Tồn kho của Thế Giới Di Động tăng mạnh
Theo thời gian, đi cùng với sự tăng trưởng về kết quả kinh doanh thì tồn kho của Thế Giới Di Động cũng liên tục tăng mạnh…
Ảnh: TQ.
Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho được xem như của để dành của những doanh nghiệp ấy. Thông thường, các doanh nghiệp đều duy trì lượng hàng tồn kho nhất định để tránh tắc nghẽn, gián đoạn quá trình bán hàng hay sản xuất. Việc giữ hàng tồn kho còn có ý nghĩa như một tấm đệm cho những tình huống xấu xảy ra nằm ngoài dự tính của doanh nghiệp.
Theo đúng với nguyên tắc tài trợ nguồn vốn thì một doanh nghiệp sẽ thường sử dụng nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) để tài trợ cho hàng tồn kho (tài sản ngắn hạn). Và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ.
Giá trị thuần của hàng tồn kho (đã trừ khoản dự phòng) của MWG qua các năm. Nguồn: NCĐT.
Cuối năm 2019, giá trị thuần hàng tồn kho của Thế Giới Di Động đã tăng thêm 8.229 tỷ đồng lên mức 25.745 tỷ đồng, tương đương gần 75% tài sản ngắn hạn. Những mặt hàng tăng nhanh là thiết bị điện tử, điện thoại di động, đồ gia dụng, đồng hồ mắt kính, thực phẩm…
Video đang HOT
Tổng giá trị hàng tồn kho của MWG trong năm 2019 là hơn 26.195 tỷ đồng. Nguồn: MWG.
Đi cùng với đó, nợ vay ngắn hạn của Thế Giới Di Động cũng tăng mạnh trong năm qua. Cụ thể, cuối năm 2019 Thế Giới Di Động đang vay Ngân hàng hơn 13.000 tỷ đồng, đây đều là các khoản thuộc nợ vay ngắn hạn. Trong đó, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam là chủ nợ lớn nhất của Thế Giới Di Động với khoản cho vay hơn 1.950 tỷ đồng.
Năm 2019, nợ vay của Thế Giới Di Động tăng đột biến, gấp hơn 2 lần năm 2018. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Phía Thế Giới Di Động cho biết, đây là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi, nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty.
Về kết quả kinh doanh, năm 2019, Thế Giới Di Động có kết quả kinh doanh rất tích cực khi doanh thu thuần hợp nhất đạt 102.174 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.
Biên lợi nhuận gộp đạt 19,1% và là mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng kết cả năm 2019, Thế Giới Di Động ghi nhận hơn 3.836 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 33% so với năm 2018.
Thông thường, việc mở rộng mạng lưới mạnh mẽ có ảnh hưởng ngắn hạn tới biên lợi nhuận ròng do làm tăng % chi phí bán hàng trên doanh thu nhưng Thế Giới Di Động vẫn gia tăng biên LNST cả năm lên mức 3,8%, cao hơn đang kể so với 3,3% năm 2018.
Theo nhipcaudautu.vn
Thế Giới Di Động của ông Nguyễn Đức Tài 'oằn mình' gánh nợ đến 13.000 tỷ
Vay nợ tài chính ngắn hạn của Thế Giới Di Động năm 2019 tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới 13.031 tỷ đồng.
CTCP Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019.
Theo đó, tổng doanh thu MWG trong năm 2019 đạt 103.485 tỷ đồng, tăng 18% so mức 87.738 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của MWG ghi nhận 19.488 tỷ đồng, tăng 27% so năm trước, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cũng tăng khá từ mức 17,6% lên 19%.
Như vậy, sau khi trừ một loạt chi phí khác, MWG lãi ròng 3.834 tỷ đồng, tăng 33% so năm 2018.
Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của MWG năm 2019 âm nặng 1.285 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng của khoản mục hàng tồn kho khi tăng tới 47% lên mức 26.196 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Hàng tồn kho lớn cũng khiến MWG phải trích lập dự phòng giảm giá tới 405 tỷ đồng trong năm 2019.
Thế Giới Di Động gánh nợ đến 13.000 tỷ. Ảnh minh họa
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của MWG cũng liên tục âm từ năm 2016 đến nay, nhất là năm 2019 đột biến hơn gấp đôi lên 5.818 tỷ đồng do tăng chi tiền cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác ngoài việc mua sắm và xây dựng tài sản cố định như hàng năm.
Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn 41.708 tỷ đồng của MWG, nợ phải trả chiếm tới gần 71%, tương ứng 29.564 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Tính tới cuối năm 2019, Thế Giới Di Động đã vay các ngân hàng hơn 13.000 tỷ đồng, đều nằm ở khoản mục nợ vay ngắn hạn. Trong đó, Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam là đơn vị cho Thế Giới Di Động vay nhiều nhất với khoản cho vay hơn 1.951 tỷ đồng, xếp sau là Sumitomo Mitsui - Chi nhánh hà Nội với khoản vay hơn 1.843 tỷ đồng. VietinBank, ANZ - Chi nhánh TP.HCM và Mizuho - Chi nhánh Hà Nội là 3 ngân hàng còn lại cho doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài vay ngắn hạn với số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.
Đây đều là các khoản vay tín chấp với lãi suất thả nổi, nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty. Đồng thời, hạn cuối để doanh nghiệp thanh toán cả gốc và lãi vay đều ở trong tháng 2 hoặc tháng 3/2020.
Vũ Đậu ( T/h)
Theo doisongphapluat.com
Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT): Cổ đông chờ kế hoạch "đảo ngược dòng tiền" Ngày 20/3 tới, Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông. Một trong các nội dung được cổ đông chờ đợi là giải pháp nào để FRT cải thiện tình trạng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính năm 2018 âm 1.387 tỷ đồng, năm 2019 âm 879 tỷ đồng. Ảnh...