Tôn vinh sinh viên xứ Nghệ xuất sắc, điểm đầu vào đại học cao
Tại Hà Nội, các Hội Đồng hương Nghệ An và Hà Tĩnh tại Hà Nội phối hợp cùng Ban liên lạc Sinh viên Nghệ Tĩnh của các trường đại học trên địa bàn thủ đô tổ chức khen thưởng, tôn vinh các sinh viên xuất sắc và tân sinh viên đạt điểm đầu vào cao năm 2019.
Thời gian qua, các Hội Đồng hương Nghệ An và Hà Tĩnh cùng Ban liên lạc Sinh viên Nghệ Tĩnh tại Hà Nội đã tạo ra sự kết nối tin cậy và hiệu quả với 20 đơn vị trực thuộc đến các trường đại học, cao đẳng nằm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Các đơn vị đã tổ chức được nhiều chương trình ý nghĩa, hướng về quê hương, đưa hàng ngàn lượt tình nguyện viên về tham gia công tác xã hội, hỗ trợ quê nhà xây dựng nông thôn mới…
Tại buổi lễ, ông Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội Đồng hương Nghệ An tại Hà Nội và ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Chủ tich Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội đã khơi dậy trong các bạn sinh viên xứ Nghệ về truyền thống hiếu học của quê hương.
Ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Chủ tich Hội Đồng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội: Đặc trưng văn hóa Nghệ Tĩnh là bản sắc mà chúng ta nên trân trọng và gìn giữ
Lãnh đạo các hội đồng hương cũng mong muốn các em tiếp tục phát huy các tấm gương, truyền thống để làm rạng danh cho quê hương Nghệ An và Hà Tĩnh.
Dịp này, các Hội Đồng hương Nghệ An và Hà Tĩnh đã trao thưởng cho 20 em sinh viên xuất sắc năm học 2018 – 2019 và 20 em tân sinh viên có điểm đầu vào đại học cao.
Video đang HOT
Trao học bổng cho các tân sinh viên…
… và trao thưởng cho các sinh viên xuất sắc năm học 2018 – 2019
Công ty Cổ phần Giáo dục và đào tạo IMAP Việt Nam và Khu nghỉ dưỡng Tomodachi (Tân Kỳ, Nghệ An) cũng trao học bổng cho tân sinh viên xuất sắc và 6 sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Theo baohatinh
Ông lão sửa xe đạp chinh phục ước mơ cử nhân luật ở tuổi 70
Ở tuổi như ông Hoàng Tiến Mai (ngụ đường Nguyễn Công Trứ (phường 3, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), nhiều người đã an hưởng tuổi già cùng con cháu. Thế nhưng, ông lão này vẫn cắp sách tới trường để theo đuổi tấm bằng của nhân Luật.
Ông Mai nhận bằng tốt nghiệp cử nhân Luật.
Những lần dang dở ước mơ
Trò chuyện với chúng tôi, tân cử nhân ngành Luật Hoàng Tiến Mai bảo, ông sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Hà Nội. Khi mới lên 5, ông theo cha mẹ rời quê hương vào Sài Gòn mưu sinh kiếm sống. Mới chân ướt chân ráo bước vào Nam chỉ tròn một năm thì cha ông bệnh nặng và qua đời nơi đất khách quê người. Một mình người mẹ tảo tần buôn thúng bán bưng kiếm tiền nuôi con, nhưng cuộc sống vẫn khốn khó.
Năm ông Mai lên 7 tuổi, sau một chuyến đi thăm người thân ở Phú Yên trở về, người mẹ quyết định đưa ông ra Phú Yên sinh sống. Đến nơi này, ông thật bất ngờ khi mẹ mình mở tiệm sửa xe đạp, dù trước đó ông chưa thấy mẹ học nghề này. Rồi, ông cũng theo phụ mẹ và mưu sinh với cái nghề này cho đến tận hôm nay.
Đáp lại tấm lòng thương yêu sâu sắc của mẹ, ông Mai chăm chỉ học tập và đỗ tú tài 1. Đến năm 1971, ông đỗ tú tài 2, tương đương tốt nghiệp THPT bây giờ. Sau đó, ông thi đỗ vào Đại học Luật Sài Gòn như đã từng mơ ước.
"Từ nhỏ tôi đã thích đọc sách và học đại học ngành Luật là một ước mơ cháy bỏng trong tôi. Bởi với tôi, đây là một ngành bổ ích, giúp cho rất nhiều người, trong đó có tôi, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thế nhưng, sau khi học xong năm nhất (1971 - 1972) thì mẹ tôi đau ốm triền miên, tôi phải bỏ ngang việc học để về chăm sóc mẹ, vừa sửa xe đạp để kiếm tiền lo cho 2 mẹ con", ông Mai cho biết.
Năm 1973, ông Mai nên duyên vợ chồng với bà Trịnh Thị Lý rồi 4 đứa con lần lượt ra đời. Vợ chồng ông chật vật mưu sinh để kiếm tiền lo cho con cái nhưng nuôi hy vọng một ngày sẽ được theo học ngành mình mơ ước.
Đến năm 1991, khi đã 42 tuổi, ông Mai nghe Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Yên liên kết với một trường đại học ở phía Bắc tổ chức đào tạo cử nhân Luật hệ vừa học vừa làm nên ông đem hồ sơ đến nộp. Nhưng rồi, hồ sơ của ông không được xem xét, vì đối tượng ưu tiên dự tuyển phải là cán bộ, công chức, viên chức đương nhiệm tại các cơ quan Nhà nước. Vậy là một lần nữa, ước mơ của ông lai dang dở.
"Lấy vợ, rồi phải vất vả mưu sinh để nuôi các con, nhưng cứ rảnh là tôi lại lôi sách ra đọc. Tôi học mọi lúc mọi nơi. Có đêm khó ngủ, lại ngồi dậy đọc sách, khi nào mỏi thì lại đi nằm. Chính nhờ những kiến thức tích lũy trong thời gian tự học nên năm 1991 khi nộp hồ sư dự tuyển, tôi hy vọng rất nhiều, nhưng rồi...", ông Mai kể.
Đi học ở tuổi 65
Mãi đến năm 2014, ông Mai mừng rỡ khi hay tin Đại học Huế liên kết với Trung tâm Giáo thường xuyên tỉnh Phú Yên mở ngành Luật hệ đào tạo từ xa tại tỉnh Phú Yên. Lật lại hồ sơ cũ, ông xếp chúng ngăn nắp rồi giấu gia đình đi đăng ký dự tuyển khi đã 65 tuổi.
Ông Mai bảo, do sợ phản đối nên ông giấu gia đình việc đi đăng ký hồ sợ dự tuyển. Ngày nhận được thông báo nhập học, ông mừng rỡ và chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ gặp sự phản đối của gia đình, nhưng không ngờ tất cả mọi người đều ủng hộ ông. Không chỉ vậy, người vợ còn đưa tiền tiết kiệm để ông đóng học phí.
"Lúc đó, tôi thông báo, một tuần tiệm sửa xe sẽ đóng cử 2 ngày thứ 7 và chủ nhật, vì đó là những ngày tôi phải đi học. Có hôm, khách sửa xe đến vào buổi trưa thứ 7 lúc tôi có ở nhà, họ hỏi chuyện thì tôi nói là những ngày này đi học. Họ bảo tôi già rồi học hành gì nữa, nghỉ ngơi cho khỏe, tôi chỉ cười. Cũng không ít người nói tôi dở hơi, có người còn nói tôi học vì muốn mình sang chảng. Thế nhưng, ai nói gì thì nói, tôi mặc kệ, chuyện của tôi là theo đuổi đam mê của mình", ông Mai chia sẻ.
Ông Hoàng Tiến Mai
Nói rồi, ông Mai bảo, ngày đầu đến lớp, cả lớp có 64 sinh viên thì ai cũng phải ngạc nhiên khi nhìn thấy ông đi vào lớp. Một số người còn không tin ông là sinh viên của lớp, khi được giáo viên giải thích thì cả lớp đều vỗ tay.
Rồi, khi bước vào học, trước những tập tài liệu như Lịch sử Nhà nước và Pháp luật thế giới, Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị và pháp luật, Pháp luật sở hữu trí tuệ... ông thật sự lo lắng. Nhiều lúc, mới cầm tập tài liệu lên đọc được vài trang thì ông cảm thấy rối bời. Hơn nữa, tuổi cao nên thiếu nhanh nhạy, trí nhớ ông cũng hạn chế.
"Lúc đó, tôi nghĩ phải dành thời gian nghiên cứu tài liệu nhiều hơn giới trẻ. Người già muốn học được cần phải biết sắp xếp thời gian học một cách khoa học và kiên trì. Trí nhớ không phải tự nhiên mà có, luyện tập mãi cũng thành công. Và tôi đã thành công", ông Mai cho biết.
"Từ ngày đi học, tôi thấy ông ấy vui vẻ hơn. Hôm nào đi học về, ông ấy cũng hào hứng kể chuyện trên lớp cho tôi nghe. Ở cái tuổi này, bây giờ niềm vui, sức khỏe là chính. Tôi thấy ông ấy sống vui khỏe là tôi mừng rồi", bà Lý chia sẻ.
Những nỗ lực học tập của ông Mai sau 4 năm cũng được đền đáp với tấm bằng cử nhân Luật do Giám đốc Đại học Huế cấp ngày 11/7/2018. Rồi, ngày 25/10/2018 là một ngày đặc biệt với ông, bởi ông được khoác lên mình trang phục cử nhân để nhận tấm bằng cử nhân Luật. "Hôm ấy là một ngày đặc biệt khiến tôi không bao giờ quên. Tới bây giờ, tôi vẫn còn cảm giác lâng lâng, vui sướng", ông Mai tâm sự.
Thắng Mỹ
120 suất học bổng trị giá 500 triệu đồng cho học sinh, sinh viên xuất sắc Ngày 19-4, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đã trao tặng 143 suất học bổng với tổng giá trị gần 500 triệu đồng cho những sinh viên có thành tích xuất sắc của các trường đại học, học viện... trên cả nước trong chương trình Học bổng Nguyễn Thái Bình - Vườn ươm Nhân tài LienVietPostBank. Đại diện LienVietPostBank và các học...