Tổng chủ biên chương trình 2018 nên đăng đàn nói về môn tích hợp để GV an lòng
Lúc này, giáo viên đang cần những người ‘đứng mũi chịu sào’ lên tiếng và gỡ rối về những môn tích hợp ở trung học cơ sở.
Bắt đầu từ năm học 2021-2022, ngành Giáo dục triển khai giảng dạy chương trình 2018 ở lớp 6 và năm học 2022-2023 này triển khai ở lớp 7 với một số môn học tích hợp.
Nhiều trường và giáo viên trung học cơ sở gặp khó khăn vì đây là những môn học mới so với các chương trình trước đây.
Chẳng hạn như môn tích hợp Khoa học tự nhiên ở các lớp 6, 7, 8, 9 đều có ba phân môn được sắp xếp tương ứng với kiến thức Vật lý, Sinh học, Hóa theo tỉ lệ từng phân môn cụ thể từng năm.
Đối với lớp 6: Hóa học (20%); Sinh học (38%); Vật lý (32%). Lên đến lớp 7: Hóa học (24%); Vật lý (28%); Sinh học (38%). Ở lớp 8: Hóa học (31%); Vật lý (28%); Sinh học (31%). Lớp 9: Vật lý (30%); Hóa học (31%); Sinh học (29%) và mỗi năm có 140 tiết cho cả 3 phân môn.
Tuy nhiên, dù là môn học tích hợp nhưng các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học đều do giáo viên có chuyên môn tương ứng giảng dạy và tất nhiên điểm trung bình bộ môn sẽ do 3 giáo viên dạy đánh giá riêng biệt.
Vậy nên, thời gian qua đã có rất nhiều ý kiến lên tiếng về những bất cập trong quá trình thực hiện các môn học tích hợp nhưng những chuyên gia là Tổng chủ biên Chương trình môn học, mà đặc biệt là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 rất hiếm khi lên tiếng để làm rõ những bất cập nhằm an lòng dân và tạo sự an tâm cho đội ngũ nhà giáo giảng dạy.
Các môn học tích hợp đang tồn tại nhiều bất cập (Ảnh minh họa: Nhật Duy)
Thầy Nguyễn Minh Thuyết khi chưa làm Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã hoài nghi về các môn học tích hợp
Khi bắt đầu manh nha ý tưởng đưa các môn học tích hợp vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành giáo dục nước ta chưa có chuyên gia tích hợp, các trường sư phạm cũng chưa có khoa đào tạo giáo viên tích hợp.
Chính vì vậy, khi Bộ chủ trương đưa các môn học này vào chương trình mới khiến cho việc chỉ đạo, thực hiện ở các nhà trường trở nên lúng túng, khó khăn.
Điều đáng nói nhất là ngay cả Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng mời đảm nhận nhiệm vụ Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng từng hoài nghi về chủ trương dạy môn học tích hợp trước khi ông đảm nhận cương vị này.
Ngày 19/8/2015, chia sẻ với báo chí, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (khi đó chưa là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đã có những chia sẻ về việc xây dựng các môn học tích hợp ở chương trình 2018.
Thầy Thuyết đã đặt vấn đề như sau: “Ai là người viết sách để chuyển tải được tinh thần “tích hợp”? Bởi vì hiện chúng ta chưa có chuyên gia tích hợp mà chỉ có chuyên gia từng môn học. Làm sao để cuốn sách đúng là sách dạy kiến thức tích hợp có ích cho đời sống, chứ không phải là cuốn sách mang tính tổng hợp, gộp hai – ba môn lại in trong cùng một cuốn sách. Thứ hai là người dạy, vì hiện nay các trường sư phạm vẫn đào tạo giáo viên theo từng môn. Dạy được môn tích hợp, đó là câu chuyện rất khó”. [1]
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm: “Dĩ nhiên để thực hiện điều này, ngay từ lúc này các trường sư phạm sẽ phải thay đổi phương thức đào tạo. Nhưng để thay đổi như vậy phải có nội dung giảng dạy, mà hiện nay nội dung tích hợp chưa có.
Giáo trình dạy tích hợp ở trường sư phạm phải có nội dung cụ thể, chứ không đơn giản là một sinh viên vừa học Lý vừa học Hóa, tự sinh viên đó tổng hợp lại thành một cái gì đó gọi là tích hợp. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, điều cơ sở vật chất của các trường cũng cần tính đến.
Ở các thành phố lớn, sĩ số các lớp học rất đông. Một lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tối đa là 35 em, nhưng thực tế có những lớp học tới 50-60 em, giáo viên khó có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, rồi lại còn tích hợp liên môn…”. [1]
Những chia sẻ của thầy Thuyết lúc đó nhận được nhiều ý kiến đồng tình của xã hội, nhất là đội ngũ nhà giáo. Bởi, những khó khăn, bất cập khi Bộ chủ trương xây dựng các môn học tích hợp ở chương trình mới là như vậy. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhất là khi mọi thứ cần thiết để xây dựng môn tích hợp của ngành đều chưa có.
Điều đáng tiếc là sau này, khi thầy Thuyết làm Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cá nhân người viết theo dõi các bài viết mỗi khi chia sẻ với báo chí về các môn học tích hợp, thầy không còn đề cập đến những khó khăn như trước khi đảm nhận công việc này mà chỉ còn là những thuận lợi, ưu điểm.
Video đang HOT
Không biết rõ người viết không tìm đúng kênh hay thực tế thầy Thuyết không chia sẻ mà người viết tuyệt nhiên, không thấy thầy Thuyết hoài nghi về các môn học tích hợp và thầy Tổng chủ biên chương trình 2018.
Những chia sẻ của thầy Thuyết trước khi làm Tổng chủ biên chương trình 2018 vẫn còn nguyên giá trị
Kể từ năm học 2021-2022 đến nay là giai đoạn mà giáo viên dưới cơ sở rất muốn nghe ý kiến của thầy Tổng chủ biên chương trình 2018 cũng như ý kiến của các thầy là Tổng chủ biên môn học tích hợp trước những bất cập mà giáo viên dưới cơ sở phản ánh.
Bởi lẽ, cấp trung học cơ sở đến thời điểm này vẫn còn ngổn ngang các công việc khi vẫn đang phải bố trí giáo viên dạy theo phân môn đối với những môn học tích hợp vì 1 giáo viên chưa thể cáng đáng được.
Chính vì vậy, điều mà các trường đang phải đối mặt là việc phân công giáo viên giảng dạy, sắp xếp thời khóa biểu mỗi khi đến phân môn khác rất vất vả – họ phải tính toán cho phù hợp với số tiết của môn học, số tiết học sinh học trong tuần.
Nhiều thời điểm, có giáo viên phải dạy vượt quá định mức rất nhiều vì đến phân môn của mình nhưng lại có những lúc thảnh thơi vì không còn dạy phân môn tích hợp đó nữa.
Song, giáo viên dạy nhiều hay ít thì không phải là vấn đề quá lớn vì họ đang dạy theo định mức. Vấn đề đáng lo ngại là chất lượng đối với môn học tích hợp vì một môn học mà có nhiều giáo viên cùng dạy ở các thời điểm khác nhau.
Một môn học mà học sinh có tới 2-3 quyển vở ghi chép, nhưng khi kiểm tra định kỳ thì lại gộp lại với nhau thành một đề, một con điểm và 2-3 giáo viên cùng đảm nhận.
Điều oái oăm nhất là việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với chương trình mới hiện nay đang được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, mà theo thông tư này, giáo viên vừa cho điểm, vừa phải đánh giá bằng nhận xét.
Việc cho điểm số thì phân chia theo tỉ lệ nhưng nhận xét môn học thì phân chia làm sao? Có em học tốt phân môn Hóa nhưng chắc gì các em học tốt được cả Lý, Sinh và ngược lại, nên khi nhận xét rất khó.
Một giáo viên nhận xét thì không chính xác vì có đến 2-3 phân môn, thậm chí 6 phân môn nhưng nếu tất cả giáo viên cùng nhận xét thì nhận xét ở chỗ nào? Rắc rối vô cùng và thực tế năm học vừa qua thì các trường phân công 1 giáo viên nhận xét và bám vào điểm số của học trò để nhận xét.
Việc bồi dưỡng giáo viên dạy cả môn học tích hợp cũng chưa đâu vào đâu mà nếu bồi dưỡng xong cũng rất khó dạy vì sách giáo khoa đang bố trí các phân môn theo từng phần riêng hoặc chủ đề riêng.
Trong thâm tâm các nhà giáo, họ không sợ vất vả vì họ cũng đã quen thuộc với những đổi mới của ngành nhưng họ vẫn đang cảm thấy băn khoăn, ái ngại khi Bộ chủ trương tích hợp nhiều môn học độc lập thành môn học tích hợp…
Lúc này, nghĩ về những chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết trước khi thầy làm Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chúng tôi nhận thấy rất nhiều điều vẫn nguyên vẹn giá trị.
Chỉ tiếc, thầy Thuyết và các thầy Tổng chủ biên các môn học tích hợp lại không lên tiếng, không chia sẻ gì thêm nữa kể từ khi các môn học tích hợp được giảng dạy.
Có lẽ hơn 1 triệu giáo viên trên cả nước không có ai phản đối việc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thay thế cho chương trình 2006 nhưng ít nhiều họ cảm thấy băn khoăn khi Bộ đưa nhiều môn học tích hợp vào chương trình mới.
Lúc này giáo viên cần những người “đứng mũi chịu sào” lên tiếng và gỡ rối nhưng rồi mọi thứ cứ trôi vào cõi thinh không, gần như không một tiếng trả lời.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/doi-moi-giao-duc-pho-thong-chuyen-gia-mo- xe-tinh-kha-thi-423732.vov
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
6 giải pháp gỡ rối cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở
Các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn.
Từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục bắt đầu triển khai giảng dạy lớp đầu tiên đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nếu so với cấp tiểu học, trung học phổ thông thì cấp trung học cơ sở có nhiều thay đổi nhất và tất nhiên cũng dẫn đến những khó khăn cho cấp học này.
Hàng loạt các môn học tích hợp được Bộ chủ trương đưa vào cấp trung học cơ sở, đó là: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý; Nội dung giáo dục địa phương; Nghệ thuật.
Chính vì thế, ngay từ khi triển khai giảng dạy ở lớp 6 trong năm học trước đã xảy ra nhiều bất cập trong việc thực hiện.
Tuy nhiên, những khó khăn càng nhiều hơn khi năm học này triển khai thêm lớp 7 và 2 năm học tới là lớp 8 và lớp 9.
Trước thực trạng này, ngành Giáo dục cần phải làm gì để tạo sự yên tâm cho giáo viên và các nhà trường khi phân công, sắp xếp nhân sự và những nhà giáo dạy các môn học này không còn phải lên tiếng than vãn? Giải quyết các vấn đề này có thực sự khó khăn hay không?
Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn
Các môn học tích hợp đã tạo sự hoài nghi cho nhiều người trong thời gian qua
Hiện nay, ngành Giáo dục đã triển khai chương trình mới năm thứ 2 ở cấp trung học cơ sở và đến năm học 2024-2025 là hoàn tất lộ trình cuốn chiếu chương trình mới ở cấp học này.
Tất nhiên, việc Bộ chủ trương đưa môn tích hợp vào giảng dạy đến thời điểm này đã gần như hoàn tất. Bởi lẽ, chương trình tổng thể, chương trình môn học đã thông qua, sách giáo khoa thì Bộ đã thẩm định đến lớp 8 và có lẽ sách giáo khoa lớp 9 cũng đã được các nhà xuất bản đang biên soạn.
Vì thế, những công việc cơ bản đã được thực hiện và xét về mặt pháp lý thì Bộ chỉ còn thẩm định các bộ sách giáo khoa còn lại và tiến hành giảng dạy theo lộ trình.
Điều còn lại bây giờ là giáo viên dưới cơ sở vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều bởi những môn học này đang khiến cho họ thêm phần vất vả và hiệu quả giảng dạy như hiện nay khó có thể đạt được theo kỳ vọng.
Bởi lẽ, chương trình hướng tới môn học tích hợp nhưng với nhân sự hiện có, các trường đang phải bố trí dạy theo đơn môn. Vì lẽ này, khiến cho công việc thực hiện chương trình mới theo lộ trình gặp nhiều chông chênh và dẫn đến hoài nghi cho xã hội.
Nhiều người lập luận rằng môn Lịch sử ở cấp trung học phổ thông lúc đầu được Bộ chủ trương đưa vào môn học lựa chọn nhưng sau đó cận thời điểm triển khai lại chuyển sang môn học bắt buộc thì các môn học khác cũng có thể thay đổi như vậy.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc chuyển các môn học tích hợp về đơn môn như trước sẽ rất khó xảy ra bởi những môn học này hoàn toàn khác với môn Lịch sử. Cái khác ở đây là các môn học này đơn giản là những môn học cung cấp kiến thức phổ thông đơn thuần.
Hơn nữa, muốn góp ý được các môn học tích hợp đòi hỏi những người lên tiếng phải có chuyên môn chứ không thể lên tiếng khơi khơi được nên về cơ bản không có nhiều áp lực như môn Lịch sử vừa qua.
Vì thế, vấn đề còn lại bây giờ là Bộ cần có những giải pháp căn cơ; có những hướng dẫn phù hợp, cẩn thận trong câu chữ trong các văn bản ban hành; những tác giả môn học tích hợp và ngay cả thầy Tổng chủ biên cũng cần có những giải đáp để giáo viên và các nhà trường yên tâm thực hiện các môn học này.
Giải pháp nào cho các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở?
Để tiếp tục triển khai các môn học tích hợp ở cấp trung học cơ sở một cách hiệu quả và giúp cho giáo viên yên tâm, chúng tôi cho rằng Bộ và các sở giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai và thực hiện các vấn đề sau:
Thứ nhất: Khi chưa có giáo viên tích hợp, Bộ và các sở cần chỉ đạo cho các trường bố trí linh hoạt giáo viên giảng dạy theo đơn môn nhằm hướng tới hiệu quả giảng dạy cao nhất cho học trò.
Việc thanh tra, kiểm tra, dự giờ chuyên môn của cấp sở, phòng, hội đồng bộ môn trên cơ sở tư vấn, rút kinh nghiệm chứ không phải là về dự trường để "vạch lá tìm sâu", để quở trách và phê bình nhà trường và giáo viên.
Thứ hai: Bộ cần đốc thúc các địa phương triển khai nhanh chóng Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên) và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT (Chương trình bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở dạy môn Lịch sử và Địa lý).
Bởi lẽ, khi chương trình, sách giáo khoa các môn học tích hợp đã thực hiện gần một nửa chặng đường mà giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức dạy tích hợp là một bất cập rất lớn, không thể bào chữa được.
Một khi chưa được bồi dưỡng, chưa được hướng dẫn cặn kẽ những kiến thức mới thì việc giáo viên lên tiếng là điều hiển nhiên.
Song, việc triển khai kế bồi dưỡng theo Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT phải có chiều sâu, bồi dưỡng để giáo viên lấy kiến thức chứ không bồi dưỡng chỉ để hoàn thiện về mặt chứng chỉ.
Việc bồi dưỡng kiến thức tích hợp cho các giáo viên ở các địa phương đòi hỏi các sở giáo dục cần tham mưu tốt với các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) để bố trí nguồn tài chính và sở cần chủ động liên kết với các trường sư phạm để mở lớp nhanh chóng nhằm hoàn thiện việc bồi dưỡng cho giáo viên tích hợp.
Để tránh những xáo trộn trong năm học, các sở cần thực hiện việc bồi dưỡng vào dịp hè và đảm bảo quyền lợi cho các giáo viên. Đặc biệt, kinh phí đào tạo phải do ngân sách địa phương, nhà trường chi trả.
Nếu yêu cầu giáo viên cùng đóng góp học phí sẽ tạo nên sự bất an và phản đối từ phía đội ngũ nhà giáo vì đây là chủ trương của Bộ chứ không phải nguyện vọng của giáo viên.
Thứ ba: việc bồi dưỡng kiến thức tích hợp chỉ nên tập trung vào đội ngũ giáo viên còn nhiều năm công tác, những thầy cô trên ngưỡng 50 tuổi không nhất thiết phải bồi dưỡng vì thực tế có tổ chức bồi dưỡng thì những nhà giáo này cũng rất khó lĩnh hội được những kiến thức của các phân môn khác.
Hiện nay, cấp trung học cơ sở vẫn có nhiều môn, phân môn không đòi hỏi kiến thức quá khó như môn tích hợp có thể bố trí đúng chuyên môn cho những thầy cô lớn tuổi giảng dạy các môn học này bởi thực tế những nhà giáo lứa tuổi này trong các nhà trường thường chiếm tỉ lệ rất ít.
Đó là, trong tổ Khoa học tự nhiên có môn Công nghệ lớp 7 (35 tiết/lớp/năm), lớp 8 (52 tiết/lớp/năm) và lớp 9 (52 tiết/lớp/năm) nên những trường hạng II, hạng I có tổng số tiết môn Công nghệ thường rất lớn.
Môn Lịch sử và Địa lý cũng sẽ thực hiện tương tự như vậy, những thầy cô không có khả năng dạy tốt cả môn Lịch sử và Địa lý thì nhà trường có thể bố trí dạy phân môn của mình trong Nội dung giáo dục địa phương vì 2 phân môn này có 12 tiết/ lớp/năm.
Thứ tư: trong năm học tới đây, một số trường sư phạm sẽ có lớp sinh viên tích hợp đầu tiên ra trường. Nếu được tuyển dụng luôn, những lớp giáo viên này sẽ là những người gánh trọng trách dạy chính các môn học tích hợp, các giáo viên đã tuyển dụng lâu nay có thể chuyển dần sang dạy các môn Công nghệ, Nội dung giáo dục địa phương như chúng tôi đã đề cập ở phần trên.
Thứ năm: công tác truyền thông của Bộ và các sở cần thực hiện liên tục để chia sẻ những trường, những cá nhân dạy môn tích hợp hiệu quả nhằm chia sẻ kinh nghiệm và cũng là cách để động viên giáo viên thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ cũng cần lắng nghe, thấu hiểu để mỗi khi giáo viên phản ánh những khó khăn, bất cập trong giảng dạy thì sẽ cùng với giáo viên tháo gỡ, tránh những phát biểu trịnh thượng làm tổn thương giáo viên dưới cơ sở.
Thứ sáu: mỗi khi Bộ ban hành văn bản cũng cần cẩn thận trong câu chữ để sau này khi đã đi vào triển khai tránh những thắc mắc từ phía cơ sở.
Chẳng hạn, Quyết định số 2454/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 2455/QĐ-BGDĐT được Bộ ban hành năm 2021 đã hướng dẫn: " Chương trình bồi dưỡng này được coi là điều kiện tối thiểu để mỗi giáo viên có thể bắt đầu triển khai dạy học môn Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý" dẫn đến việc khó khăn cho Bộ sau này khi bị giáo viên bắt bẻ.
Vẫn biết, phương án nào cho các môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay cũng đều có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Bộ và đội ngũ nhà giáo cần cùng nhìn vào vấn đề để chia sẻ và tìm ra phương án tháo gỡ. Và, chúng tôi tin những giải pháp nêu trên sẽ tháo gỡ được phần nào khó khăn cho các môn học tích hợp hiện nay.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Dạy tích hợp trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới: Còn nhiều trăn trở Năm học 2022 - 2023 là năm thứ 2 các trường triển khai dạy các môn tích hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Các môn học này sẽ thay cho các môn truyền thống trước đây là Lịch sử, Địa lý (Khoa học xã hội), Hóa học, Sinh học, Vật lý (Khoa học tự nhiên). Mặc dù các trường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025
Thủ tướng: "Đề nghị Mỹ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày"
Tin nổi bật
00:15:16 08/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
Thế giới
00:13:09 08/04/2025
Tạm giữ đối tượng nổ pháo tự chế ở khu vực Cồn Xanh
Pháp luật
00:00:00 08/04/2025
Câu chuyện về hành trình 1.500km đưa cháu bé chưa kịp chào đời về quê
Netizen
23:42:03 07/04/2025
Karma: Phim Hàn "điên rồ" nhất 2025, plot twist khét lẹt đến tận phút chót
Phim châu á
23:15:47 07/04/2025
Chồng mời khách đến nhà ăn cơm, sau đó nói một câu khiến tôi ê chề bật khóc
Góc tâm tình
23:13:04 07/04/2025
Hoa hậu - Á hậu Vbiz tranh cãi căng thẳng trên sóng truyền hình, liên tục có phát ngôn gây ngao ngán
Tv show
23:08:23 07/04/2025
Cách màng bọc thực phẩm âm thầm đưa bệnh tật vào cơ thể
Sức khỏe
23:07:14 07/04/2025
Nhã Phương để lộ 1 khuyết điểm nhan sắc khó giấu qua camera thường
Sao việt
23:05:07 07/04/2025