“Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước thuận lợi nhiều hơn khó khăn”
Ông Vũ Ngọc Hoàng nhấn mạnh điều này khi nói về việc Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.
Tại cuộc tiếp xúc cử tri với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tổ đại biểu số 1 Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ đều phấn khởi, bày tỏ đồng tình ủng hộ việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.
Cùng chung suy nghĩ, ông Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước.
Ông Vũ Ngọc Hoàng – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương. (Ảnh: Vũ Toàn)
Theo ông, đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này mới được bàn đến mà mấy nhiệm kỳ trước đã có không ít lần đề cập nhưng chưa thảo luận kỹ, còn nhiều ý kiến khác nhau, thống nhất chưa cao nên chưa quyết định.
Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao việc giới thiệu theo phương án này thì đó đã là ý Đảng. Còn lòng dân thì trước khi chính thức giới thiệu chắc Trung ương đã có lắng nghe, sau khi có thông tin về việc giới thiệu của Trung ương, tôi theo dõi thấy cũng có rất nhiều ý kiến đồng tình ủng hộ. - Theo ông, Tổng Bí thư được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước có phải là ý Đảng, lòng dân? Thực hiện mô hình trên có phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay?
Tại kỳ họp tới đây, phương án đó sẽ được Quốc hội xem xét để bầu cử. Quốc hội đang làm đại diện cho nhân dân. Theo tôi nghĩ, việc thực hiện mô hình này là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay, đã chín muồi.
- Để thực hiện được mô hình Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước cần những điều kiện cần và đủ nào, thưa ông?
Điều kiện cần và đủ là: có nhân sự đủ tiêu chuẩn và đủ điều kiện có thể đảm nhận cùng lúc 2 nhiệm vụ quan trọng đó; được tập thể Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội thống nhất; được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Người nắm giữ 2 vai trò quan trọng này cần những yếu tố gì, thưa ông?
Video đang HOT
Người nắm giữ 2 vai trò này phải tâm huyết với công cuộc phát triển đất nước, hết lòng phục vụ nhân dân, trong sạch, liêm khiết, luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên, có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ, có quyết tâm đổi mới, được đông đảo cán bộ đảng viên và nhân dân ủng hộ.
Thuận lợi trong phối hợp công việc của Đảng và của Nhà nước, trong đối nội và đối ngoại, trong xây dựng bộ máy, tăng hiệu lực của Chủ tịch nước và của Tổng Bí thư. - Theo ông, khi người đứng đầu Đảng cũng là người đứng đầu Nhà nước thì có những thuận lợi và khó khăn gì? Làm sao để xử lý hài hòa mối quan hệ đó?
Còn khó khăn là khối lượng công việc của người đứng đầu quốc gia nhiều hơn lên. Để giải quyết khó khăn đó cần có bộ máy giúp việc tốt và mạnh ở cả hai bên.
- Theo ông thức hiện mô hình này có ý nghĩa thế nào trong tiến trình phát triển của đất nước?
Ông Vũ Ngọc Hoàng: Làm cho bộ máy được tinh gọn và có hiệu lực, hiệu quả hơn, từ đó mà tác động thúc đẩy được nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước.
Theo Kim Anh (VOV)
Bốn lý do để Tổng bí thư làm Chủ tịch nước
Việc thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước vào thời điểm này sẽ tạo cơ hội, tạo tiền đề cho cả hiện tại và cho cả tương lai.
PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ ủng hộ quyết định của BCH TƯ giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu làm Chủ tịch nước.
Theo ông, câu chuyện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước đã đặt ra từ lâu. Từ sau Đại hội 11, nhất là khi chuẩn bị Đại hội 12, nhiều người đã nêu ý kiến cho rằng nên thực hiện việc này.
Và thời điểm này là đã chín muồi.
PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ
Tạo cơ hội cho hiện tại và cả tương lai
Vì sao ông cho đây là thời điểm chín muồi để thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước?
Thứ nhất, ta cũng nên cùng với các nước XHCN khác đã thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Ngay ở các nước khác, Tổng thống hay Thủ tướng cũng đều là người đứng đầu các đảng của họ.
Xu thế chung của thế giới như vậy thì ta cũng nên như thế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì trong quan hệ đối ngoại, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn.
Thứ hai, việc thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước làm cho chủ trương, đường lối của Đảng triển khai về mặt Nhà nước nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, tạo thống nhất hơn giữa Đảng với Nhà nước.
Người đứng đầu về mặt Đảng, sau khi cùng TƯ đưa ra đường lối, chủ trương thì được triển khai ngay với cương vị Chủ tịch nước.
Thứ ba, trong điều kiện chúng ta đang thực hiện Nghị quyết TƯ 6, 7 về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả thì việc thống nhất chức danh sẽ thống nhất được Văn phòng Tổng bí thư và Văn phòng Chủ tịch nước thành 1 cơ quan, thành 1 bộ máy giúp việc chứ không phải 2. Như vậy giảm được một đầu mối, biên chế cán bộ sẽ giảm đi.
Thứ tư, thời điểm này đã có nhân sự cụ thể là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đủ uy tín, đủ năng lực, đức độ để thực hiện thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Thực hiện việc thống nhất hai chức danh vào thời điểm này sẽ tạo cơ hội, tạo tiền đề cho cả hiện tại và cho cả tương lai.
Chuẩn bị người kế nhiệm ngay từ bây giờ
Bên cạnh những thuận lợi như ông phân tích, nếu thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước, có vấn đề gì trong lãnh đạo, điều hành đất nước cần phải tính tới?
Có ý kiến băn khoăn là nếu tập trung Tổng bí thư với Chủ tịch nước vào một người thì có nảy sinh chuyên quyền, độc đoán không và việc kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu cả bên Đảng và Nhà nước sẽ thực hiện như thế nào?
Theo tôi, TƯ cần có cơ chế, chế tài để kiểm soát quyền lực của người cùng lúc đứng đầu Đảng và Nhà nước.
Theo ông, Đảng cần chuẩn bị như thế nào từ cơ chế đến công tác nhân sự để khi thực hiện Tổng bí thư làm Chủ tịch nước được hiệu quả?
Một là, sắp tới phải thực hiện nghiêm quy định nêu gương mà TƯ sẽ thông qua ở hội nghị TƯ 8, đặc biệt nhấn mạnh những uỷ viên Bộ Chính trị, nếu không xứng đáng thì sẽ tự nguyện từ chức.
Hai là, TƯ phải bàn cơ chế kiểm soát quyền lực, nhất là kiểm soát quyền lực của người vừa đứng đầu Đảng, vừa đứng đầu Nhà nước.
Vậy Đại hội 13 sắp tới sẽ mang những trọng trách gì trong vấn đề này?
Không phải đến Đại hội 13 mà ngay từ bây giờ phải lựa chọn, bồi dưỡng một đồng chí kế nhiệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để làm Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước trong tương lai.
Thu Hằng
Theo VNN
Ông Lê Quang Thưởng: Nếu được tán thành, từ nay về sau áp dụng mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, không tách ra nữa Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương cho rằng nếu được tán thành, từ nay về sau áp dụng mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, không tách ra nữa. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước, ông Lê Quang...