bị cho đợt khảo sát thực tế và thực nghiệm chương trình lần thứ hai, trong đó có khảo sát điều kiện dạy học và thực nghiệm chương trình các môn tích hợp.

Sau đó, dự kiến đầu tháng 12 tới sẽ công bố dự thảo chương trình các môn học lên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của chuyên gia và các tầng lớp nhân dân.

Rất mong khi đó sẽ nhận được góp ý tích cực của các chuyên gia, các thầy cô và các tầng lớp nhân dân để Ban soạn thảo hoàn thiện chương trình.

Vậy việc thi và kiểm tra các môn tích hợp sẽ như thế nào khi một sách vẫn 2, 3 thầy dạy? Giáo viên nào chấm các bài thi đó? Giáo viên nào vào sổ điểm cho môn học đó, thưa giáo sư?

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết: Theo Chương trình tổng thể, có ba hình thức đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức và đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức khảo thí cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.

Đối với đánh giá thường xuyên, giáo viên dạy phần nào sẽ ra đề, chấm điểm phần đó.

Đối với đánh giá định kỳ, nhà trường sẽ tổ chức ra các đề tổ hợp, tích hợp và chấm điểm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về cách đánh giá, tỷ trọng giữa các kết quả đánh giá,…

Trân trọng cảm ơn Tổng chủ biên.

Theo GDVN

Tích hợp 1 sách 3 thầy là một bước thụt lùi của chương trình mới

Việc ghép cơ học 2 hay 3 môn vào một môn học mới là điều không nên thậm chí phản khoa học trong khi thực tế chưa cho phép.

Vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục luôn là vấn đề cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã xác định: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất người học".

Việc thay đổi căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã được chỉ đạo cụ thể ở Nghị quyết số 29 - Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, cả hệ thống chính trị cũng làm với tinh thần trách nhiệm cao.

Đây là chính sách rất lớn nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị, giáo viên, đồng bào và nhân dân cả nước.

Tích hợp 1 sách 3 thầy là một bước thụt lùi của chương trình mới - Hình 1

Việc "tích hợp" môn Lịch sử từng gây xôn xao dư luận, ảnh minh họa: VTV.vn.

Giáo dục là quốc sách ảnh hưởng rất lớn không chỉ thầy, cô giáo trong cả nước, còn ảnh hưởng đến hàng chục triệu học sinh cả nước, tầng lớp phụ huynh mà còn ảnh hưởng đến tương lai của đất nước.

Mỗi lần thay đổi phải được làm cẩn thận, chính xác, khoa học và phải đảm bảo thành công.

Sản phẩm giáo dục là đào tạo nên con người học giỏi, có ích cho xã hội, tạo nên thế hệ tương lai cho đất nước, không thể tạo ra sản phẩm lỗi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều cố gắng, nhưng chương trình mới ra đời và được thông qua nhận được rất nhiều tranh luận trái chiều.

Dư luận rất hoan nghênh việc Quốc hội cho lùi việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm có thêm thời gian xây dựng cụ thể hơn, chi tiết hơn và nhận được nhiều sự đóng góp của cả nước hơn.

Vì giáo dục không thể thất bại!

Đã có rất nhiều đóng góp cho chương trình phổ thông mới, theo tôi có hai luồng ý kiến.

Đa số ý kiến đồng tình với chương trình nằm ở Tổng chủ biên và những nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa.

Còn lại ý kiến các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, nghiên cứu, giáo viên và nhân dân cả nước và bản thân tôi thì còn rất nhiều băn khoăn với chương trình phổ thông mới như sau:

Thứ nhất, về các môn học trong chương trình phổ thông mới

Tôi thấy xuất hiện nhiều môn mới trong chương trình nhưng giáo viên hiện tại không thể đáp ứng trong thời gian trong 10 năm tới chứ đừng nói năm học 2020 - 2021.

Cụ thể ở bậc tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5) có thêm môn Anh văn (từ lớp 3 đến lớp 5 là 4 tiết/tuần), Hoạt động trải nghiệm (3 tiết/tuần).

Bên cạnh đó, Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số (không có giáo viên dạy) hoặc Ngoại ngữ 1,...

Việc học sinh tiểu học học quá nhiều môn, học sinh lớp 1 chỉ bắt đầu học nhưng chưa chú trọng vào 2 môn quan trọng là Toán và Tiếng Việt nhằm hình thành kỹ năng đọc, viết, làm quen với các chữ số.

Cấp trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9) xuất hiện môn mới là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số hoặc Ngoại ngữ 2 đều không có giáo viên dạy.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện 2 môn học "tích hợp" là Khoa học tự nhiên (Gộp 3 môn: Lý - Hóa - Sinh), Lịch sử và Địa lý là đề tài gây tranh cãi nhiều nhất (tôi sẽ phân tích thêm ở phần sau).

Cấp trung học phổ thông (lớp 10 đến 12) cũng xuất hiện một số môn mới trong các môn học tự chọn và bắt buộc như:

Giáo dục kinh tế và pháp luật, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2 cũng chưa có giáo viên đáp ứng.

Bên cạnh đó việc học sinh được chọn các môn học khác nhau sẽ dẫn đến thừa, thiếu cục bộ rất khó cho trường trong việc chủ động nguồn nhân lực, lực lượng giáo viên,...

Thứ hai, về sách giáo khoa

Chương trình mới tuy đã được thông qua nhưng vấn đề quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất chính là sách giáo khoa.

Theo lộ trình nếu dạy theo hình thức cuốn chiếu sẽ không phù hợp, khi đó nếu sách giáo khoa có sai thì sẽ không chỉnh sửa kịp.

Tôi đề nghị trước khi thực hiện chương trình phải có toàn bộ bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 sau đó thành lập hội đồng phản biện, đóng góp của giáo viên và nhân dân cả nước.

Có như vậy tuy có thể chậm nhưng chắc chắn sẽ thành công. Không thể làm ẩu, làm nhanh rồi thất bại.

Vì đổi mới phải đảm bảo chắc chắn thành công, không thể lấy giáo viên, học sinh làm "chuột bạch" để thử nghiệm.

Lực lượng giáo viên đứng lớp là lực lượng rất quan trọng, họ sẽ biết chương trình, sách giáo khoa như thế nào là hợp lý, nên lấy rộng rãi ý kiến giáo viên cả nước khi đã có sách giáo khoa.

Khi đó sẽ thực hiện đồng loạt trong cả nước sau khi tập huấn cho giáo viên.

Thứ ba, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới

Khi thực hiện theo chương trình mới muốn đáp ứng thì phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng, sân chơi cho việc học tập hoạt động trải nghiệm, sáng tạo,... đảm bảo dạy 2 buổi/ ngày đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

Nhưng hiện nay theo tôi nghĩ chỉ 20% đến 30% trường học trên cả nước đáp ứng điều kiện trên.

Như vậy khi triển khai chương trình mới sẽ không thực hiện được, không thể để trường hợp trường nào có điều kiện thì thực hiện, nơi nào chưa đáp ứng thì chưa thực hiện.

Phải xây dựng trường, lớp, cơ sở vật chất đáp ứng trước mới thực hiện đổi mới.

Hiện nay, cấp học tiểu học không đồng đều có nơi dạy theo phương pháp, chương trình mới như VNEN, công nghệ giáo dục,... có nơi học sinh được học cả ngày (có bộ môn Anh văn, Tin học), có nơi do điều kiện chưa đáp ứng nên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống học theo buổi (không có Anh văn, Tin học).

Vậy nên khi học sinh bước vào lớp 6 thì trình độ, nhận thức, kỹ năng rất không đồng đều giữa các học sinh nhất là trình độ Anh văn, Tin học nên giáo viên lớp 6 rất khó dạy và triển khai phương pháp mới cho cả lớp.

Vô hình trung khi vào lớp 6 trình độ học sinh khá chênh lệch, mức độ tiếp thu khác nhau tạo một sự bất công trong giáo dục, một số em không theo kịp chương trình mới chán nản, bỏ học, tự ti,...

Bên cạnh đó, học sinh trung học cơ sở cũng có nơi dạy ngày, nơi dạy buổi nên khi thi vào lớp 10 cũng có sự bất công không nhỏ.

Theo tôi,khi triển khai chương trình mới Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quy định thống nhất việc thực hiện chương trình trong cả nước.

Cố gắng tăng cường mở rộng trường, lớp để có thể dạy ngày trong cả nước không để tùy địa phương thực hiện.

Thứ tư, việc đưa vào chương trình 2 môn tích hợp là bước lùi

Theo tôi việc ghép cơ học 2 hay 3 môn vào một môn học mới là điều không nên thậm chí phản khoa học trong khi thực tế chưa cho phép.

Một số nước có nền giáo dục tiên tiến người ta chú trọng chuyên sâu như môn Hóa có nhiều giáo viên dạy Hóa vô cơ, hữu cơ; Vật lý có nhiều giáo viên chỉ dạy phần cơ, nhiệt, điện,...

Chương trình mới tích hợp 3 môn Lý, Hóa, Sinh thành Khoa học tự nhiên theo tôi là bước lùi, không phù hợp xu thế phát triển của thế giới và tình hình giáo dục tai Việt Nam.

Để tích hợp được phải trả lời các câu hỏi sau:

- Việc tích hợp 3 môn Lý, Hoá, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên mà vẫn do 3 giáo viên dạy;

Môn Sử, Địa thành môn Sử và Địa do 2 giáo viên dạy.

Nó chỉ có điểm khác là có một quyển sách do nhiều giáo viên dạy thì sao gọi là tích hợp?

Có nước nào trên thế giới tích hợp "lạ lùng" như trên không? Khi nào mới cho ra đời giáo viên "tích hợp"?

- Ba giáo viên dạy cùng một quyển sách, cùng một môn như Khoa học tự nhiên có 3 phần Lý, Hoá, Sinh vậy khi kiểm tra miệng, 15 phút hay 1 tiết, học kỳ thì 3 bài riêng hay 3 môn vô một bài?

Ai chịu trách nhiệm ra đề, đánh giá đề? Ai chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh?

Ai vào điểm phần mềm? Ai vào học bạ? Rồi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề do ai phụ trách,...?

- Tại sao khi biên soạn chương trình và sách giáo khoa không giữ các bộ môn như cũ: Lý, Hoá, Sử,... nội dung nào tích hợp thì soạn trong sách giáo khoa môn đó.

Nó vừa đảm bảo nội dung tích hợp, vừa đảm bảo tính liên thông, vừa đảm bảo chuyên môn hoá, chuyên ngành, chuyên sâu, đơn giản và tiết kiệm (một giáo viên mang một quyển sách có 3 phần nhưng chỉ dạy một phần, rồi chi phí tập huấn, bồi dưỡng,...).

Khi cấp trung học phổ thông không có môn "tích hợp" thì tại sao lại tích hợp ở cấp trung học cơ sở?

Việc tích hợp khi giảng dạy tại trường trung học cơ sở sẽ diễn ra rất rối rắm.

Các phân tích của ông Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới và ông Phó giáo sư Mai Sỹ Tuấn - Trưởng nhóm chương trình khoa học tự nhiên không thỏa mãn được đông đảo hay nói rõ hơn là có rất nhiều phản đối của giáo viên và nhân dân cả nước.

Không thể giao cho các trường chủ động sắp xếp kế hoạch tích hợp, nếu thực hiện không khéo có nguy cơ "vỡ trận", nếu tích hợp thì phải có kế hoạch đào tạo giáo viên mới trong khoảng ít nhất 10 năm nữa

Nếu Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, các nhà giáo; nếu Bộ thận trọng, kỹ lưỡng, tôi tin rằng công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục sẽ thành công, sánh vai với cường quốc năm châu - như lời Bác Hồ kính yêu đã dạy.

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buôngCông bố thời khắc hấp hối của Từ Hy Viên, minh tinh nắm chặt tay 1 người không buông
13:48:51 23/02/2025
Hãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uốngHãi hùng hình ảnh 63 "hòn đá" được lấy ra từ bụng bà lão 92 tuổi, nguyên nhân đến từ một thói quen sai lầm khi ăn uống
16:39:31 23/02/2025
Đạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn côngĐạo diễn Hoàng Nam liên tục đăng tải những bài viết tố cáo bị chèn ép và tấn công
15:08:05 23/02/2025
Sinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướpSinh viên năm thứ 4 hối hận vì ăn chơi nợ nần dẫn đến đi cướp
12:49:49 23/02/2025
Nóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máyNóng: Hoa hậu Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối trong thang máy
12:57:10 23/02/2025
Ca sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thưCa sĩ Hồng Nhung tiết lộ tình hình sức khoẻ sau khi điều trị ung thư
14:58:44 23/02/2025
"Song Hye Kyo Trung Quốc" bị phát hiện vừa chia tay đã cặp ngay trai trẻ: Bạn trai càng ngày càng nhỏ tuổi!"Song Hye Kyo Trung Quốc" bị phát hiện vừa chia tay đã cặp ngay trai trẻ: Bạn trai càng ngày càng nhỏ tuổi!
12:31:41 23/02/2025
Lãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệtLãnh đạo Mỹ - Ukraine khẩu chiến kịch liệt
15:30:02 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện

Netizen

18:02:42 23/02/2025
Điều tốt đẹp luôn ở quanh ta đó là điều mà nhiều người phải thốt lên khi chứng kiến câu chuyện đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"

Sao việt

17:20:47 23/02/2025
Tiến Luật bức xúc khi bị netizen tấn công vì những thông tin thất thiệt. Nam diễn viên khẳng định chưa nhận bất kỳ lời mời nào liên quan đến chương trình.
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!

Sáng tạo

17:04:58 23/02/2025
Những mẹo nhỏ này không phải là cách tốt nhất nhưng chắc chắn giúp bạn xử lý nhanh những lúc cấp bách, làm việc bếp núc nhẹ nhàng hơn hẳn.
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách

Du lịch

16:47:44 23/02/2025
Việt Nam có điểm đến xuất hiện trong danh sách 10 hành trình mơ ước ở châu Á năm 2025 do tạp chí du lịch Lonely Planet Úc bình chọn.
Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

Nổ súng bắt giữ con tin tại Mỹ, một cảnh sát thiệt mạng

Thế giới

16:14:28 23/02/2025
Theo kết quả điều tra ban đầu, nghi phạm là Diogenes Archangel-Ortiz, 49 tuổi. Tên này từng đến ICU trong tuần qua liên quan đến việc điều trị cho một cá nhân khác. Lực lượng chức năng đang khẩn trương làm rõ động cơ gây án.
Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Nhờ 'Khó dỗ dành', Bạch Kính Đình lập thành tích mới

Hậu trường phim

16:08:46 23/02/2025
Bạch Kính Đình lập nên thành tích khủng khi anh chàng có 4 tác phẩm phá vạn nhiệt độ trên nền tảng lớn là Youku, Tencent Video và iQIYI trong 3 năm liên tiếp.
Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Khởi tố, bắt tạm giam hai tài xế ô tô rượt đuổi, cầm hung khí dọa chém nhau

Pháp luật

16:07:32 23/02/2025
Ngày 23/2, Cơ quan CSĐT Công an TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với hai tài xế Trần Ngọc Thái và Trần Ngọc Quý về tội Gây rối trật tự công cộng .
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa

Nhạc việt

15:59:27 23/02/2025
Pha nhảy múa sexy đầy uốn lượn của Ali Hoàng Dương khi hát chay ca khúc Love Sand. Điều này khiến cho Trấn Thành nổi đóa , ném luôn đôi đũa đang cầm trên tay
Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Siêu phẩm kinh dị trừ tà phá vỡ kỷ lục phòng vé Indonesia chính thức cập bến Việt Nam

Phim châu á

15:04:41 23/02/2025
Sau khi gây bão phòng vé tại Indonesia và trở thành hiện tượng kinh dị với doanh thu kỷ lục, Nghi lễ trục quỷ chính thức đổ bộ màn ảnh rộng Việt Nam vào tháng 3 này.
Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao Hoa ngữ 23/2: 'Nam thần màn ảnh' mang theo nhiếp ảnh gia khi đi chùa

Sao châu á

14:55:51 23/02/2025
Phạm Băng Băng túng túng khi phóng viên quốc tế hỏi chuyện bị phong sát; Lý Dịch Phong bị bắt gặp đi chùa nhưng đem theo cả nhiếp ảnh gia.
Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Tử vi cung hoàng đạo Thiên Bình năm 2025: Thời điểm tỏa sáng, gặt hái bội thu

Trắc nghiệm

14:15:02 23/02/2025
Năm 2025, những người cung Thiên Bình sẽ gặp vận may tốt đẹp, là năm thỏa mãn cho cuộc sống nghề nghiệp và phát triển cá nhân của bạn.