Tôm lớt làm món gì ngon? 3 món ngon từ tôm lớt cho chị em tha hồ đổi món mỗi ngày
Tôm lớt làm món gì ngon là thắc mắc của nhiều chị em nội trợ. Hãy cùng tham khảo 3 món ngon từ tôm lớt dưới đây để giúp cho mâm cơm gia đình thêm đậm đà bạn nhé!
Tôm lớt là tôm gì?
Tôm lớt là loài tôm sống tại các vùng cửa sông, cửa biển, nơi có độ sâu khoảng từ 10 – 45m. Tôm lớt có đặc điểm vỏ cực mỏm, ăn rất mềm, vì thế khi ăn chúng ta không cần lột vỏ tôm lớt mà vẫn có thể ăn được.
Tôm lớt có thể chế biến nhiều món ngon.
Tôm lớt làm món gì ngon là thắc mắc của nhiều chị em nội trợ. Hãy cùng tham khảo 3 món ngon từ tôm lớt dưới đây để giúp cho mâm cơm gia đình thêm đậm đà bạn nhé!
3 món ngon từ tôm lớt:
Nguyên liệu:
Tôm lớt: 400 – 500g
Bơ: 2 thìa
Dưa leo: Khoảng 1 – 2 trái
Rau xà lách: Từ 2 – 3 cây
Ớt đỏ: 5 – 6 trái
Tỏi: 2 củ
Rau mùi: Khoảng 50 – 60g
Gia vị nêm nếm gồm: Hạt nêm, dầu ăn, bột ngọt, tiêu bột, muối hạt,…
Tôm rang muối ớt
Cách làm tôm lớt rang muối ớt:
Bước 1: Sơ chế sạch những nguyên liệu
Để làm sạch tôm sú thì trước tiên bạn đem tôm đi rửa sạch, rồi bạn lấy phần chỉ đen trên lưng ra. Sau đó bạn ướp tôm với một ít hạt nêm vào cho món ăn thêm phần đậm đà hơn.
Dưa leo bạn đem rửa sạch với nước muối pha loãng, bạn nhớ chà kỹ mủ 2 đầu cho khỏi đắng. Sau đó bạn thái lát dưa leo rồi xếp lên viền đĩa vừa dùng để trang trí,vừa ăn kèm với món ăn luôn.
Rau xà lách thì bạn nhặt lá và rửa sạch, để riêng ra rổ cho ráo nước, sau đó đem lót dưới đáy đĩa để trang trí. Tỏi thì bạn lột sạch vỏ, đem rửa sạch, rồi băm nhỏ. Rau mùi bạn nhặt bỏ rễ và rửa sạch, cắt khúc 3cm. Ớt đỏ bạn bỏ cuống, rửa sạch, còn 1 trái tỉa hoa để trang trí.
Bước 2: Rang tôm
Video đang HOT
Để làm muối rang trước tiên bạn cho 2 thìa cafe muối, khoảng thìa cafe hạt nêm, và 4 trái ớt đỏ vào cối rồi giã nhỏ hỗn hợp.
Sau đó bạn bắt chảo lên cho vào khoảng 4 thìa cafe dầu ăn. Sau đó bạn cho thêm tỏi băm nhỏ vào phi thơm. Khi bạn thấy tỏi đã chuyển sang màu vàng nhẹ và dậy mùi thơm, bạn tiếp tục cho tôm vào đảo đều tay, rồi hạ lửa nhỏ vừa.
Bạn liên tục đảo đều tay cho đến khi tôm chín và chuyển sang màu gạch là được. Tiếp đến bạn cho vào chảo hỗn hợp muối ớt và một ít bơ vào rồi đảo đều tay trong vòng 5 phút. Làm vậy thì tôm sẽ ngấm đều gia vị, lúc này thì bạn có thể tắt bếp.
Bước 3. Trình bày và thưởng thức món ăn
Món ăn chín thì bạn bày tôm rang muối ớt ra đĩa đã trang trí trước đó. Tôm rang muối ớt, tỏi thì bạn có thể chấm kèm hỗn hợp tương ớt và sốt mayonnaise hoặc chấm với muối ớt chanh đều rất ngon nhé. Ngoài ra, món tôm lớt rang muối này bạn ăn cùng với cơm và một ít rau sống cũng rất ngon đấy.
Tôm lớt bóc nõn sốt cà chua
Nguyên liệu:
15 con tôm lớt
6 quả cà chua
Hành lá
Hành xay
Tỏi xay
Tiêu
Đường
Hạt nêm
Nước mắm
Các bước làm tôm lớt sốt cà chua:
Sơ chế nguyên liệu
Tôm bóc nõn, lấy chỉ sống lưng cho sạch sẽ rồi ướp cùng hành, tỏi đã băm nhuyễn (định lượng như hình). Nêm vào tôm: 2 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1.5 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê tiêu. Cà chua bóc vỏ bỏ hạt. Mọi người trụng sơ cà chua là vỏ tự tướp ra dễ bóc lắm nha. Cắt cà chua thành hạt lựu nhỏ.
Sốt cà chua
Cho khoảng 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo phi thơm 1 muỗng cà phê hành và tỏi xay. Cho Tôm đã bóc nõn sơ chế vào xào săn đều. Tôm đã chín hơi tái thì cho cà chua đã cắt hạt lựu vào xào chung, nêm nếm thêm 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê mắm. Khi cà chua đã ra sốt hơi cạn thì cho thêm khoảng 1 muỗng canh nước sôi để tạo thêm sốt. Đun nước hơi sệt lại thì cho hành ngò vào cho thơm rồi tắt bếp. Tránh đun quá lâu làm tôm bị cứng và khô nhé.
Tôm lớt hấp sả
Nguyên liệu:
- 500g tôm to (lựa con to vừa phải, thịt chắc, đều tay)
- 50g sả
- Ớt sừng
- củ gừng
- 1 trái chanh
- Gia vị: hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu, bột ngọt.
Tôm hấp sả
Cách làm tôm lớt hấp sả:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm: Nên chọn tôm tươi vỏ trong, thịt chắc. Khi mua về bạn tiến hành rửa sạch bằng nước muối loãng, cắt bớt râu và chân. Sau đó, ướp tôm với 1 muỗng cafe bột nêm, muỗng cafe bột ngọt, muỗng cafe tiêu.
- Sả: Rửa sạch, bóc vỏ ngoài, thái lát vừa phải
- Lá chanh: Rửa sạch, thái chỉ, càng mỏng càng tốt
- Gừng: Rửa sạch, gọt vỏ, thái chỉ
- Chanh: Vắt lấy nước cốt;
- Ớt sừng: Rửa sạch, tỉa hoa
Bước 2: Tẩm ướp tôm
Cho sả, lá chanh, gừng vào xóc đều với tôm rồi để khoảng 20 phút cho tôm ngấm gia vị.
Bước 3: Hấp tôm
- Cho tôm vào xoong cách thủy, thêm rượu trắng vào xóc đều rồi bật bếp hấp chín (khoảng 15 phút). Bạn không nên hấp tôm quá lâu vì sẽ làm thịt tôm bị bở và mất đi vị ngọt đậm đà.
- Khi tôm chuyển sang màu đỏ đẹp mắt tức là tôm đã chín. Xếp tôm ra đĩa, rắc gừng, xả, ớt sừng trang trí lên trên bề mặt để món ăn thêm phần hấp dẫn.
Lưu ý nhỏ: không nên hấp tôm lâu quá vì tôm sẽ bị bở và mất đi vị ngọt thanh thơm ngon.
6 món đặc sản đến Hải Dương là phải nếm
Vùng đất Hải Dương xưa nay luôn níu lòng du khách bốn phương bởi con người hiền hòa, chất phác, non nước hữu tình và những món ngon đậm chất quê nhà.
Bánh đậu xanh
Đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương phải kể đến là những chiếc bánh đậu xanh ngọt lịm, thơm phức. Đến Hải Dương ai cũng một lần thưởng thức đặc sản bánh đậu xanh và mang về làm quà cho người thân. Bánh được làm từ những nguyên liệu gần gũi với người nông dân: đậu xanh, đường tinh, mỡ lợn, tinh dầu hoa bưởi. Cái độc đáo, hấp dẫn của bánh nằm ở những công đoạn vô cùng tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người chế biến.
Tùy theo khẩu vị, thực khách có thể chọn lựa bánh có độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc nhân vào bánh. Bánh đậu xanh Hải Dương có vị thơm, bùi của đậu, chút ngầy ngậy mà không ngán của mỡ lợn, chút ngọt của đường kết tinh và mùi tinh dầu man mát của hoa bưởi.
Bánh gai Ninh Giang
Có lẽ, không ai còn lạ lẫm với món bánh gai làm từ bột nếp, đậu xanh, deo dẻo, thơm ngậy. Thế nhưng bánh gai Ninh Giang lại mang một hương vị rất riêng, đặc trưng của miền quê Hải Dương.
Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai đã được giã nhuyễn, ánh lên một sắc đen tuyền vô cùng hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ, vừa xốp, vừa mịn. Thưởng thức bánh gai cũng phải có "nghệ thuật", cắn từng miếng nhỏ để vị ngọt tan vào đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai thoang thoảng, tiếng sần sật của mứt bí và mỡ lợn khiến người ta phải chầm chậm nhâm nhi từng chút một.
Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà được mệnh danh là "bà hoàng" của các loại vải. Vải thiều hạt nhỏ, màu nâu đen, cây vải tuổi càng cao thì hạt càng nhỏ, có nhiều trái gần như không có hạt và lớp cùi dày mọng nước.
Trái vải lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đậm hơi sần sùi. Vị ngọt dịu mát hòa lẫn với mùi thơm của nước vải ngấm vào tận răng người thưởng thức. Hương vị của vải thiều Thanh Hà khi ăn xong còn vương vấn mãi.
Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng thì có thể tìm thấy khắp mọi nơi nhưng để thưởng thức món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn vừa đậm đà hương vị thì bạn phải về đất Hải Dương.
Chế biến bún cá tưởng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người làm. Những con cá được luộc chín, bóc thịt ra riêng rồi phi cùng hành mỡ có mùi thơm nức. Nước dùng của bún cá rô cũng được chế biến rất tỉ mỉ, nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá, người ta có thể bỏ ít gừng tươi để mùi hương thêm phần quyến rũ.
Thưởng thức bát bún cá rô đồng trong ngày đông lạnh giá mới là cái thú. Đó là cảm giác ngồi xì xúp bát bún cá nóng hổi, thìa nước dùng ngọt đậm, thịt cá mềm, ngon trộn lẫn cùng những sợi bún trắng đều tăm tắp khiến thực khách nhớ mãi.
Rươi Tứ Kỳ
Về Tứ Kỳ - Hải Dương mà không thưởng thức những món rươi ở đây thì quả thực là điều tiếc nuối. Mùa rươi bắt đầu từ tháng 8 âm lịch, món chả rươi là món dễ chế biến và thơm ngon nhất vùng quê này.
Chả rươi được làm theo phương thức gia truyền, thơm lừng hấp dẫn. Món rươi có thể "đánh gục" cả những người có khẩu vị khó tính nhất. Vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, và mùi thơm thanh thanh của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Ngoài chả rươi còn có món nem rươi, lẩu rươi, rươi rang muối... cũng được ưa thích.
Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặt là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm những nguyên liệu giản dị như gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi.
Bánh đa gia truyền có màu vàng óng nhưng hiện nay người ta còn cho thêm cả gấc để tạo màu đỏ hấp dẫn, vì vậy mới có tên là bánh đa gấc Kẻ Sặt.
Những chiếc bánh đa có màu bắt mắt, vị bùi của lạc, vị ngọt của dừa, vị thơm nồng của gừng tươi hòa lẫn với mùi hương gạo mới.
Patê ốc, món ăn dân dã mà sang Cũng chỉ là món ốc dân dã với gia vị toàn cây nhà lá vườn, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân miền Tây, món patê ốc đã trở thành món ngon hấp dẫn đến bất ngờ. Patê ốc đã hấp chín - Ảnh: Hoài Vũ Ốc bươu, ốc lát tuy là món ăn dân dã, nhưng qua bàn tay khéo...