Tổn thương nặng, Đức vẫn không buông tha Nga?
Mặc dù Đức đang là nước phải hứng chịu tổn thất nặng nề nhất từ chính những đòn trừng phạt mà họ cùng đồng minh tung ra đối với Nga và cả do đòn trả đũa của Nga nhưng có vẻ như Berlin vẫn sẵn sàng ra tay thêm nữa với Moscow.
Hơn một nửa doanh nghiệp Đức đang bị tổn thương bởi các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga và các biện pháp trả đũa từ Nga, Chủ tịch Phòng Thương mại Nga-Đức – ông Michael Harms hôm qua (9/12) đã cho biết như vậy tại một diễn đàn năng lượng.
Trong khi đó, có đến 3/4 đại diện doanh nghiệp Đức xem Nga là một thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn, ông Harms cho hay.
“Tuy nhiên, có đến 60% doanh nghiệp đang phải hứng chịu tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) nhằm vào Nga cũng như các biện pháp trả đũa của Nga. Đây là một điều tồi tệ đối với sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa chúng ta”, vị quan chức kinh doanh người Đức phát biểu.
Ngoài ra, 72% doanh nghiệp Đức nói rằng các biện pháp trừng phạt Nga “không hiệu quả về mặt chính trị”, ông Harms nói thêm.
Theo lời Chủ tịch Phòng Thương mại Nga-Đức, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Đức cần phải được cài đặt lại. Ông Harms ca ngợi ý tưởng của giới lãnh đạo Nga trong việc thiết lập một vùng thương mại tự do từ Lisbon đến cảng Vladivostok ở Thái Bình Dương của Nga.
Video đang HOT
“Có lẽ, vào thời điểm này, chủ đề đó dường như không được quan tâm lắm do tình hình chính trị hiện tại, nhưng đây rõ ràng là một kế hoạch đúng đắn trước những thách thức của thời đại. Nếu chúng ta có thể tạo ra được một vùng thương mại tự do như thế một không gian kinh tế chung giữa Liên minh Kinh tế Âu-Á và Liên minh Châu Âu, thì điều đó sẽ tạo ra động lực to lớn cho sự hội nhập kinh tế chung của chúng ta”, ông Harms nhấn mạnh.
Đức được đánh giá sẽ là nước phải chịu tổn thương nhiều nhất từ những đòn trừng phạt được tung ra qua lại giữa Nga với Mỹ và Liên minh Châu Âu bởi giữa Đức và Nga có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về kinh tế. Giá trị thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 76 tỉ euro năm 2013. Ngoài ra, có khoảng 6.000 công ty Đức và hơn 300.000 công việc ở Đức đang phụ thuộc vào các đối tác Nga với tổng đầu tư lên tới 20 tỉ euro. Đức hiện tại cũng là nhà xuất khẩu sang Nga lớn nhất trong Liên minh Châu Âu (EU). Nhiều tập đoàn lớn hàng đầu của Đức như Volkswagen, BMW, MAN… đều đang có chi nhánh tại Nga và có kế hoạch đầu tư lớn vào thị trường Nga.
Đánh giá trên hoàn toàn chính xác. Các cuộc điều tra cho thấy, khu vực sản xuất của Đức đã sụt giảm thê thảm, xuống mức thấp nhất kể từ hồi tháng 6 năm 2013 vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Những con số đánh giá ngành sản xuất của Đức đã sụt giảm mạnh vào tháng 9 vừa rồi, xuống mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua.
Bất chấp thực tế về việc các doanh nghiệp Đức đã “lãnh đủ” trong cuộc chiến trừng phạt giữa Nga và phương Tây cũng như bất chấp việc các doanh nghiệp Đức vẫn thèm khát thị trường Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày hôm qua vẫn cứng rắn tuyên bố, bà không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga.
“Các biện pháp trừng phạt thêm nữa sẽ được áp dụng nếu điều đó là không thể tránh khỏi”, bà Merkel cho biết. Nữ Thủ tướng quyền lực của nước Đức nhấn mạnh, bà không có ý định giảm áp lực đối với Nga trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính trị đang tiếp diễn ở Ukraine.
Nga lần đầu bày tỏ lo ngại về Thủ tướng Đức
Nga hôm qua cho biết, nước này thực sự quan ngại với cách ứng xử của giới lãnh đạo Đức đồng thời cảnh báo Châu Âu sẽ phải “hứng chịu đủ” nếu Berlin ngừng đóng vai trò mang tính xây dựng trong mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây.
Dưới thời Thủ tướng Đức Angela Merkel, Berlin đã đóng vai trò dẫn đầu trong việc thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia hợp tác với phương Tây trong suốt quá trình diễn ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine nhưng trong mấy tuần trở lại đây, bà Merkel đã tăng cường chĩa mũi dùi chỉ trích nhằm vào Moscow.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua đã phát đi thông điệp rằng, các nước đừng tìm cách dạy dỗ Moscow và rằng sự kiên nhẫn của Nga sắp hết.
“Chúng tôi không thể không bày tỏ quan ngại về những gì mà các đồng nghiệp Đức đang làm”, ông Lavrov cho biết tại một cuộc họp báo sau các cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders.
“Đức vốn có truyền thống đóng vai trò mang tính xây dựng liên quan đến mối quan hệ giữa EU với Nga cũng như phương Tây nói chung với Nga. Nếu Đức quyết định tiến tới việc chỉ ra lệnh thì Châu Âu chẳng được lợi gì và Đức cũng vậy”, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nhấn mạnh.
Đức với Nga trước đây vốn là những người bạn thân thiết hàng đầu Châu Âu. Quan hệ giữa hai nước không chỉ dựa trên tình cảm gắn bó về mặt lịch sử, địa lý mà còn dựa trên lợi ích kinh tế to lớn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ta chứng kiến quan hệ giữa hai người bạn thân Nga và Đức sứt mẻ chưa từng thấy. Tất cả đều xuất phát từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo NTD
Đức ngưng điều tra vụ Mỹ nghe lén Thủ tướng Merkel
Berlin sẽ ngưng điều tra vụ bê bối Mỹ nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel vì thiếu bằng chứng, AFP dẫn nguồn tin từ tạp chí Focus của Đức.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Đức bà Angela Merkel - Ảnh: AFP
Focus hôm 22.11 cho biết sau 6 tháng điều tra, các chuyên gia của Đức đến nay vẫn không tìm thấy bất kỳ một bằng chứng vững chắc nào về vụ án và đề nghị dừng cuộc điều tra. Một nguồn tin thân cận từ cơ quan tư pháp Đức cho biết các công tố viên liên bang nhiều khả năng sẽ đồng ý đề nghị này và chấm dứt cuộc điều tra.
Theo AFP, vụ án bắt đầu từ tháng 6 sau khi rộ lên các cáo buộc về hoạt động gián điệp của các cơ quan tình báo nước ngoài tại Đức.
Cựu tình báo viên Edward Snowden của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã tiết lộ rằng NSA thường xuyên nghe lén điện thoại và theo dõi giao tiếp trên internet của nhiều công dân Đức. Điều này đã khiến các nước châu Âu nổi giận.
Quan hệ giữa Mỹ và Đức trở nên căng thẳng vào tháng 10.2013 khi xuất hiện các cáo buộc cho rằng NSA đã theo dõi điện thoại cá nhân của Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2002. Đức sau đó muốn Mỹ ký thỏa thuận sẽ không tiến hành các hoạt động gián điệp nhắm vào đối phương nhưng Washington đã từ chối.
Trước sức ép từ vụ bê bối tình báo với Đức và phản ứng từ châu Âu, bộ phận CIA của Mỹ ở châu Âu đã tạm ngừng các chiến dịch tình báo ở Tây Âu trong hai tháng.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Thủ tướng Đức "lên bar" trước khi tham dự hội nghị G20 Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tự thưởng cho mình giây phút thư giãn trong một quán bar trước khi tham dự hội nghị G20 tại Brisbane, Úc. Bà đã chụp ảnh chung cùng các du khách và bắt tay với những người dân địa phương. Những người dân địa phương đã tỏ ra vô cùng phấn khích khi nhìn thấy Thủ tướng...