Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới nêu lý do Lịch sử là môn tự chọn
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ lý do Lịch sử trở thành môn học tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng từ năm học tới ở bậc THPT.
Năm học 2022 – 2023, học sinh lớp 10 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, được tự chọn nhiều môn học thay vì tất cả đều là môn học bắt buộc như hiện nay. Trong đó Lịch sử là môn tự chọn khiến nhiều phụ huynh, giáo viên, chuyên gia lo lắng sẽ ảnh hưởng đến yêu cầu giáo dục lòng yêu nước, học sinh có thể quên đi giá trị truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng, nhiều học sinh sẽ không chọn Lịch sử.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục mới, việc thiết kế chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và chương trình học lớp 10 mới nói riêng được thực hiện công phu, nghiêm túc, dựa trên các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, yêu cầu của thực tế và kinh nghiệm quốc tế.
Với yêu cầu giáo dục lòng yêu nước, chương trình mới xác định 5 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Phẩm chất lòng yêu nước được lồng ghép trong nhiều nội dung, nhiều môn học khác nhau, không cố định trong môn Lịch sử như trước đây.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, lòng yêu nước cũng được bồi dưỡng ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác, như: Tiếng Việt, Ngữ văn, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương,…
Về chương trình nội dung lịch sử ở chương trình mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 đến 9. Ở cấp tiểu học, nội dung lịch sử được thực hiện trong các môn học Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý (từ lớp 1 đến lớp 5), giúp các em làm quen với một số nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam và thế giới.
Ở cấp THCS, nội dung lịch sử được thực hiện trong môn Lịch sử và Địa lý (từ lớp 6 đến lớp 9), giúp học sinh có nền tảng kiến thức thông sử của lịch sử Việt Nam, thế giới và khu vực Đông Nam Á, từ khởi nguyên cho tới ngày nay. Đồng thời, nội dung giáo dục lịch sử cũng được lồng ghép vào các môn học khác như: Đạo đức, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương…
Video đang HOT
Sách Lịch sử lớp 10 mới, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.
“Kết thúc chương trình THCS, học sinh được học toàn bộ nội dung giáo dục cơ bản, trong đó có lịch sử, đủ điều kiện để phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi”, Tổng chủ biên nói.
Ở cấp THPT, nội dung môn Lịch sử là chương trình chuyên sâu, giúp học sinh định hướng lên đại học, theo học các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn tiếp cận nghề nghiệp tương lai. Các chủ đề chuyên sâu được dạy ở bậc THPT như: Lịch sử và Sử học; Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam…
“Như vậy, có thể khẳng định, chương trình giáo dục phổ thông mới vẫn dạy các nội dung giáo dục lịch sử, giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân đầy đủ, toàn diện theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 29 và các văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ ban hành”, GS nhấn mạnh.
Ông cho biết thêm, giải pháp dạy học phân hóa các môn cũng đáp ứng yêu cầu giảm tải, giảm số môn học so với chương trình cũ (13 môn so với 17 môn). Tuy chương trình học THPT mới cao so với chương trình các nước trên thế giới (chương trình tú tài quốc tế IB: 6 môn; chương trình của Anh: 6 môn; chương trình của Trung Quốc: 12 môn,…) nhưng ông tin đa số học sinh và phụ huynh học sinh sẽ thấu hiểu, đồng tình với giải pháp phân hóa mềm và giảm tải của chương trình giáo dục mới.
Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THPT
7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
5 môn tự chọn thuộc 3 nhóm môn, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học, bao gồm: nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)).
Chuyên đề học tập: Học sinh được chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Ngoài ra, học sinh học môn học tự chọn là tiếng dân tộc thiểu số hoặc ngoại ngữ 2.
Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị 'xóa trắng', giáo viên lo thất nghiệp
Giáo viên luôn mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản.
Năm học 2022 - 2023, Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Điều đáng nói, môn Lịch sử được xếp vào nhóm lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học và xã hội, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều thầy cô lo lắng cứ đà này thì sau 2 đến 3 năm nữa nhiều giáo viên môn Lịch sử có thể rơi vào viễn cảnh thất nghiệp.
Thầy Đỗ Văn Chiến- giáo viên môn Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, theo thống kê từ các kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng thì tỷ lệ các em chọn môn Khoa học tự nhiên và Ngoại ngữ dẫn đầu, chỉ những em có nguyện vọng định hướng nghề nghiệp có liên quan đến Lịch sử thì mới chọn môn này.
Theo thầy Chiến, lâu nay môn Lịch sử luôn được học sinh đánh giá là khó với quá nhiều số liệu, diễn biến cần phải học thuộc nhưng do bắt buộc để thi tốt nghiệp trung học phổ thông nên các em miễn cưỡng phải học. Nhưng khi đưa môn học này trở thành môn lựa chọn thì thầy Chiến dự báo rằng, môn Lịch sử sẽ bị yếu thế nhất so với tất cả các môn lựa chọn. Nếu mục tiêu của các em chỉ học để đỗ tốt nghiệp thì học sinh chắc chắn sẽ chọn những môn nhẹ nhàng, ví dụ như môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Công nghệ...
Ảnh minh họa: Báo Đại Đoàn kết
Thầy Chiến cho biết, đối với các trường vùng sâu, vùng xa mục tiêu của các em đa số chỉ muốn đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông do các em còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Đối những em chọn môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải thực sự đam mê yêu thích, tuy nhiên số lượng đó rất ít.
Hằng năm, kết quả môn Lịch sử qua mỗi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông luôn là nỗi trăn trở lớn khi điểm số của môn này luôn đứng top cuối bảng. Điều này một phần xã hội cho rằng giáo viên viên dạy không hay hoặc không có phương pháp phù hợp để khuyến khích các em yêu thích môn học. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, do thị trường lao động điều tiết đã một phần tác động lớn đến tâm lý học sinh.
"Xét về cơ chế thị trường học môn Lịch sử sẽ phục vụ cho những công việc như văn hóa xã hội, nghiên cứu, du lịch,... nhưng chỉ tiêu tuyển dụng cho những việc này rất thấp trong khi các ngành kinh tế rất đa dạng. Do đó học sinh có tâm lý dành ít thời gian cho Lịch sử mà chỉ tập trung các môn phục vụ xét tuyển đại học", thầy Chiến cho hay.
Cũng theo thầy giáo này, Chương trình giáo dục phổ thông mới lần đầu triển khai bậc trung học phổ thông do đó đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng, khi đó chắc chắn các trường sẽ định hướng học sinh lựa chọn môn học. Tuy nhiên khoảng 2 năm sau trở đi mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ đương nhiên phải thực hiện theo đúng quan điểm, mục tiêu của chương trình các em được toàn quyền lựa chọn.
Như vậy chỉ cần nhìn nhu cầu lao động trong tương lai vài năm tới có thể môn này sẽ không có học sinh lựa chọn ở bậc trung học phổ thông nếu không có biện pháp giải quyết đầu ra cho các em.
Tất nhiên để trở thành một doanh nhân, một lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn thì môn Lịch sử có vai trò làm nền tảng cần thiết, nhưng đáng buồn là hiện nay cả phụ huynh và học sinh vẫn chưa nhìn thấy vai trò của lịch sử trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Cùng tâm sự trên cô T.N - giáo viên Lịch sử tại Vĩnh Phúc cho biết, chắc chắn học sinh sẽ không lựa chọn môn Lịch sử. Theo số lượng biên chế cả nước hiện nay mỗi trường trung học phổ thông có từ 3 - 4 giáo viên và một số ít trường có 5 giáo viên môn Lịch sử, việc thừa giáo viên buộc nhà trường sẽ cắt giảm đội ngũ, như vậy lượng giáo viên bị ảnh hưởng trực tiếp không hề nhỏ.
"Mục tiêu của chương trình mới cho phép các em chọn môn học theo năng lực và sở thích, nghĩa là chọn các môn theo định hướng nghề nghiệp, như vậy rõ ràng là số lượng giáo viên sẽ không được sử dụng hết dẫn tới bất lợi cho nhiều thầy cô.
Với vai trò là một giáo viên tôi cũng muốn được dạy học phân môn đã được đào tạo theo chuyên ngành đại học, có rất nhiều giáo viên đã học lên trình độ Thạc sĩ và mong muốn được cống hiến cho nghề, nếu không có môi trường để cống hiến cho ngành nữa thì thực sự sẽ rất nản", cô T.N tâm sự.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Đức - giáo viên Lịch sử tại Thái Nguyên cho biết, số đông các thầy cô lo lắng là có cơ sở bởi lâu nay môn Lịch sử vẫn bị coi là môn phụ, ngoài việc lo lắng số tiết được lên lớp không đảm bảo thì trăn trở nhất vẫn là ở chỗ môn học không được đánh giá đúng vị trí và vai trò của nó.
Tôi nghĩ Bộ nên sửa chương trình, dừng triển khai các môn tích hợp lớp 8, 9 Việc triển khai môn tích hợp trong thời gian sắp tới vẫn là câu chuyện nan giải, khó tích như thế nào cho hợp. Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới bậc trung học cơ sở đang tiếp tục triển khai học kỳ II của lớp 6 trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh diễn biến phức tạp và cả...