Tôn trọng lựa chọn của học sinh khi xếp lớp theo Chương trình mới
Dù chưa có hướng dẫn chính thức từ Bộ GD&ĐT và các sở về xây dựng phương án lựa chọn môn học khi môn Lịch sử trở thành môn bắt buộc, các trường THPT đã chủ động điều chỉnh kế hoạch xếp lớp đối với khối 10.
Các môn học theo Chương trình GDPT mới được sắp xếp phù hợp với nguyện vọng của học sinh. Ảnh minh họa
Học sinh Đà Nẵng tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2022.
Trường THPT Thái Phiên họp phụ huynh khối lớp 10 năm học 2022 – 2023 để giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tư vấn, hướng dẫn chọn nhóm môn lựa chọn.
Theo ghi nhận, không có vướng mắc, khó khăn gì khi điều chỉnh, cả về khâu tổ chức cũng như nguồn lực giáo viên.
Video đang HOT
Giảm số môn lựa chọn
Theo phương án triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10, năm học 2022 – 2023, Trường THPT Phan Châu Trinh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) có 31 lớp 10. Trong số này, nhóm Khoa học tự nhiên có 17 lớp. Trong số 17 lớp thuộc nhóm Khoa học tự nhiên, sẽ có 2 nhóm nhỏ có môn lựa chọn là Lịch sử. 14 lớp thuộc nhóm Khoa học xã hội đều có môn Lịch sử trong số các môn học lựa chọn.
Thầy Nguyễn Quang Hưng – Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh – cho biết: Dù chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nhưng nhà trường vẫn chủ động xây dựng phương án dự phòng để tránh bị động. Cụ thể, nhóm môn lựa chọn chỉ còn 4 môn thay vì 5 môn như trước đây. Đối với những lớp theo nhóm Khoa học tự nhiên, giảm một môn trong nhóm môn Khoa học xã hội (Địa lý hoặc Công nghệ). Như vậy, chỉ thay đổi ở các lớp có nhóm môn tự nhiên, lớp khác không có xáo trộn nhiều.
Học sinh Đà Nẵng tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm 2022.
Đây cũng là cách mà Trường THPT Thái Phiên (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) sẽ tiến hành điều chỉnh trên cơ sở phương án đã tổ chức cho học sinh trúng tuyển lớp 10 đăng ký xếp lớp. Thầy Nguyễn Cửu Huy, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay: “Theo kế hoạch trước đó, nhà trường có 6 nhóm tổ hợp môn học lựa chọn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Khi môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc, phương án tổ chức cho học sinh đăng ký nhóm môn lựa chọn có điều chỉnh nhỏ về mặt kỹ thuật”.
Cụ thể, với học sinh có nguyện vọng vào nhóm Khoa học tự nhiên 2 sẽ thay môn Địa lý bằng Lịch sử, Khoa học tự nhiên thay Kinh tế giáo dục pháp luật bằng môn Lịch sử. Các môn còn lại giữ nguyên. Riêng học sinh theo học nhóm Khoa học xã hội sẽ tăng số lượng tiết học của chuyên đề học tập môn Lịch sử lên.
Còn theo thầy Phạm Tấn Ngọc Thụy, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Sơn Trà), nhà trường vẫn tiến hành cho học sinh đăng ký lựa chọn nhóm môn tự chọn. Có 5 lớp trong tổng số 12 lớp của khối lớp 10 phải điều chỉnh. Theo đó, với các lớp theo nhóm Khoa học tự nhiên mà chưa có môn Lịch sử, nhà trường rút bớt một môn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội hoặc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật. Theo phương án trước đó, với 2 lớp thuộc nhóm Khoa học tự nhiên mà nhóm môn lựa chọn có môn Hóa – Sinh thì Lịch sử đã nằm trong gói các môn học.
Trường THPT Thái Phiên họp phụ huynh khối lớp 10 năm học 2022 – 2023 để giới thiệu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tư vấn, hướng dẫn chọn nhóm môn lựa chọn.
Ưu tiên nguyện vọng của học sinh
Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) tạm dừng công tác tư vấn cho học sinh – phụ huynh để xây dựng lại phương án nhóm môn lựa chọn khi Lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Thầy Phạm Thạch Sinh – Hiệu trưởng nhà trường – thông tin: “Theo số liệu đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học của những năm gần đây, học sinh của trường có xu hướng thiên về nhóm Khoa học tự nhiên, với tỷ lệ 6/4. Cùng với thực tế cơ sở vật chất và tình hình đội ngũ thì đây là những căn cứ để trường xây dựng phương án tổ chức nhóm môn lựa chọn”.
Tuy nhiên, thầy Sinh vẫn băn khoăn khi nhóm môn lựa chọn chỉ còn 4 môn thay vì 5 môn như trước đây, việc yêu cầu học sinh phải lựa chọn ít nhất 1 môn trong 3 nhóm lựa chọn có thay đổi hay không?
Trường THPT Phan Châu Trinh chỉ xây dựng “combo” nhóm môn lựa chọn kèm theo chuyên đề học tập để học sinh và phụ huynh lựa chọn chứ không khống chế bao nhiêu lớp cho từng combo. “Số lớp sẽ tùy thuộc vào đăng ký của học sinh. Nếu khống chế sẽ không trao cho các em quyền lựa chọn trong khi đây là tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 10. Trường có lợi thế là đông lớp nên phương án tổ chức thuận lợi” – thầy Nguyễn Quang Hưng chia sẻ.
Ưu tiên tối đa nguyện vọng của học sinh là phương châm của Trường THPT Bình Sơn. “Nếu dữ liệu nguyện vọng chọn nhóm môn tự chọn trên thực tế của học sinh trùng hợp với những phương án mà nhà trường chủ động xây dựng là lý tưởng nhất. Tuy nhiên, sẽ có tình huống một số môn lựa chọn có số học sinh theo học vượt quá với dự đoán của nhà trường. Trong trường hợp đội ngũ giáo viên vẫn bảo đảm, chúng tôi sẽ điều chỉnh phương án xếp lớp theo nguyện vọng của học sinh. Nếu tình huống chọn môn tự chọn của học sinh lại dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên ở một vài môn học thì nhà trường vẫn chấp nhận” – thầy Phạm Thạch Sinh quả quyết.
Thầy Nguyễn Cửu Huy – Hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên (Đà Nẵng) – cho biết: “Nhà trường không gặp khó khăn gì trong sắp xếp đội ngũ khi môn Lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Vốn dĩ đây là môn học mà lớp nào cũng phải học ở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Biên chế lớp của các trường không có thay đổi gì nhiều nên năm học này không có sự biến động về đội ngũ đối với môn Lịch sử. Nếu có thiếu giáo viên thì đó là câu chuyện của những năm sắp tới. Các trường sẽ phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu giáo viên để ngành Giáo dục và Nội vụ làm căn cứ tuyển dụng, bổ sung kịp thời”.
Từ năm 2025, Bộ GD&ĐT sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, từ năm 2025, học sinh sẽ học và thi theo chương trình mới, cách thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn mới.
"Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 nghiêm túc, thành công, đúng mục tiêu đặt ra", ông Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đánh giá và cho biết, về cơ bản công tác thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và 2024 sẽ được giữ ổn định.
Bắt đầu từ năm 2025, học sinh sẽ học và thi theo chương trình mới, cách thi tốt nghiệp THPT hoàn toàn mới.
Theo ông Phong, đề thi năm nay đáp ứng mục tiêu vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và vừa cung cấp dữ liệu cho các trường tuyển sinh.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2022.
Sau khi kết thúc khâu coi thi, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện tốt khâu chấm thi, đối sánh dữ liệu điểm thi, công bố kết quả thi, phúc khảo bài thi, xét công nghiệp tốt nghiệp THPT cho thí sinh và tuyển sinh đại học.
Ông đề nghị các địa phương thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi tự luận, chấm thi trắc nghiệm và phúc khảo bài thi bảo đảm đúng quy chế, có camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ.
Đánh giá về kỳ thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, bước đầu công tác coi thi, tổ chức đạt hiệu quả, tạo ấn tượng tốt với phụ huynh, thí sinh và sự đồng thuận của xã hội. Thí sinh phấn khởi sau khi hoàn thành bài thi. Có thể nói, kỳ thi đã đáp ứng được mục tiêu: an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, đúng quy chế.
Thứ trưởng cũng ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong tổ chức, nhất là khâu lựa chọn nhân sự tham gia làm nhiệm vụ kỳ thi. Điều này cho thấy, việc lựa chọn nhân sự đúng người, đúng việc. Không cán bộ nào vi phạm quy chế thi.
Triển khai tốt Chương trình mới: Yếu tố nhân lực có vai trò quyết định Sau một năm triển khai chương trình SGK mới với lớp 1, 2, 6 thì nhiều trường phổ thông tại Hà Nội đã có cho mình những kinh nghiệm quý báu. Trong đó, vấn đề chuẩn bị đội ngũ là yếu tố vô cùng quan trọng. Hiện tại, các em học sinh lớp 1, lớp 2 đang học SGK mới theo Chương trình...