Tôn thêm nét đẹp kiến trúc cổ điển ở Hà Nội
Sau gần hai năm trùng tu tôn tạo, tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm tại số 49 phố Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được hoàn thiện và mở cửa đón du khách đến tham quan tìm hiểu.
Đây là công trình được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vẫn còn giữ nguyên được các giá trị kiến trúc.
Tòa biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi cũng là một trong những công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Pháp ở Việt Nam, với tổng diện tích gần 1000 m2, trong đó có 400 m2 mặt sàn, còn lại là thảm cỏ và lối đi. Căn biệt thự có hai tầng được sơn hai màu vàng và đỏ đậm đặc trưng.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ: “Điểm nhấn của căn biệt thự cổ này là hệ thống cửa sổ bằng kính, bên ngoài là cửa chớp bằng gỗ sơn màu xanh lá cây rất đặc trưng của lối kiến trúc Hà Nội xưa”.
Chị Đặng Thùy Dung, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Căn biệt thự cũng đã làm cho góc phố Trần Hưng Đạo, Hàng Bài nổi bật hẳn. Nếu như các biệt thự xuống cấp tiếp tục được sửa chữa nâng cấp thì rõ ràng là những tài sản quý giá được giữ gìn bảo quản, cho thế hệ tương lai có thể thừa hưởng những công trình kiến trúc có tính mỹ thuật cao”.
Điểm nhấn của căn biệt thự cổ này là hệ thống cửa sổ bằng kính, bên ngoài là cửa chớp bằng gỗ sơn màu xanh lá cây rất đặc trưng của lối kiến trúc Hà Nội xưa
Ông Emmanuel Cerise, Giám đốc cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam, kiến trúc sư trực tiếp tham gia quá trình trùng tu ngôi biệt thự này cho biết: “Trong ngôi biệt thự có căn phòng trưng bày những bức ảnh tái hiện toàn bộ quá trình thực hiện dự án trùng tu theo từng giai đoạn. Ở đây người xem dễ dàng hiểu được những bức ảnh chụp hiện trạng ngôi biệt thự khi bắt đầu được trùng tu, có nhiều hạng mục xuống cấp rất nghiêm trọng. Chúng tôi cố gắng giữ lại những yếu tố nguyên gốc, nhất là phần nền nhà với loại gạch lát nền đặc trưng”.
“Vì thời tiết ở Hà Nội mùa đông khá lạnh nên cần có lò sưởi. Trước mắt, chúng tôi sử dụng căn phòng này để trưng bày những bản đồ cổ về Hà Nội có khu vực liên quan đến ngôi nhà này. có thể thấy ngôi nhà đã được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1893 đến 1898. Chúng ta sẽ thấy có những chỗ chúng tôi phải trám xi măng vì gạch lát đã bị vỡ hoặc bị bóc đi từ trước. Chúng tôi không muốn làm những viên gạch giả mà chấp nhận trám bằng xi măng để chờ sau này nếu có điều kiện tìm lại được đúng loại gạch lát này”, ông Emmanuel Cerise cho biết thêm.
Video đang HOT
Dự án trùng tu công trình thực hiện theo đúng nguyên tắc bảo tồn di sản, gìn giữ tối đa yếu tố gốc của công trình.
Việc trùng tu cũng gặp nhiều khó khăn, do đây là biệt thự tư nhân nên không có tài liệu lưu trữ, ngoài một bức ảnh duy nhất chụp chủ nhà đứng trước biệt thự. Tuy nhiên, những người tham gia dự án trùng tu công trình này đã cố gắng nghiên cứu, phân tích và quyết định thực hiện theo đúng nguyên tắc bảo tồn di sản, gìn giữ tối đa yếu tố gốc của công trình.
Do hệ thống cầu thang cũ không còn, nên đơn vị trùng tu đã thay thế bằng cầu thang xoắn ốc được làm bằng thép và gỗ.
Cầu thang cũ đã thay thế bằng cầu thang xoắn ốc được làm bằng thép và gỗ
Ông Emmanuel Cerise – Giám đốc cơ quan hỗ trợ Hợp tác quốc tế Vùng Paris tại Việt Nam chia sẻ: “Đây là căn phòng quan trọng nhất. Chúng tôi đã biến không gian này thành một bảo tàng thu nhỏ về dự án trùng tu. Các bạn sẽ thấy ở đây có trưng bày các vật liệu gốc được tìm thấy trong công trình, giới thiệu cho công chúng các kỹ thuật xây dựng thời kỳ đó. đây là loại gạch lát được đưa từ Pháp sang, ở mặt sau có đầy đủ các thông tin về nhà máy sản xuất và địa phương nơi đặt nhà máy. Những viên gạch cỡ lớn này là loại gạch bạn thấy ở chân tường trong phòng này. Đây là loại gạch vồ đã được thu hồi khi người ta phá bỏ tường thành Hà Nội”.
Biệt thự cổ góp phần tôn thêm cảnh quan đô thị và là điểm nhấn ấn tượng của phố Trần Hưng Đạo, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan
Trong khuôn viên tòa biệt thự hiện đã được trồng nhiều cây xanh, tạo cảnh quan hài hòa phù hợp với công trình đẹp sau cải tạo. Việc trùng tu cải tạo công trình kiến trúc cổ điển, có tính đặc trưng của Hà Nội, không chỉ góp phần tôn thêm cảnh quan đô thị, mà còn là một điểm nhấn ấn tượng của phố Trần Hưng Đạo, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu.
Trường đại học trăm tuổi, có hội trường đẹp như cung điện ở Hà Nội
Đại học Đông Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là công trình kiến trúc - nghệ thuật đẹp mắt, vẫn giữ nguyên vẻ ngoài cổ điển sau gần 100 năm xây dựng.
Đại học Đông Dương được xây dựng từ năm 1923 đến năm 1926 trên phố Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây vốn là công trình tiêu biểu thời Pháp thuộc, do kiến trúc sư Ernest Hebrard (Giám đốc sở Quy hoạch Kiến trúc Đông Dương, thuộc Pháp) thiết kế. Sau năm 1954, trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội và Đại học Y - Dược tiếp quản cơ sở này. Hiện và giờ là khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dược Hà Nội.
Điểm nổi bật nhất là sảnh hội trường chính lát đá với gam màu hút mắt. Tượng tưởng niệm giáo sư Ngụy Như Kon Tum và giáo sư Lê Văn Thiêm, hiệu trưởng và hiệu phó đầu tiên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, cũng được đặt tại đây.
Mọi hoa văn trên sàn nhà, tường và trần đều cách điệu theo phong cách Art Nouveau (tân nghệ thuật). Mái vòm đối xứng hình trụ giống như thánh đường hay cung điện ở nước Pháp.
Gần đỉnh mái vòm có bức chạm khắc tỉ mỉ về biểu tượng ngành Y Dược (con rắn quấn quanh cây gậy). Được biết, Y khoa là một trong 5 trường lập nên Đại học Đông Dương nên họa tiết này rất được ưu ái sử dụng.
Điểm đặc biệt không thể thiếu khi nhắc về hội trường Ngụy Như Kon Tum (nay thuộc quyền sử dụng của Đại học Khoa học Tự nhiên) chính là bức tranh tường rộng 77 m, do họa sĩ Victor Tardieu thực hiện từ năm 1921 đến năm 1929. Tác phẩm tái hiện khung cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX với chủ đề văn hóa bản địa du nhập văn minh phương Tây. Ở chi tiết cổng đình, họa sĩ chép lại câu đối: "Nhân tài là nguyên khí quốc gia, Đại học là gốc của giáo hóa". Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nóng ẩm, bức tranh gốc đã không được bảo tồn. Năm 2006, họa sĩ Hoàng Hưng đã phục chế lại bức tranh này.
Khuôn viên trường hiện còn nổi tiếng với bảo tàng Sinh học độc đáo, là nơi lưu trữ và bảo tồn khoảng 65.000 mẫu động, thực vật từ cuối thế kỷ XIX cho đến nay. Ban quản lý trưng bày bộ sưu tập xương voi, trâu, bò... từ phía ngoài cửa, biến khu vực này thành địa điểm check-in thú vị.
Khuôn viên trường đại học Đông Dương xưa rợp bóng cây xanh. Một số cây có mặt từ thời Pháp thuộc nay vẫn còn xanh tốt.
Lớp sơn vàng tôn lên vẻ hoài cổ của các tòa nhà. Tuy nhiên, theo thời gian, lớp sơn này dần có dấu hiệu xỉn màu.
Cầu thang gỗ đặc trưng cho lối kiến trúc Pháp ở Đông Dương vẫn được giữ nguyên ở đại học Dược Hà Nội.
Tháng 11/2013, công trình được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đưa vào danh mục các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Nội thất kiểu tân cổ điển: Xu hướng kiến trúc nhà năm 2024 Phong cách thiết kế nội thất nhà tân cổ điển là một xu hướng được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện ích và linh hoạt... Vào cuối tháng 1, Floor&Decor, một nhà bán lẻ nội thất hàng đầu thế giới đã đưa ra dự báo liên quan tới xu hướng kiến trúc nhà năm 2024. Trong đó, đơn vị này cho rằng...