Tốn tiền triệu đầu năm học
Để tránh tình trạng dồn cục, nhiều trường xé lẻ các khoản thu thành nhiều đợt, như tiền đồng phục, học tiếng Anh liên kết, ủng hộ quỹ nhân đạo.
Sau lễ khai giảng vài ngày, hôm 9/9, một phụ huynh – cũng là một ca sĩ tại Hà Nội – bức xúc lên tiếng về việc giáo viên của con mình yêu cầu học sinh ghi các khoản thu vào vở, sau đó về đưa phụ huynh để nộp tiền cho cô. “Khai giảng được 4 hôm mà 3 lần đóng tiền, toàn tiền triệu”, phụ huynh này cho biết.
Đồng phục còn mới vẫn phải mua
Trước đó, một diễn đàn dành cho giáo viên đã xuất hiện tờ thông báo về các khoản thu đầu năm của học sinh được ghi là của trường THCS Minh Tân (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng). Tờ thông báo liệt kê các khoản thu đầu năm, gồm tiền kỹ năng sống, vở viết, vở bài tập, đồng phục… Khoản thu nhiều nhất là tiền học thêm (hơn 3 triệu đồng) và tổng số tiền lên tới 9,188 triệu đồng.
Nói về các khoản thu tiền triệu đầu năm này, một phụ huynh có con đang học lớp 9 trường THCS Minh Tân cho hay tại cuộc họp phụ huynh ngày 27/8, thầy chủ nhiệm lớp đã thông báo các khoản thu năm học 2017-2018 với số tiền hơn 9 triệu đồng, gồm khoảng 20 mục, từ đồng phục, sách vở, học thêm, học thêm nhóm, sửa chữa cơ sở vật chất…
Sau khi nghe thầy giáo thông báo, một số phụ huynh đã đứng lên hỏi về học thêm, học nhóm, đồng phục, quỹ lớp, quỹ trường.
Nhiều khoản phí đang chờ phụ huynh đóng góp ngay từ đầu năm học. Ảnh: Hoàng Triều/Người Lao Động.
Một phụ huynh gay gắt: “Tại sao năm nào cũng mua đồng phục, giá tiền lại lớn (750.000 đồng/bộ) rất tốn kém, trong khi đồng phục cũ vẫn dùng được?”.
Câu trả lời của thầy chủ nhiệm là đồng phục này nhà trường đã đặt xong, nếu phụ huynh không mua nữa sẽ gây khó cho nhà trường!
Sau khi có ý kiến của các phụ huynh, lãnh đạo huyện Thủy Nguyên đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vào cuộc làm rõ. Theo ông Nguyễn Ngọc Hương, Phó chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên, qua kiểm tra, huyện phát hiện trường có nhiều khoản thu trái quy định, như tiền học thêm, tiền kỹ năng sống…
Tuy phiếu thu này không phải do nhà trường phát hành, huyện đã xác định được tới 18 khoản trùng khớp với các khoản trong tờ phiếu nêu nêu, trong đó nhiều khoản chưa được sự thống nhất từ hội cha mẹ học sinh và cũng chưa được cơ quan chức năng cho phép triển khai.
Video đang HOT
Theo ông Hương, huyện sẽ họp bàn, thống nhất lại các khoản thu để làm sao giảm gánh nặng cho phụ huynh học sinh trên địa bàn. Trước mắt, huyện sẽ tập trung xem xét và đưa ra hình thức kỷ luật đối với hiệu trưởng Trường THCS Minh Tân.
Phải trả lại tiền nếu thu trái quy định
Để siết chặt nạn lạm thu đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố 30 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh của phụ huynh và xã hội. Sở GD&ĐT Hà Nội còn công bố số điện thoại đường dây nóng của sở là 0902.139764.
Trước đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã có hướng dẫn công tác thu chi trong các trường công lập năm học 2017-2018. Theo quy định của sở, thủ trưởng các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý về các khoản thu – chi sai quy định hay để xảy ra tiêu cực trong thu hoặc ép buộc học sinh may (mua) đồng phục trái quy định.
Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định các trường phải trả lại tiền cho học sinh và phụ huynh nếu thu sai quy định. Với các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, thu theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp của phụ huynh.
Trong khi đó, ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của học sinh hoặc gia đình các em các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện hoặc không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện, như bảo vệ nhà trường, trông coi phương tiện học sinh, vệ sinh trường lớp, khen thưởng giáo viên, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học…
Nhiều địa phương khác cũng đã ban hành văn bản siết chặt việc thu – chi đầu năm học.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, yêu cầu các địa phương, đơn vị tuyệt đối không được thu tiền đóng góp của phụ huynh để phục vụ chi thường xuyên mà ngân sách nhà nước đã bố trí, như: Chi hỗ trợ hoạt động giáo dục, điện sáng, nước sinh hoạt, khen thưởng, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, tiền bảo vệ trường…
Không được thu tiền làm vệ sinh lớp đối với học sinh THCS, THPT; không thu tiền tổ chức may đồng phục và tiền sách, vở, đồ dùng học tập…
Theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, việc dạy thêm, học thêm ở THCS, THPT tối đa không quá 17.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp dưới 30 học sinh; tối đa không quá 15.000 đồng/buổi/học sinh đối với lớp 30-45 học sinh.
Với các khoản thu phục vụ học sinh như tiền bán trú, trông trẻ ngoài giờ…, nhà trường phải căn cứ tình hình thực tế, nhu cầu của cha mẹ học sinh, xây dựng dự toán chi tiết các khoản chi, thu theo nguyên tắc đủ chi và báo cáo phòng GD&ĐT thẩm định…
Theo Yến Anh / Người Lao Động
Lạm thu đầu năm, gánh nặng từ cái tặc lưỡi
Đầu năm học, các địa phương lại xôn xao về tình trạng lạm thu của trường, cơ sở giáo dục. Gánh nặng đóng góp đầu năm đã thành nỗi lo lắng thường trực của phụ huynh.
Chị L.T.Ng. (trú thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) có con gái học tiểu học. Vào đầu năm học 2016-2017, chị được nhà trường thông báo phải nộp số tiền xấp xỉ 3 triệu đồng, với rất nhiều mục, trong đó nặng nhất là "xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất". Năm nay, số tiền chắc cũng tương tự.
Oằn lưng người nghèo
Chị Ng. ở nhà làm thợ may, thu nhập chỉ được khoảng 100.000 đồng cho một ngày làm việc cật lực, chồng làm thợ sắt, thu nhập bữa đực bữa cái. Công việc như vậy, chật vật lắm mới lo chi tiêu hàng ngày.
Cả nhà, ai cũng gầy gò, cháu bé có biểu hiện suy dinh dưỡng. Tiền triệu, với chị, là rất lớn. "Tôi phải đi vay, chứ trong nhà không còn tiền dư", chị nói.
Chị Ng. không biết nhà trường thu các khoản tiền đó để làm những hạng mục gì cụ thể, và cũng không biết là có quyền từ chối, hoặc có thể đóng ít hơn khoản tiền "xã hội hóa" này so với mức nhà trường đề nghị.
"Cô thông báo thế thì em nộp, chứ có ý kiến này nọ sợ con em bị nhà trường để ý, rồi tội nó", chị Ng. thành thật.
Cũng vì lý do đó, chị Ng. từ chối nhờ báo chí can thiệp, để giảm bớt mức đóng góp.
Đây chính là "điểm yếu chết người", các trường triệt để lợi dụng, tìm cách thu càng nhiều càng tốt từ phụ huynh.
Năm 2016, phụ huynh trường mầm non Hưng Thắng (Hưng Nguyên, Nghệ An) từng cho con nghỉ học để phản đối Hiệu trưởng lạm thu.
Mặc dù, cơ quan quản lý các cấp, từ Bộ GD&ĐT cho đến Sở, Phòng GD, đã có nhiều văn bản quy định cụ thể về các khoản thu, nhưng các trường luôn tìm cách "lách luật".
"Chiêu" phổ biến nhất là "xã hội hóa", về nguyên tắc là vận động phụ huynh, nhưng lại đặt họ vào cái thế "không nộp không xong".
Nhiều trường lại tìm cách "làm kinh tế" bằng cách bán SGK, bán vở, đồng phục cho học sinh...
Nhiều khoản "xã hội hóa" lại được giao cho hội cha mẹ học sinh trực tiếp triển khai.
Phụ huynh, dù biết đang bị "móc túi", nhưng cũng đành tặc lưỡi vì thương con, nể thầy cô. Vào đầu mỗi năm học, phụ huynh phải tích góp, hoặc vay mượn vài triệu đồng để lo "chi phí nhập học" cho con.
Khổ nhất là các gia đình nông dân, hoàn cảnh khó khăn, đông con. Có không ít gia đình, tiền đóng học cho con đầu năm, nếu bán sạch lúa trong nhà, cũng không đủ. Rồi đành phải cật lực làm việc, tiết kiệm, chắt bóp chi tiêu. Cái nghèo, cái khổ, cứ thế dai dẳng, đeo bám.
Làm gì để giảm lạm thu?
Lạm thu, nghĩa là thu quá mức, có tính ép buộc, gian dối với mục đích trục lợi. Còn việc huy động đóng góp của phụ huynh trên cơ sở tự nguyện để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục thì cần được khuyến khích. Biểu hiện của lạm thu không nằm ở số tiền, mức thu, mà ở tính chất mập mờ, ép buộc, lợi dụng.
Để chống lạm thu, trước hết, cần công khai, minh bạch. Việc này tưởng "đơn giản, gọn nhẹ" mà hóa ra rất khó. Các các khoản thu chi đầu năm, để phụ huynh giám sát.
Ngay cả mảnh giấy ghi các khoản thu, nhiều trường cũng không phát cho phụ huynh. Giáo viên hoặc hội trưởng phụ huynh ghi các khoản thu lên bảng, nói sơ qua rồi xóa. Phụ huynh nhiều người chỉ biết được số tổng, để đóng.
Hầu như các trường thu tiền đều không có biên lai. Tiền thu được dùng làm gì, phụ huynh cũng không được biết. Nếu công khai minh bạch, cụ thể, chi tiết các khoản, thì lạm thu sẽ khó tồn tại.
Thứ hai, cần xử lý nghiêm minh những hiệu trưởng lạm thu. Hiệu trưởng sợ nhất là kỷ luật cách chức, đồng nghĩa với việc họ không có cơ hội trục lợi. Vì vậy, nếu ngành giáo dục có quy định cách chức hiệu trưởng lạm thu, sẽ hạn chế được hiện tượng này.
Hiện nay, việc kỷ luật các hiệu trưởng lạm thu thường ở mức chiếu lệ, thậm chí có xu hướng bao che. Bởi đã thành quy luật, các hiệu trưởng này có tiền và sẵn sàng chi để lo lót, quan hệ. Nhiều người vi phạm song vẫn được điều đi trường khác làm hiệu trưởng như tại Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Về bản chất, lạm thu đồng nghĩa với lạm quyền, tham nhũng; và rất phản cảm trong môi trường giáo dục. Thiết nghĩ, cần nhận diện đúng bản chất hiện tượng này và quyết liệt ngăn chặn; đừng để nó lây lan, làm hao mòn sức dân và suy giảm niềm tin của dân vào giáo dục. Việc ngăn chặn lạm thu, cũng không phải quá khó, vấn đề nằm ở quyết tâm của nhà quản lý giáo dục.
Theo Zing
Thanh Hóa công bố đường dây nóng phản ánh về lạm thu Sở GD&ĐT Thanh Hóa vừa công bố số điện thoại đường dây nóng tại các đơn vị trực thuộc để tiếp nhận phản ánh về dạy, học thêm và lạm thu. Sở GD&ĐT Thanh Hóa vừa công bố số điện thoại đường dây nóng của tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh để tiếp nhận thông tin phản...