Tốn hàng chục tỷ đồng cho chứng chỉ nhận xong… cất tủ
Chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng không bao giờ dùng đến nhưng đang ngốn khoảng 30 tỷ đồng/năm.
Mỗi sinh viên đại học, cao đẳng ra trường được cấp chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng. Hai chứng chỉ này không bao giờ dùng đến nhưng đang ngốn khoảng 30 tỷ đồng/năm. Bộ GD&T khẳng định một trong hai loại chứng chỉ này không bắt buộc.
Theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy hiện hành (ban hành theo quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT), điều kiện xét tốt nghiệp cho sinh viên là phải hoàn thành bộ môn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và được cấp chứng chỉ hai môn học này (Điều 17 của quyết định này). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc cấp riêng từng chứng chỉ như vậy là gây lãng phí.
Nhiều ý kiến cho rằng chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng không cần thiết.
Nhiều sinh viên đại học sau khi ra trường đều khẳng định từ khi ra trường, hai chứng chỉ này vẫn nguyên vẹn trong hồ sơ mà chưa một lần sử dụng đến.
Hiện nay, lệ phí để được cấp chứng chỉ này, các trường có mức thu rất khác nhau. Đại học Quốc gia thu mỗi sinh viên 20.000 đồng/chứng chỉ Giáo dục thể chất. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM công bố thu 50.000 đồng/chứng chỉ Giáo dục thể chất. Chi phí cấp chứng chỉ với mỗi sinh viên không lớn nhưng công sức bỏ ra không nhỏ.
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, mỗi năm, cả nước có khoảng 500 nghìn sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng (năm học 2015-2016 là 503.640 sinh viên; năm 2016-2017 là 305.601 sinh viên).
Làm phép tính đơn giản, với chi phí trung bình khoảng 30 nghìn mỗi chứng chỉ, mỗi năm, toàn bộ sinh viên trên cả nước phải chi phí cho hai loại chứng chỉ này trên 30 tỷ đồng.
Video đang HOT
Luật sư Nhâm Mạnh Hà, Công ty Luật TNHH IMC cho rằng ai cũng hiểu việc hoàn thành khóa học quốc phòng, thể chất là điều kiện cần thiết và bắt buộc đối với sinh viên xét tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Vì thế, ngầm hiểu rằng khi đã tốt nghiệp đại học đồng nghĩa việc sinh viên đã hoàn thành đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu. Nếu kỹ càng hơn, ngành giáo dục nên gộp hai chứng chỉ này vào bằng tốt nghiệp đại học.
“Việc cấp chứng chỉ này là lãng phí, máy móc thậm chí nhiêu khê. Về mặt pháp lý, chứng chỉ này không phải bằng cấp, cũng không là điều kiện khi đi xin việc, mà đơn giản chỉ là yêu cầu của ngành giáo dục để các trường xét tốt nghiệp. Rõ ràng, đã tốt nghiệp thì hoàn thành khóa học, đủ sức khỏe để lao động hoặc khi đất nước trong tình trạng khẩn cấp, có chiến tranh họ đủ điều kiện để tham gia chiến đấu”, luật sư Hà nói.
Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, vừa được phân cấp quản lý mảng văn bằng chứng chỉ, đã có văn bản trả lời rằng: “Quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT không bắt buộc cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ Giáo dục thể chất cho sinh viên”.
Như vậy, có thể hiểu việc cấp bằng giáo dục thể chất gây lãng phí là việc làm của các đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, Điều 17 Quyết định số 25/2006/QĐ – BGDĐT (Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy) nêu rõ, một trong các điều kiện xét tốt nghiệp, có điều khoản: “Có các chứng chỉ Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và thể dục thể thao”.
Về chứng chỉ Giáo dục quốc phòng, Cục Quản lý Chất lượng cho biết đang thực hiện cấp chứng chỉ theo Nghị định Giáo dục Quốc phòng – An ninh của Chính phủ (Nghị định 116/2007/NĐ – CP). Tuy nhiên, cục này cũng cảm ơn đề xuất cải cách trong việc cấp chứng chỉ này và sẽ “đề xuất với lãnh đạo Bộ GD&ĐT tham mưu với Chính phủ”.
Theo Zing
'Nếu chỉ xét tốt nghiệp, kỳ thi THPT quốc không cần tổ chức tốn kém'
Không còn kỳ thi hai trong một thì chỉ cần giao việc tổ chức thi tốt nghiệp cho Sở Giáo dục, không phải huy động cả hệ thống vào cuộc.
Hơn chục năm tham gia tổ chức thi tuyển sinh đại học, cựu giảng viên Nguyễn Phương chia sẻ quan điểm sau phát biểu mới đây của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo rằng "mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia 2019 là xét tốt nghiệp".
Tốt nghiệp phổ thông, trở thành sinh viên đại học là một trong những mốc quan trọng trong cuộc đời học tập của mỗi người. Ý thức được tính chất bước ngoặt quan trọng, rất nhiều nhà chuyên môn và đông đảo người quan tâm đã lên tiếng về kỳ thi THPT quốc gia 2018, những bất cập của nó. Quốc hội cũng quyết định lùi thông qua Luật giáo dục để "cân nhắc và xin ý kiến nhân dân, chuyên gia".
Không phải "hai trong một"?
Trong phiên giải trình ngày 24/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tuyên bố mục tiêu chính của kỳ thi THPT quốc gia là xét tốt nghiệp THPT. Điều này có nghĩa nội dung đề thi, độ khó câu hỏi... sẽ chỉ ở mức công nhận tốt nghiệp phổ thông. Phát ngôn của Bộ mâu thuẫn Nghị quyết 44 của Chính phủ năm 2014 "lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng".
Nếu phát biểu của Bộ trưởng là chính thức thì kỳ thi THPT quốc gia nên trả lại tên cũ là "thi tốt nghiệp THPT" như trước cho đúng bản chất. Điều này lại đặt ra vấn đề khác. Nếu kỳ thi THPT quốc gia hiện nay chỉ phục vụ xét công nhận tốt nghiệp phổ thông thì không việc gì Bộ Giáo dục phải huy động cả guồng máy đồ sộ để tổ chức, vừa cồng kềnh, vừa tốn kém. Ngoài các Cục, Vụ... thuộc Bộ Giáo dục là hàng nghìn giảng viên đại học, chính quyền các địa phương... vào cuộc.
"Không còn kỳ thi hai trong một" thì chỉ cần giao việc tổ chức kỳ thi này cho các Sở Giáo dục. Địa phương đủ khả năng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông như họ từng làm. Bộ Giao dục chỉ cần làm một việc là cung cấp cho các tỉnh thành bản đặc tả và cấu trúc đề thi, giáo viên tỉnh thành tự biên soạn đề thi và tổ chức thi, chấm thi như trước đây.
Nếu chỉ còn một mục đích xét tốt nghiệp, công việc nhiêu khê, tốn kém như xây dựng ngân hàng câu hỏi, viết phần mềm chấm thi THPT quốc gia... trở nên không cần thiết, Nhà nước đỡ tốn nhiều trăm tỷ đồng vào những việc này.
Cho đến nay, dù dùng uyển ngữ thế nào thì kỳ thi THPT quốc gia vẫn là "hai trong một" vì kết quả của nó vẫn được sử dụng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Thí sinh Hà Nội thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Giang Huy
Chương trình giáo dục phổ thông mới và đề thi
Chương trình giáo dục phổ thông Bộ đang xây dựng có khác biệt so với chương trình cũ ở nhiều phương diện, tích hợp nhiều ở cấp dưới và phân luồng cao, có tính hướng nghiệp từ lớp 10. Như vậy, cái kho câu hỏi mà Bộ gọi là ngân hàng hiện nay sẽ không còn phù hợp với chương trình mới.
Để phục vụ cho vài kỳ thi THPT quốc gia từ nay đến sau năm 2021, Bộ Giáo dục nên tận dụng những câu hỏi chưa sử dụng hoặc biên tập lại những câu đã sử dụng, nhưng có chất lượng tốt, tận dụng phần mềm cũ... chứ không nên loay hoay vẽ ra những thứ mới để rồi hai ba năm nữa lại bỏ đi, rất lãng phí.
Đặc biệt, cần hết sức cẩn trọng với "bài thi tổ hợp" khi chương trình giáo dục phổ thông mới được áp dụng với sự phân luồng cao ở cấp học trên. Điều này có nghĩa là tính chất chuyên môn hẹp theo môn học càng trở nên quan trọng.
Biên soạn đề thi tổ hợp rất khó và không phải trong trường hợp nào cũng có thể thực hiện được, và nếu có thường chỉ ở cấp độ câu hỏi đơn lẻ. Nếu cố xây dựng đề thi tổ hợp một cách gượng ép, khả năng sẽ là lặp lại sự lắp ghép cơ học các câu hỏi thuộc các môn học vào chung một tờ giấy thi như "bài thi tổ hợp" vừa qua, trong khi nội dung câu hỏi không thể hiện tính liên môn (interdisciplinary).
Giải pháp cho tuyển sinh đại học
Ngày nay hầu như các trường THPT đều có phòng máy tính kết nối Internet, chưa kể cấp huyện, tỉnh. Vậy, tại sao không thể cho thí sinh thi trên máy vào những thời điểm khác nhau, giảm thiểu các áp lực, như giao thông, ăn ở?
Thi trực tuyến một cách an toàn hoàn toàn khả thi trong điều kiện của hôm nay. Mấy năm nay, thí sinh Việt Nam đã thi TOEIC, SAT... của Mỹ tại Vietnam không thể gian lận từ khâu soát cửa vào, nhận diện, đến camera trực tuyến thời gian thực... là một ví dụ. Thi hộ ở đây là không thể.
Khi "không còn hai trong một", kỳ thi tuyển sinh đại học có thể tiến hành trực tuyến và rải rác trong một khoảng thời gian nhất định. Và, tất nhiên để thực hiện được thi trực tuyến, trường đại học hay Bộ Giáo dục phải có ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa theo đúng nghĩa.
Và để có một ngân hàng như vậy, phải có một đội ngũ viết câu hỏi, giỏi về chuyên ngành và hiểu biết về đánh giá, chứ không nên làm theo cách "toàn dân làm gang thép". Vì viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan không dễ chút nào.
Nguyễn Phương
Theo Vnexpress
10 đại học khai phóng hàng đầu nước Mỹ Đại học Williams và Amherst dẫn đầu bảng xếp hạng các trường theo mô hình giáo dục khai phóng (Liberal arts college) của US News & World Report. 1. Đại học Williams Năm thành lập: 1793. Tổng số sinh viên đại học: 2.061. Học phí và lệ phí năm 2018-2019 là 55.450 USD. Ảnh: FB/Williams College Viện Đại học Mỹ (Association of American...