Tôn trọng quyền tự chủ
Chủ đề về tuyển sinh ĐH, CĐ tuy không mới nhưng là vấn đề thời sự luôn được dư luận quan tâm. Ở đó, câu chuyện về “đầu vào, đầu ra” được nhắc đến nhiều hơn cả.
Ảnh minh họa.
Vẫn câu chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, thế nhưng, mỗi mùa tuyển sinh lại “lùm xùm” các ý kiến bàn luận về vấn đề “mở đầu vào, siết đầu ra”. Không bàn đến chuyện đúng – sai, nhưng nếu nhìn theo hướng hội nhập thì việc mở rộng đầu vào và tập trung “lọc” trong quá trình đào tạo, kiểm định chất lượng và “siết chặt” chuẩn đầu ra đang là xu thế của nhiều trường ĐH uy tín trên thế giới.
Ngay như Trung Quốc, các trường ĐH đang quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn đầu ra. Nghĩa là, để tốt nghiệp và được nhận bằng, sinh viên phải đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu về tín chỉ trong quá trình đào tạo. Hay như ở Đức, để đỗ vào ĐH không phải là chuyện khó, nếu không muốn nói là đơn giản. Tuy nhiên, để tốt nghiệp và nhận tấm bằng ĐH thì sinh viên phải thực sự nỗ lực trong học tập và phải đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra.
Trở lại câu chuyện ban đầu, ai cũng biết, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực. Điểm nhấn của luật này là cơ chế tự chủ ĐH; trong đó có tự chủ về tuyển sinh. Điều này được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ. Khi đã trao quyền tự chủ cho các trường ĐH, đồng nghĩa với việc các trường có quyền xác định phương thức tuyển sinh cho mình. Cơ hội song hành cùng thách thức, vì thế khi đã bước vào cuộc đua, đồng nghĩa với việc các trường sẽ tự quyết định vận mệnh của mình.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Suy cho cùng, việc “mở đầu vào, siết chặt ở đầu ra” hay “siết đầu vào, rào đầu ra” đều thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, các trường sẽ có trách nhiệm giải trình với người học, với xã hội, trên hết là uy tín, là thương hiệu và là sự tồn tại để phát triển hay tự đào thải chính mình trong hệ thống.
Tạo cơ hội cho thí sinh được tiếp cận với giáo dục ĐH, rộng hơn là để người học được học ĐH là xu hướng tuyển sinh chung. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là tôn trọng quyền tự chủ của các trường. Vì thế, dù là hình thức tuyển sinh nào đi chăng nữa thì nhà trường vẫn phải trách nhiệm trước xã hội và xã hội cũng như thị trường lao động luôn giám sát, đánh giá công bằng sản phẩm đầu ra của các cơ sở đào tạo.
Hơn nữa, tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì thì làm. Nếu bản thân các trường cố tình tuyển không đúng, hoặc tuyển chất lượng quá thấp so với yêu cầu của ngành nghề đào tạo, thì sản phẩm đầu ra sẽ không đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Và đương nhiên, uy tín thương hiệu của nhà trường sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, liệu các trường còn cơ hội để bàn chuyện “đầu ra, đầu vào” hay không? “Bóc ngắn, cắn dài”, “vơ vét” cho đủ chỉ tiêu có thể “cứu” các cơ sở giáo dục ĐH trong trước mắt, nhưng về lâu dài, hậu quả ra sao, không riêng các trường mà cả xã hội đều nhận thấy. Bởi việc tuyển sinh chắc chắn sẽ gặp khó khăn, thậm chí là dừng hẳn.
Về mặt pháp lý, nếu cơ sở giáo dục đại học nào vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử lý theo hướng trừ chỉ tiêu năm sau, xử phạt hành chính, không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm tiếp theo. Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, Bộ sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh của các trường và các bên liên quan tham gia công tác tuyển sinh theo các quy định hiện hành, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Thí sinh đã nhập học không được điều chỉnh nguyện vọng
Thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất. Vậy nếu đã xác nhận nhập học, thí sinh có được tham gia xét tuyển ở các trường khác không?
Ngày 19/9, thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến kéo dài từ ngày 19 - 25/9. Hình thức điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến chỉ áp dụng đối với thí sinh không điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và không tăng thêm nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Thời gian để thí sinh điều chỉnh bằng phiếu kéo dài từ ngày 19 - 27/9. Hình thức điều chỉnh bằng phiếu áp dụng cho tất cả các thí sinh muốn điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh điều chỉnh khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và thí sinh muốn tăng thêm nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
Nếu đã xác nhận nhập học, thí sinh không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Chỉ điều chỉnh nguyện vọng một lần
Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT lưu ý, thí sinh cần kiểm tra kỹ thông tin điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển như thông tin về ngành, tổ hợp, thứ tự nguyện vọng, trường đăng ký xét tuyển. Lý do là bởi, các năm trước, có một số thí sinh điều chỉnh nhầm mã đơn vị xét tuyển, phổ biến là nhầm sang phân hiệu của cùng trường.
Đặc biệt, thí sinh lưu ý chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần duy nhất, bằng một trong hai hình thức trực tuyến hoặc bằng phiếu.
Thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
"Do đó, thí sinh không thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu đã xét tuyển, trúng tuyển và xác nhận nhập học. Việc xác nhận nhập học bao gồm nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi cho trường đại học, sau đó trường nhập thông tin thí sinh lên hệ thống", Bộ GD-ĐT cho biết.
Để thực hiện điều chỉnh, thí sinh truy cập vào trang: http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn . Mật khẩu đăng nhập hệ thống của thí sinh là mật khẩu được cấp khi đăng ký dự thi.
Nếu đã thay đổi mật khẩu sau khi được cấp, các em dùng mật khẩu đã thay đổi. Nếu quên mật khẩu, thí sinh cần đến điểm tiếp nhận để xin cấp lại. Thí sinh chịu trách nhiệm bảo mật tài khoản và mật khẩu đăng nhập hệ thống của mình.
Sau khi kết thúc điều chỉnh, thí sinh cần thoát khỏi hệ thống, đăng nhập lại và kiểm tra kết quả đã điều chỉnh. Vào trang thông tin nguyện vọng, thí sinh thực hiện in danh sách nguyện vọng sau khi điều chỉnh và lưu lại.
Một số trường hợp cần lưu ý
Thí sinh cũng cần lưu ý một số trường hợp sau đây:
Thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sang các tổ hợp xét tuyển có môn năng khiếu, phải đến trường đăng ký xét tuyển để nộp điểm thi năng khiếu. Khi đó, nguyện vọng xét tuyển mới hợp lệ.
Với riêng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành thuộc khối ngành công an, quân đội và đã đạt kết quả sơ tuyển, phải sắp xếp đây là nguyện vọng đăng ký xét tuyển đầu tiên (nguyện vọng số 1) thì nguyện vọng này mới được xét tuyển.
Thí sinh phát hiện khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên không đúng, cần đến điểm tiếp nhận và đề nghị được điều chỉnh bằng phiếu.
Thí sinh có phúc khảo, nên thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo hoặc cuối đợt điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển .
Ngành cần nhân lực nhưng không có người học Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị tuyển dụng đang cần nhân lực có tay nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp nhưng không có người để tuyển. Ít thí sinh vào trường nghề sẽ làm mất cân bằng thị trường lao động trong tương lai - ẢNH: MỸ QUYÊN Nhiều ngành không mở được lớp Thạc sĩ Nguyễn Tấn Thắng, Trưởng...