Tôn vinh 166 học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018
Chiều nay (13/11), Ủy ban Dân tộc tổ chức Họp báo công bố “ Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2018″. Theo đó, Lễ tuyên dương sẽ được tổ chức vào 20h ngày 25/11/2018 tại Nhà hát lớn Hà Nội, tôn vinh 166 em thuộc 25 dân tộc thiểu số.
Là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc (UBDT) luôn dành sự quan tâm đối với thế hệ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, đóng góp cho sự phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và đất nước nói chung.
Năm 2018 là năm thứ 6 UBDT chỉ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cọng sản HCM tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.
Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT công bố kế hoạch tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu 2018.
Đây là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được những thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội của học sinh sinh viên dân tộc thiểu số năm học 2017-2018.
Lễ tuyên dương cũng là dịp để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tạo ra động lực để các em tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện để trở thành những tài năng trẻ cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT khẳng định “Lễ Tuyên dương sẽ tạo ra sức lan tỏa, truyền cảm hứng để giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học tập noi theo”.
Cũng theo bà Hoàng Thị Hanh, Lễ Tuyên dương năm nay sẽ tôn vinh 166 em thuộc 25 dân tộc thiểu số của 30 tỉnh, thành trong cả nước. Các em được tôn vinh phải hội tụ đủ các điều kiện như: là người dân tộc thiểu số; đạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, các cuộc thi khoa học kỹ thuật; thi đấu thể thao; trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học, học viện với số điểm từ 27 điểm trở lên.
Video đang HOT
Điểm mới nhất là năm nay số lượng các em học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (dưới 1.000 người) được tôn vinh tăng so với các năm trước, lên tới 11 em, “đây là con số đáng mừng, đáng phấn khởi, có ý nghĩa rất lớn trong hành trình truyền cảm hứng với chúng tôi ” – bà Hoàng Thị Hạnh nhấn mạnh.
Ngoài buổi lễ tôn vinh chính sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 25/11/2018 tại Nhà hát lớn Hà Nội, các hoạt động bên lề cũng vô cùng sôi nổi với: Lễ báo công trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch; Văn miếu Quốc Tử Giám; tiếp kiến lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Gala Diner tối 24/11…
Ông Lê Công Bình, Phó Tổng biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng ban Tổ chức Lễ Tuyên dương nhấn mạnh: Qua 5 kỳ tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, đã có rất nhiều em được động viên, khuyến khích kịp thời. Các em đều ra trường và có việc làm ổn định, nhiều em quay về địa phương giúp sức cho sự phát triển của chính quê hương, cộng đồng của mình.
Đây cũng là dịp để các em học sinh, sinh viên DTTS ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập. Qua đó, khuyến khích phong trào thi đua học tập của học sinh, sinh viên DTTS trên cả nước.
Theo Dantri
Phát triển sâm Ngọc Linh thành cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
Ngay 20/8, tai TP Tam Ky (Quang Nam), Ủy ban Dân tộc phôi hơp vơi UBND tinh Quang Nam, Cơ quan thường trú Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và các đối tác tô chưc Diên đan phát triển Dân tôc thiêu sô (DTTS) năm 2018 vơi chủ đề "Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS".
Tham dự diễn đàn có Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình; ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cùng gân 400 đai biêu la lanh đao cac bô, nganh, đia phương; cac doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế, tổ chức phát triển, đại sứ quán...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại diễn đàn
Theo báo cáo về Giảm nghèo và Thịnh vượng chung ở Việt Nam được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB), trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH, 4 triệu việc làm mới được tạo ra từ năm 2014; 3,3 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 2014-2016; mỗi năm có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.
Đồng bào DTTS Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn, cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016; 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ kể trên, đồng bào DTTS vẫn còn tụt hậu trên nhiều phương diện, điển hình như tỉ lệ chậm lớn ở nhóm đồng bào DTTS là 31%, cao gấp 2 lần so với đồng bào đa số; tỷ lệ nghèo DTTS hiện chiếm 73% tổng nghèo cả nước; tỉ lệ chi tiêu đầu người của nhóm DTTS thấp hơn 45% so với nhóm đa số.
Gần 400 đại biểu dự Diên đan phát triển Dân tôc thiêu sô ngày 20/8 tại TP Tam Kỳ
Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đồng bào DTTS và đồng bào đa số, trong giai đoạn tới cần có những chính sách, chương trình, định hướng tiếp cận mới. Một trong số đó là hướng tiếp cận sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung vào sản phẩm của đồng bào DTTS đặc biệt là nhóm các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
LSNG là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, chiếm khoảng 50% tổng sinh khối của rừng nhiệt đới. LSNG có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng DTTS. Trong số các LSNG, có rất nhiều các sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị dinh dưỡng dồi dào, giá trị dược liệu lớn.
Điển hình như cây Hà Thủ Ô, Tục Đoan ở vùng núi cao phía Bắc; cây Đinh Lăng, cây Ba Kích ở vùng trung du miền núi Bắc Bộ; cây Hương Nhu trắng, sâm Ngọc Linh ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; cây Trinh nữ Hoàng Cung, Sa Nhân tím ở vùng Tây Nam Bộ.
Cây sâm Ngọc Linh là một trong những LSNG điển hình với giá trị kinh tế cao. Ngày 12/9/2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án "Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam" đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên đến trên 9.000 tỷ đồng. Tháng 6/2017, sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia. Có thể nói LSNG là một nguồn tài nguyên tái sinh vô cùng quý giá của cộng đồng DTTS nói riêng và của cả nước nói chung. LSNG tại Việt Nam đã bước đầu được quan tâm và chú trọng.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá cao Ủy ban Dân tộc cùng với UBND tỉnh Quảng Nam, WB, Cơ quan thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức sự kiện này.
Theo Phó Thủ tướng, đến nay tuy còn những tồn tại, hạn chế nhưng chúng ta cũng vui mừng với những kết quả đạt được, trong đó đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi không ngừng được cải thiện với một diện mạo mới.
"Diễn đàn Phát triển Dân tộc thiểu số 2018 lựa chọn chủ đề "Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS" thể hiện quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi và miền xuôi, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi", Phó Thủ tướng phát biểu.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Nam cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp thu và cụ thể hóa trong các đề xuất, quản lý và triển khai thực hiện chính sách của mình trong thời gian tới.
Thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của WB, Chương trình UN-REDD, cộng đồng quốc tế, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và cho sự phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại Việt Nam nói riêng.
C.Bính
Theo Dantri
Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến: 6 nhóm giải pháp giảm nghèo vùng DTTS Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, Đỗ Văn Chiến cho rằng cần tích hợp các chính sách vùng DTTS để thành chương trình mục tiêu Quốc gia. Chương trình này sẽ tập trung đầu tư nguồn lực, có mục tiêu rõ ràng, được giám sát chặt chẽ, với tiêu chí đánh giá cụ thể để giải quyết những khó khăn, bất...